Bánh khúc – đặc sản đất phố Hiến
Người Hưng Yên thật tài tình khi kết hợp những sản vật miền quê như lá chuối, rau khúc và gạo nếp để tạo ra một loại bánh giản dị, thơm ngon. Được thưởng thức chiếc bánh khúc còn nóng hổi trong một chiều đông giá rét mới hiểu thấu đáo về sự tài tình đó.
Đoàn thực tế của trường xuôi theo sông Hồng để tìm hiểu miền đất văn hiến và những con người giản dị sống hai bên bờ sông. Khởi hành đúng ngày đại hàn, đặt chân lên mảnh đất Hưng Yên vào lúc vừa trưa nhưng trời vẫn giá rét căm căm. Đoàn hơn trăm người tản đi thực tế tìm hiểu di tích và đời sống người dân, vài người nán lại ngay bên bờ sông để tìm gì đó lót dạ.
Tiếng rao “Bánh khúc nóng…đê!” thật dễ dàng để mời gọi đám người đang co ro vì rét. Hàng bánh của chị Tươi, người Mễ Sở (Văn Giang, Hưng Yên) chỉ có chiếc xe đạp cũ kỹ, đằng sau là thúng bánh được ủ rất kỹ.
Nhiều người trong đoàn chúng tôi mua bánh khúc cũng chỉ vì tò mò về hương vị, cũng có người thì tấm tắc: “Đã ăn rồi, giờ ăn bánh trên đất Hưng Yên xem có khác không!”…
Bánh khúc được làm từ sản vật quê mùa như lá chuối, lá khúc, gạo nếp… Ảnh: Nguyễn Dịu
Chị bán hàng lật mấy xấp lá chuối, vài chiếc khăn bên trên và lôi ra hơn chục chiếc bánh còn nóng hổi. Chiếc bánh được gói bằng lá chuối tây (cây chuối cao, tàu lá trơn và rộng). Bánh khúc được hấp chín nên lá rất mềm, dai và thơm phức.
Video đang HOT
“Bày ngàn một bánh… nào!”- chị rao mời. Chẳng mấy chốc cả nồi bánh hàng trăm cái đã được mua hết. Người mua về làm quà, người ngồi xum xuê ngay tại đó thưởng thức. Bánh nóng lại ăn vào lúc trời lạnh thì hương vị còn gì bằng nữa!
Bóc lớp lá chuối bên ngoài, ruột bánh có màu xanh đen, đúng như màu đặc trưng của lá khúc. Chỉ cần cắn một miếng sẽ thấy nhân bánh lộ ra trông rất hấp dẫn. Người thưởng thức cứ thế tấm tắc hương vị của bánh. Sự kết hợp độc đáo những sản vật quê mùa đã cho ra loại bánh có vị bùi bởi đỗ xanh, vị béo ngậy bởi thịt ba chỉ và hương thơm rất quê kiểng bởi thứ lá khúc… Thực khác với những loại bánh hào nhoáng, sang trọng mà người ta vẫn gói trong chiếc hộp hay vỏ giẫy đẹp đẽ trên đất thủ đô.
Vì tò mò, tôi lân la hỏi chị chủ hàng về “bí quyết” làm bánh. Chị cho hay, bánh khúc được người dân Hưng Yên dọc ven sông Hồng làm nhiều chứ không riêng gì quê chị. Cũng bởi cây rau khúc có nhiều trên triền đê sông, là thứ nguyên liệu chính tạo nên “cái hồn” của loại bánh này.
Người dân Hưng Yên không phải trồng mà rau khúc tự mọc rất nhiều ngoài đê, ngoài bờ ruộng. Những lá tươi non được hái về, bỏ cọng úa xơ, rửa sạch rồi và đem ra giã cho thật nhuyễn. Trước đây, người ta dùng cối đá để giã lá khúc chứ không phải dùng máy xay như bây giờ. Có lẽ vì sự kỳ công đó khiến bánh khúc có hương vị riêng như vậy.
Bánh khúc là đặc sản của bà con Hưng Yên sống dọc ven sông Hồng Ảnh: Nguyễn Dịu
Nguyên liệu làm bánh khúc còn có bột gạo nếp. Chị cho biết, người Hưng Yên vẫn có thói quen xay bột ướt (gạo ngâm nước qua một đêm rồi đem đi xay), nhưng cũng có thể xay khô rồi trộn nước sau đều được. Bột gạo trộn với lá khúc đã được giã rồi nặn làm ruột bánh. Để bánh dậy mùi thơm, khi làm nhân bánh, ngoài đỗ xanh và thịt ba chỉ, bí quyết của người dân Văn Giang còn là cho thêm một chút hạt tiêu.
Chiếc bánh khúc “đạt yêu cầu” phải có ruột màu xanh đen, trông nhuyễn nhưng khi ăn có chút xơ xơ; hương bánh thơm giản dị từ vỏ lá bên ngoài đến ruột và nhân.
Nhiều người nhầm tưởng bánh khúc là xôi khúc (xôi cúc) – thứ quà sáng quen thuộc vẫn thường thấy nhiều trên thành phố. Xôi khúc chỉ có một chút lá khúc ở nhân còn bánh khúc lại hoàn toàn sử dụng lá khúc để làm ruột bánh.
Nếu như muốn cảm nhận rõ nét hương vị của thứ lá khúc quê mùa ấy, bạn nên tìm về Hưng Yên để thưởng thức hương vị bánh khúc truyền thống.
Theo PNO
Gọi tên bánh là xu xê hay phu thê
Xu xê và phu thê là hai cách gọi khác nhau của một loại bánh thường dùng làm quà biếu tặng vào những dịp lễ tết, hay cưới hỏi của người Việt Nam bắt đầu từ thời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175).
Bánh xu xê hay còn gọi là phu thê đều có nguyên liệu làm từ bột lọc, bột củ mài hay củ sắn, với đỗ xanh giã nhuyễn và dừa nạo sợi. Bánh thường được nhuộm màu hồng đỏ, hoặc để trắng tùy theo nhu cầu của người sử dụng... Người ta gói bánh bằng lá dừa, hay lá chuối tạo thành một hình vuông như một cái hộp xinh xắn có nắp.
Bột làm bánh phải được giáo (nấu) trên bếp cho quánh lại mới làm áo (vỏ) bánh. Dừa cũng phải chần chín qua nước sôi, đậu đãi vỏ, hấp chín rồi thúc (giã) nhuyễn. Dùng muỗng múc lượng áo bánh bằng lượng nhân hoặc ít hơn tùy thích. Phải gói thật khéo sao cho áo bánh bao trùm hết phần nhân, thì khi bóc bánh mới đẹp. Bánh gói xong đặt trong lồng hấp chín bằng hơi.
Để bánh có nhiều màu người ta thường lấy màu đỏ từ quả gấc chín, màu xanh từ lá dứa, vàng từ nghệ để pha với bột trước giáo. Bột giáo khéo thì bánh khi làm ra ăn sẽ giai, ngọt, bùi, thơm...
Có giả thuyết cho rằng sở dĩ bánh có tên gọi "phu thê" là do bánh được dùng trong các ngày vui cưới hỏi, nó tượng trưng cho sự tác hợp thành đôi của hai người nên mới mang tên như vậy.
Theo thời gian thứ bánh đơn giản mà ngon này đã đi vào đời sống hàng ngày của người dân, người ta không đợi tới khi cưới vợ gả chồng mới làm mà có thể chế biến đề làm quà tặng nhau. Thế nên cái từ "phu thê" đã được gọi thành "xu xê".
Bánh xu xê của miền Bắc và miền Nam thường khác nhau về màu sắc. Ở miền Nam thường ít khi nhuộm màu, còn miền Bắc thường nhuộm màu đỏ, vàng, vì thế dân gian hay có câu: "bánh xu xê mua về mà ngắm" hay "có tiền mua bánh xu xê - cái vàng cái đỏ, chẳng chê cái nào".
Theo PNO
Ai bánh khúc nóng nào... Xôi khúc hay còn gọi là bánh khúc, từ lâu đã được coi là món ăn mang đậm hương vị quê hương. Có lẽ bởi nguyên liệu làm bánh đều rất thân quen với người Việt như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn... Để có bánh khúc ngon, phải chọn nguyên liệu rất cẩn thận. Gạo nếp được lựa chọn kỹ, từ loại...