Bánh kẹo nhái, mứt bẩn, rượu giả “đua nhau” đón Tết
Những ngày gần đây, các làng nghề làm bánh, mứt… phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ bỗng “ nóng” hơn ngày thường.
Chế biến sắn thành tinh bột đường để làm bánh kẹo rởm
Làng nghề Dương Liễu và La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) vốn nổi tiếng là “thủ phủ” của hàng trăm thứ bánh, kẹo “ba không”: Không nhãn mác, không hạn sử dụng, không ngày sản xuất. Đột nhập vào làng nghề này những ngày giáp tết mới thấy sự lo ngại của người dân về an toàn thực phẩm không thừa.
Nhan nhản bánh, kẹo “ba không”
Tại một quán nước ngay đầu xã Dương Liễu, bà chủ quán tên Vân cho chúng tôi biết, toàn xã có khoảng gần 100 cơ sở sản xuất, chế biến bánh kẹo. Không chỉ chế biến thủ công kiểu gia đình, nhiều hộ còn liên kết, nâng cấp mở công ty lớn. Sau một hồi tỉ tê nhờ chỉ mối để lấy hàng làm ăn, bà Vân mới hướng dẫn tôi tới một cửa hàng tên H.N trên xóm Chàng Chợ.
“Vừa qua, đoàn liên ngành ATVSTP tỉnh Bắc Ninh đã có cuộc thanh, kiểm tra về tình hình chế biến, sản xuất rượu trên địa bàn. Sau khi lấy 3 mẫu đối với rượu sắn, rượu ngô, rượu gạo, đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện có 2 mẫu trong 2 cơ sở chế biến không đạt chất lượng cho phép. 2 mẫu rượu này đều được chế biến từ cồn thực phẩm pha nước lã. Nếu dùng nhiều, người tiêu dùng có thể bị ngộ độc cấp, nguy hiểm tới tính mạng”, ông Vũ Đình Minh (phó chủ tịch UBND xã Tam Đa) cho biết.
Dù có sự giới thiệu của bà Vân, nhưng người bảo vệ trẻ tên Lâm vẫn tỏ ra thận trọng: “Chị là khách mới, cứ ngồi ghế đợi, lát bà chủ về tôi sẽ gọi”. Lâm cho hay, một tháng trở lại đây, cơ sở chế biến này lúc nào cũng đông khách. Các mặt hàng bánh kẹo, mứt tết, dầu ăn… được bán rất nhiều. Có khi, lượng hàng sản xuất ra còn không đủ cung cấp cho các đầu mối, nhất là vào những ngày cận tết như thế này. Trong một tiếng đồng hồ, tôi thấy cửa hàng này đã có cả trăm lượt người ra vào, khuân vác nguyên liệu, bột đường, vận chuyển bánh, kẹo, mứt đi tiêu thụ.
Video đang HOT
Rời cơ sở sản xuất H.N, tôi dạo qua một loạt các xưởng chế biến sắn tinh bột tại thôn Đồng Phú. Toàn thôn có gần chục hộ chế biến sắn sang tinh bột đường, 3 hộ chế biến sắn thành nha và 3 xưởng chế biến nha thành bánh kẹo. “Mỗi một công đoạn tốn khá nhiều thời gian, vì thế không phải cơ sở nào cũng đảm nhận hết được” – chị Hữu Thị Lâm, chủ một cơ sở chế biến sắn, cho biết.
Sắn thu mua về, được rửa qua loa rồi nghiền thành bột, đóng thành những bánh ươn ướt có hình như viên gạch ba banh cỡ lớn với giá 3.600 đồng. Những bánh sắn ấy sau đó được chuyển qua lò nấu nha. Muốn cho bột sắn phân hủy thành đường, các lò phải cho vào bột sắn một loại hoá chất rồi mới cho bột vào máy đánh quấy. Ngoài loại hóa chất phân hủy, theo nguồn tin của PV, muốn cho nha trắng và mịn, người làm còn cho thêm hóa chất tẩy trắng. Mỗi một mẻ nha 10kg sẽ được hắt vào một môi thuốc tẩy trắng.
Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, nha sẽ được cho vào lò để chế biến bánh kẹo. Tận mắt chứng kiến mới thấy tình trạng mất vệ sinh tại nơi chế biến. Nha được bỏ từ lò ra khay như người ta… trộn vôi vữa. Máy móc cực thô sơ, bụi bặm. Kẹo từ lò nấu chuyển sang khay nguội rồi được vần về máy đóng viên.
Công đoạn cuối cùng là dán nhãn. Kẹo được đóng thành từng bịch lớn, bán theo cân hay được đóng vào những thùng các tông đựng hoa quả Trung Quốc. Mặt hàng chủ lực của các lò nơi đây là kẹo cứng mang hương vị chanh, cam, nho, ổi, lạc… Ngoài ra, cũng có một số mặt hàng kẹo mềm, mè xửng Huế, thậm chí cả sô cô la loại hảo hạng.
Không riêng gì các làng bánh, kẹo La Phù, Dương Diễu, những ngày gần đây, những lò làm mứt tại xã Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) cũng đang vào guồng. Hàng tấn mứt dừa, mứt bí được phơi la liệt khắp các vỉa hè, lòng đường bất chấp thời tiết mưa bụi.
Tuy cách chế biến có khác với kẹo, nhưng điểm chung của việc làm bánh kẹo và mứt “ba không” đều là dùng hóa chất để tẩy trắng. Sau khi hoàn tất các khâu chế biến, bánh, kẹo, mứt… và hàng chục loại sản phẩm nhái phục vụ Tết sẽ được tung ra thị trường cả nước, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa.
Rượu rởm hoạt động hết công suất
Có mặt tại “thủ phủ” rượu rởm Đại Lâm (Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh) những ngày này mới thấy hết sự náo nhiệt của hoạt động bán, buôn, nấu rượu Tết. Hàng chục thùng phuy đựng rượu được bày ngổn ngang dọc đường làng, lối xóm. Trong các kho ở các cơ sở, hàng đã chất đầy.
Trong vai người đi mua rượu bán Tết, chúng tôi được bà Lan – một chủ cơ sở chế biến, cung cấp rượu buôn – cho biết: “Nhà tôi rượu gì cũng có, từ rượu ngô, rượu sắn, rượu gạo…, thậm chí cả nếp cái hoa vàng. Tùy giá tiền mà chất lượng rượu sẽ được thay đổi cho phù hợp. Từ giờ tới Tết, cô chú muốn lấy bao nhiêu cũng được. Nhà tôi nấu rượu cả ngày lẫn đêm”.
Theo báo giá của bà Liên, một lít rượu sắn có giá 8.500 đồng, rượu gạo có giá 15.000 đồng. Rượu nếp cái hoa vàng thì 30 – 37.000 đồng/1 lít, tùy độ rượu. Giá thành của mỗi một loại rượu sẽ được giảm đi một giá khi độ rượu giảm xuống 1 – 2 độ.
Cầm trên tay chiếc nhiệt kế đo độ rượu, bà Liên nhanh nhẹn múc rượu trong thùng phuy rồi thả chiếc nhiệt kế vào: “Đây cô chú xem, rượu sắn này 30 độ. Nếu hạ xuống 28 độ, tôi lấy còn 8.000 đồng/1 lít, còn không thì đúng giá”.
Sau một hồi mặc cả, bà Liên quyết định bán cho chúng tôi loại rượu sắn 30 độ với giá 8.000 đồng/1 lít. Khi tôi băn khoăn về chuyện vận chuyển, bà Liên nói ngay: “Cô chú yên tâm, tôi cho người cung cấp tận nhà, chỉ cần đặt cọc trước là được. Công vận chuyển là 500 đồng/lít”. Hiện tại, mỗi ngày, chồng bà Liên chở từ 1 – 2 tấn rượu cung cấp cho các đầu mối ở ngoại thành Hà Nội. Thấy chúng tôi vẫn lăn tăn về giá, bà chủ cơ sở ngọt nhạt: “Cô chú cứ lựa chọn đi, nếu muốn có thể pha trộn thêm. Đổi chất, đổi giá thành. Nhà tôi làm ăn đường hoàng, chứ nơi khác có rẻ hơn thì lại tăng chất độc”.
Theo xahoi
Những người lính giữ biển đặc biệt ở Trường Sa
Trên hải trình cùng tàu quân y HQ 561 đưa hàng tết ra Trường Sa nhân dịp đón xuân Quý Tỵ 2013, tại đảo Tốc Tan, chúng tôi đã gặp những người lính đang trực chiến trên tàu HQ 639.
Chuyển quà tết lên đảo (Ảnh: TTXVN)
Âm thầm, lặng lẽ sát cánh cùng cán bộ, chiến sĩ đảo Tốc Tan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển - đảo quê hương, những người lính tàu HQ 639 luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nêu cao cảnh giác, tất cả vì nhiệm vụ được giao. Nhận nhiệm vụ mới trong đợt này, một lần nữa, những người lính tàu HQ 639 lại đón tết trên sóng nước Trường Sa trập trùng, xanh biếc.
Đón chúng tôi trên boong tàu, Đại úy Trịnh Khắc Hà - Thuyền trưởng tàu cho biết: "Sau khi thực hiện cấp hàng cho đảo Trường Sa lớn, chúng tôi đã neo đậu ở Tốc Tan hơn 50 ngày rồi. Ngoài nhiệm vụ thường trực ở khu vực Tốc Tan, trong mùa gió bão này, tàu HQ 639 còn thực hiện công tác vận tải hàng hóa, trực tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn cho những ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khi cấp trên có yêu cầu. Với yêu cầu nhiệm vụ của năm nay, phải đến ngoài tết, anh em trên tàu mới được trở vào bờ chuẩn bị cho các chuyến công tác mới...". Với riêng cá nhân người thuyền trưởng sinh năm 1978 này, 5 năm nay, anh thường xuyên gắn bó với tàu và cũng nhiều lần đón tết trên biển, lênh đênh cùng HQ 639 giữa sóng nước Trường Sa vì nhiệm vụ của người lính hải quân.
Nói các anh là những người lính giữ biển đặc biệt bởi so với những người lính đảo nổi, đảo chìm khác ở Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ trực chiến trên tàu hết sức vất vả. Trong suốt một thời gian dài (thường từ 3 tháng trở lên) mọi sinh hoạt, tập luyện đều diễn ra trên tàu trong điều kiện chật chội, thường xuyên đối mặt với giông bão, sóng to, gió lớn. Các đảo tuy cũng nhiều khó khăn, vất vả song vẫn được đảm bảo về nước ngọt, rau xanh. Còn trên tàu, do thực hiện nhiệm vụ dài ngày, mỗi người lính chỉ được tiêu chuẩn 10 lít nước ngọt/ngày, thực phẩm chủ yếu là đồ hộp và các loại củ, quả. Những lúc sóng to, gió lớn, việc nấu ăn vô cùng vất vả, vừa phải che gió, vừa phải di chuyển tránh nước hắt... Khó khăn là thế nhưng những cán bộ chiến sĩ trên tàu HQ 639 luôn nở nụ cười lạc quan, đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Máy trưởng Phan Văn Khâm là một trong 3 người có thâm niên công tác lâu nhất trên tàu. Anh kể: nhập ngũ năm 1992, sau khi chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp, năm 2004 anh bắt đầu lên tàu, liên tục sát cánh cùng anh em trong những chuyến công tác trên biển dài ngày. Năm nay là năm thứ tư anh đón xuân, vui tết cùng anh em tên tàu HQ 639. Xa nhà đúng dịp tết đến, xuân về tuy cũng có đôi lúc nhớ nhà nhưng anh xác định đối với người lính, nhất là lính Đoàn Trường Sa anh hùng thì điều đó cũng là bình thường. Anh biết ở quê anh (Yên Thành - Nghệ An), chính quyền và bà con làng xóm vẫn thường xuyên quan tâm, chăm sóc, động viên gia đình anh chu đáo để bản thân anh yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cùng ở miền quê Yên Thành, Nghệ An như máy trưởng Phan Văn Khâm, người lính Đào Văn Hảo là quân nhân trẻ nhất tàu HQ 639 (sinh năm 1990). Mới về tàu được 4 tháng, tuy còn trẻ, nhưng Hảo khá rắn rỏi, thoăn thoắt từ boong tàu tới buồng lái. Khi nói về mình, anh chỉ nói rằng xác định lính hải quân là gắn bó với biển đảo nên việc ăn tết trên biển cũng như ở nhà mình vậy, nhất là khi trên tàu bây giờ cũng được trang bị đầy đủ hệ thống thông tin, giải trí, từ ti vi xem truyền hình vệ tinh tới dàn máy karaoke hiện đại như trong bờ nên những người trẻ như Hảo rất ít khi cảm thấy buồn...
Trên tàu HQ 639, chúng tôi còn được gặp Trung úy Chu Ngọc Huấn - người con của quê hương thép gang Thái Nguyên. Từng tốt nghiệp Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, có điều kiện để có một công việc thuận lợi ở đất liền thế nhưng Huấn lại chọn con đường làm lính hải quân. Viết đơn tình nguyện vào quân ngũ, năm 2000, Huấn chính thức xuống tàu, thời gian ở trên biển, trên tàu là chính. Kể cả tết này thì Huấn đã có 11 lần ăn tết xa nhà, 5 năm rồi chưa có điều kiện về quê thăm người thân. Thế nhưng, chưa bao giờ Huấn cảm thấy hối tiếc về quyết định của mình bởi theo Huấn được làm theo những gì mình thích là điều hạnh phúc nhất.
Quây quần cùng anh em chiến sĩ trong buổi liên hoan tất niên sớm, Đại úy Trần Công Hữu - Chính trị viên tàu HQ 639 chia sẻ: Đây là năm thứ hai, anh đón tết ở khu vực bãi Tốc Tan. Trước khi lên tàu làm nhiệm vụ, ai cũng xác định tư tưởng cho mình rõ ràng, coi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo là hàng đầu, nhiệm vụ quan trọng nhất. Khu vực Tốc Tan thường xuyên có tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền nên trong những ngày tết, các anh càng phải nêu cao cảnh giác, trực chiến 24/24h, phối hợp cùng anh em chiến sĩ đảo Tốc Tan sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống. Dù biết điều kiện sinh hoạt trên tàu có nhiều khó khăn nhưng anh em luôn tìm cách khắc phục. Chính vì vậy, trên tàu HQ 639 có cả những hộp xốp trồng rau xanh tốt, có cả rau cải, bầu đất, mùng tơi, góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày cho anh em. Là đơn vị trực chiến nên việc tuân thủ kỷ luật, các chế độ sinh hoạt được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu nhiêm vụ đề ra...
Chia tay các anh, trong mỗi chúng tôi đều mang theo những cảm xúc khó tả nhưng đều chung một niềm cảm phục những người lính canh giữ, bảo vệ biển - đảo quê hương. Tạm quên những lợi ích cá nhân vì nhiệm vụ chung của người lính, chính các anh đã và đang tô đẹp thêm truyền thống anh hùng của Hải quân Việt Nam.
Theo ANTD
Thực phẩm Tết, chưa hết lo Vừa qua, Ban Văn hóa xã hội - HĐND TP Hà Nội đã tiến hành giám sát công tác đảm bảo ATVSTP ở 3 quận, huyện được coi là "điểm nóng" trên địa bàn thành phố. Trước đó, Sở Y tế cũng tiến hành kiểm tra tại huyện Từ Liêm. Điểm chung của các đợt kiểm tra này là... không phát hiện sai...