Bánh ít, bánh ram
Bánh ít, bánh ram là hai thứ bánh khác của miền Trung. Bánh ít làm từ bột nếp, bên trong bọc nhân tôm thịt. Bánh ram chỉ đơn thuần là miếng bột nếp hấp chín, để khô rồi đem chiên cho chín vàng ròn. Đặc biệt là hai thứ bánh này thường được ăn kèm với nhau. Chiếc bánh ram sẽ làm đế và bánh ít đặt lên trên, miết xuống cho hai loại bánh dính chặt vào nhau, khi ăn sẽ vừa có cảm giác mềm dai của bánh ít vừa có cảm giác ròn rụm của bánh ram.
Bánh Việt Nam không cầu kì về mặt nguyên liệu nhưng lại luôn khá mất thời gian và “bày vẽ” nhiều thứ đồ đạc dụng cụ khác nhau. Như chiếc bánh ram chỉ là nặn hình thành miếng bột tròn dẹt, hấp chín, để bánh không dính thì phải đặt bánh trên chiếc lá chuối hoặc như mình dùng nylon thực phẩm để bánh đỡ dính vào xửng hấp. Nhưng sau đó lại phải phơi bánh cho khô để khi rán ngập dầu bánh sẽ mau giòn hơn. Thế nên là chẳng làm xong cùng một lúc cho dứt điểm được.
Bánh ít, làm nhân tôm thịt thì đơn giản như các loại bánh bột lọc hay bánh bèo. Sau khi làm tôm và thịt sạch thì cho vào xào chín. Bánh ít cũng nhào bột nếp với ít muối và nước ấm cho đến khi mịn, ráo tay, có thể nặn thành viên được. Cho nhân tôm thịt vào giữa rồi gói lại thành viên bánh tròn nhỏ, mỗi chiếc đường kính cỡ 2-3cm bọc bên trong một con tôm và một miếng thịt. Bánh này cần được gói vào trong lá chuối hoặc nylon thực phẩm rồi cho vào hấp chín.
Video đang HOT
Sau khi cả hai loại bánh đã sẵn sàng, đặt miếng bánh ít lên trên chiếc bánh ram, dùng thìa ấn cho bánh ít dẹt và dính xuống chiếc bánh ram.
Món bánh này ăn cùng nước chấm là nước luộc vỏ tôm với mắm, đường, tỏi, ớt, dấm hoặc chanh.
Lần này mình tò mò muốn làm để ăn thử, tuy nhiên làm xong thì mình cũng oải quá. Nguyên liệu thì không có gì phức tạp nhưng khi làm thì cũng cách rách thứ nọ thứ kia, mỗi thứ một tí, lát sau quay ra rửa đồ thì cũng thấy một đống. Ăn thì khá ngon nhưng nhanh no vì là bánh bột nếp mà.
Theo PNO
Ăn chay xứ Huế
Nhắc đến đất Huế thơ mộng với những nét văn hóa ẩm thực phong phú và tinh tế sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến ẩm thực chay xứ Huế. Ở thời Nguyễn, Phật giáo được phong làm quốc giáo chính vì thế các món chay ở Huế cũng phong phú và cầu kỳ không kém gì món mặn.
Tại sao khi nói đến ẩm thực chay, Huế lại được nhắc đến đầu tiên. Lẽ đơn giản, Huế là cái nôi Phật giáo, là nơi đầu tiên ăn chay trở nên phổ biến và trở thành nét văn hóa độc đáo. Người Huế từ bình dân đến quý tộc đều có truyền thống ăn chay. Ai đó đã từng nói, ở Huế núi không cao, sông không sâu nhưng lòng người thì trầm luân, tĩnh lặng bởi họ biết cách tu, biết ăn chay cho tâm hồn thanh tịnh.
Huế là cái nôi của Phật giáo, chính vì thế văn hóa chay cũng phong phú
và cầu kỳ không kém gì món mặn
Nói đến cơm chay Huế trước hết phải nói đến cách ăn chay tại các chùa ở Huế. Hàng tháng vào những ngày lễ nhà chùa thường làm cỗ chay đãi phật tử bốn phương. Gọi là cỗ nhưng món chay trong chùa không cầu kỳ, chỉ đạm bạc với tương, muối, rau dưa... toàn là những sản vật, thảo mộc trong vườn chùa do các vãi cùng những phật tử nhiệt thành đến giúp. Bữa cơm chùa đạm bạc song luôn thu hút rất nhiều người.
Bữa cơm chùa đạm bạc song luôn thu hút rất nhiều người
Người Huế không chỉ ăn chay vào rằm, mồng một hay những ngày lễ, họ ăn chay như một thói quen thường nhật hay những khi gia đình có giỗ chạp. Đặc biệt, đa phần các gia đình Huế đều tự tay nấu món chay. Quanh năm, cơm chay, cỗ chay thường xuyên có mặt trong gia đình người Huế. Người Huế không ăn chay đơn giản vì sức khỏe mà với họ món chay còn ẩn chứa nhiều triết lý sâu xa. Chính bởi vậy, mâm cơm chay của người Huế không cần quá sang trọng, không cần phải giả gà giả heo mà càng đơn giản, càng đạm bạc càng tốt nhưng ở đó phải hội đủ các yếu tố âm dương, hội đủ thiền tịnh .
Phụ nữ Huế đa phần đều biết nấu món chay. Đặc biệt, người Huế có một cách bày tỏ sự quý mến và tấm chân thành với bạn bè bằng cách mời khách dùng bữa cơm chay thanh đạm. Nét văn hóa độc đáo này có lẽ duy nhất chỉ có ở Huế. Ẩm thực chay xứ Huế còn được thể hiện trong mâm cỗ chay ngày Tết. Khác với các vùng miền ăn Tết với rất nhiều đặc sản, thịt cá thì nét độc đáo của Tết Huế chính là mâm cỗ chay. Ngày nay, mặc dù truyền thống đó đã có phần mai một song trong mâm cỗ Tết của người Huế, món chay vẫn hiện diện như một phần không thể thiếu.
Thưởng cơm chay xứ Huế, du khách không chỉ cảm nhận thấy hương vị từng món ăn còn
thấy được sự đảm đang, dịu dàng của người con gái Huế, ảnh: http://songhuong56.vn
Ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, văn hóa Huế chính là điểm hấp dẫn thu hút sự khám phá của khách du lịch. Trong đó, ẩm thực chay xứ Huế không chỉ khiến khách du lịch quốc tế ngạc nhiên mà ngay cả nhiều người Việt đến mảnh đất này cũng phải trầm trồ, thán phục. Đến Huế, nếu không có dịp thưởng thức bữa cơm chùa mộc mạc thực khách có thể cảm nhận hương vị món chay tại các hàng quán xuất hiện rất nhiều trên các đường phố. Điều đăc biệt là, đa phần những cửa hiệu cơm chay ở Huế đều do người Huế mở và chính người phụ nữ Huế tận tâm nấu món ăn. Chính vì thế, du khách thưởng cơm chay không chỉ cảm nhận thấy hương vị từng món ăn còn thấy được sự đảm đang, dịu dàng của người con gái Huế.
Theo PNO
Bánh tằm bì Sinh sống và phát triển từ nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, người dân Nam Bộ đã sáng tạo ra biết bao món ăn từ gạo, với các loại bánh bèo, bánh xèo, bánh khọt, bánh ít, bánh tằm bì...đã trở nên quen thuộc. Bánh tằm bì cũng như các loại bánh kể trên là món ăn no hay ăn chơi đều...