Bánh hình túi vàng, thỏi vàng hút khách ngày vía Thần Tài
Bánh trang trí hình hũ vàng, thỏi vàng được thực khách quan tâm, tìm mua trong ngày vía Thần Tài. Các mặt hàng năm nay có mức giá, mẫu mã đa dạng.
Theo quan niệm dân gian, mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài. Năm nay, ngày này rơi vào 10/2. Trong dịp này, người dân thường mua vàng với mong ước một năm mới làm ăn thuận lợi, phát tài. Mâm cỗ, các vật phẩm dâng lên bàn thờ Thần Tài hoặc trang trí ngày đầu năm cũng được thực khách quan tâm.
Chị Thủy Tiên (quận 8, TP.HCM) chia sẻ: “Từ khi kinh doanh cửa hàng dịch vụ cưới, tôi cũng bắt đầu quan tâm đến việc cúng kiếng, đặc biệt ngày Thần Tài hàng năm. Ngoài thịt heo quay và mâm cỗ tam sên gồm thịt heo, trứng, tôm luộc, tôi thường chọn mua thêm tượng hoặc bánh hình túi vàng trang trí trong cửa hàng”.
Chị vừa đặt, chuyển 590.000 đồng và được hẹn nhận bánh vào sáng 10/2. Nữ thực khách cho biết không quá đặt nặng giá tiền cao hay thấp khi mua các sản phẩm này vì mỗi năm chỉ có một lần, chủ yếu quan tâm đến mẫu mã, kích thước phù hợp.
Bánh thỏi vàng có giá vài trăm nghìn đồng. Ảnh: Yến Yến Minimart.
Những năm gần đây, mẫu bánh hình đồng tiền, thỏi vàng, tạo hình Thần Tài được bày bán rộng rãi với nhiều mẫu mã, mức giá. Thực khách dễ dàng tiếp cận và tìm mua.
Theo khảo sát của phóng viên, bánh hũ vàng có giá 200.000-1 triệu đồng, tùy kích cỡ. Ở tầm giá rẻ hơn, bạn có thể mua sản phẩm thỏi vàng từ nguyên liệu bột mì, trứng muối, đậu xanh, giá dao động 100.000-300.000 đồng/hộp. Ngoài ra, bánh bao, rau câu trang trí cầu kỳ cũng xuất hiện trên thị trường.
Video đang HOT
Các loại bánh phục vụ nhu cầu đa dạng. Một số người mua cúng khai trương, trang trí hoặc làm quà tặng cho người thân và bạn bè thay cho lời chúc phát tài phát lộc trong năm mới. Nhiều nơi ngừng nhận đơn đặt làm mặt hàng khác để chỉ tập trung sản xuất các mẫu bánh này vì nhu cầu cao của khách ngày vía Thần Tài.
Chị Yến, chủ một siêu thị mini quận 4, bất ngờ khi số lượng khách đặt set bánh cá chép – thỏi vàng, bánh kem túi tiền… dịp này tăng vọt, ước tính gấp 5 lần năm ngoái. “Tôi nhận đơn từ Tết Âm lịch, đến mùng 5 âm lịch, khách hàng bắt đầu hỏi mua rất nhiều. Tính riêng khâu sản xuất, làm bánh, 15-16 nhân viên phải làm việc hết công suất mới đủ đáp ứng nhu cầu khách”, chị nói với Zing.
Tương tự, anh Diệp Thanh Tùng, chủ một cửa hàng bánh kem ở quận 7, cho biết 4 năm qua, mỗi dịp vía Thần Tài đều sản xuất bánh hũ vàng phục vụ khách. Đến nay, anh đã nhận hơn 100 đơn hàng. Mỗi chiếc bánh hình hũ vàng có giá 499.000-990.000 đồng, trang trí chữ Tài. Đợt này, dòng bánh fondant trang trí hình Thần tài đẹp mắt, rực rỡ mới của cửa hàng cũng nhận được tín hiệu tích cực.
Những kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài theo chuyên gia
Ngày vía Thần Tài nhằm ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch). Vài năm gần đây, vào ngày này mọi người thường đi mua vàng với tâm lý cầu may mắn, tài lộc cho cả năm.
Ảnh minh họa
Ngoài việc chuẩn bị mâm lễ cúng và bài văn khấn trong ngày vía Thần Tài, chúng ta cần lưu ý một số điều sau.
Bàn thờ Thần Tài phải được bài trí gọn gàng, lau dọn sạch sẽ
Theo chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) việc cần làm trong ngày vía Thần Tài là lau dọn bàn thờ, chuẩn bị đồ cúng và làm lễ.
Việc lau dọn bàn thờ cần phải cẩn thận. Bàn thờ Thần Tài phải được bài trí gọn gàng, tránh lộn xộn. Không nên bày quá nhiều thứ trên ban thờ để tránh rối mắt, mất tập trung.
Tượng Thần Tài - Thổ Địa thường được đặt hai bên ban thờ. Theo nguyên tắc, vị trí đặt (nhìn từ ngoài vào) sẽ là tượng Thần Tài bên trái, tượng Thổ Địa bên phải.
Tượng Phật Di Lặc thường được đặt bên trên bàn thờ Thần Tài. Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy được đặt ở giữa hai tượng Thần Tài - Thổ Địa.
Bát nhang được đặt giữa bàn thờ.
Tượng Ông Cóc được đặt bên trái bàn thờ, ban ngày quay tượng ra ngoài để nhận tiền tài, tối quay vào trong để hút tài lộc.
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài
Không đặt bàn thờ Thần Tài sát nhà tắm. Theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, bàn thờ Thần Tài đặt cạnh sẽ làm mất đi sự tôn kính.
Không đặt bàn thờ Thần Tài ở lối đi lại vì sẽ làm mất đi sự tôn kính, thanh lịch nơi thờ cúng.
Bàn thờ Thần Tài lúc nào cũng phải sạch sẽ, lau dọn cẩn thận. Gia chủ có thể dùng nước sạch hoặc rượu với khăn sạch để lau.
Trang phục gia chủ mặc trong ngày vía Thần Tài không nên mặc luộm thuộm, không mặc đồ rách khi cúng. Thái độ của gia chủ trong ngày này rất quan trọng. Người cúng cần giữ tâm thành kính, thể hiện sự nghiêm túc khi cúng.
Hoa quả cúng trên bàn thờ Thần Tài phải là hoa quả thật, tươi, không dùng hoa quả giả, đã hỏng. Chọn loại hoa quả có hương thơm thì càng tốt.
Không cúng ngoài trời
Nhiều người có thói quen đặt mâm cúng Thần Tài ở ngoài trời hay trước cửa. Theo các chuyên gia, đặt mâm cúng Thần Tài trong nhà là hợp lý nhất.
Người làm kinh doanh nên cúng ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hoặc đình chùa đều được.
Mua vàng ngày vía Thần Tài: Phụ huynh mới ham chứ mình chỉ bán đi chơi chứng khoán! Đó là một trong số những ý kiến đang "chọi nhau" của các Gen Z xoay quanh chuyện mua vàng. Thời đại ngày nay có muôn vạn cách để đầu tư kiếm tiền từ nhà đất, mua vàng, gửi ngân hàng đến chứng khoán, tiền số... Hễ có 10 kênh thì Gen Z đã "dấn thân" vào hết 9 rồi. Nhiều người cho...