Bánh gừng – món ngon dân tộc
Trong cộng đồng người Chăm cũng như người dân tộc Khmer ở ĐBSCL, bánh gừng là loại bánh truyền thống độc đáo được dùng trong những ngày lễ hội, tết cổ truyền.
Bánh gừng nói theo tiếng Chăm là Hargìnònya, còn người Khmer ở Sóc Trăng thì gọi Num-Khơ-Nhây. Bánh được gọi tên vậy vì có hình dạng củ gừng.
Bà con người Khmer làm bánh gừng
Bánh gừng kết nối
Bánh gừng rời
Trong phong tục Chăm, bánh gừng có mặt trong các lễ hội quan trọng. Đặc biệt nhất là tết Katê, lễ hội, lễ cưới. Bánh gừng lúc nào cũng được đặt lên trên hết cùng với bánh tét (paynung) và bánh gang tay (gakiya). Bánh tét (dương) tượng trưng cho người chồng. Bánh gang tay (âm) tượng trưng cho người vợ. Bánh gừng (âm dương) hòa hợp, tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng. Khi thưởng thức bánh gừng, người Chăm cho rằng mình đã nhớ đến hình ảnh thủy chung của nàng Nai Chrao Cho Phò (truyền thuyết của người Chăm giống như chuyện Hòn vọng phu của người Kinh).
Đối với người Khmer thì bánh gừng luôn có mặt trong các lễ hội quan trọng như Chôl ChơnămThơmây, ngày cúng ông bà tổ tiên Prôn-chung-bân (thường gọi Đônta) ngoài ra còn là món ăn chơi trong những ngày giao tiếp long trọng như Tết cổ truyền Việt Nam.
Để có những chiếc bánh thơm ngon béo giòn và tan dần trên mặt lưỡi, bà con thường chọn lọai nếp lớn, trắng đục, đem vo thật sạch, để ráo nước xay hoặc quết nhuyễn. Cứ 1 ký bột nếp người ta cho khoảng 25 – 30 quả trứng gà và một muỗng canh bột nang mực.
Thố để sẵn bột nang mực, nước chanh tươi, đập trứng gà cho vào, đánh thật đều tay đến khi nào trứng dậy lên (nổi rễ tre) thì cho bột nếp vào. Trộn hỗn hợp này thật nhuyễn, đến khi nào nắn bột thành những chiếc bánh có hình thù giống củ gừng. Sau đó, thả bánh vào chảo mỡ đang sôi để chiên. Đồng thời thắng đường cát cho vào vịm. Đặc biệt bà con chiên bánh bằng nồi chứ không chiên bằng chảo, bánh chín, nhúng vào vịm đường cát đã thắng, tạo một lớp áo mỏng bên ngoài rồi đem phơi nắng, chiếc bánh trơn, láng bóng không bị cong. Bánh gừng dù là món ăn mộc mạc nhưng rất hấp dẫn bởi chính hương vị thơm tho, ngọt ngào, giòn tan pha lẫn béo bùi.
Video đang HOT
Ngoài việc để cúng, lễ, đãi khách, bánh gừng còn là thức ăn trang trí làm tăng thêm phần long trọng.
Theo Eva
[Chế biến] - Nhà bánh gừng
Các bé sẽ vô cùng thích thú khi được cùng bạn bắt tay vào làm nhà bánh gừng - món bánh không thể thiếu mùa Giáng sinh - để trang trí Noel năm nay đấy!
Để làm nhà bánh gừng bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Khung nhà bánh:
260g đường hạt - 75g bơ - 7g bột quế - 7g bột đinh hương - 240ml sữa tươi
3,5g muối nở baking soda - 2kg bột mì - 492g siro ngô
Phần kem:
320g đường bột - 1 lòng trắng trứng - 1 thìa cà phê giấm - Đường icing
Nguyên vật liệu khác:
Giấy nến có kích thước 25x25cm
Khuôn hình sao, trái tim
Hạt ngọc trai để trang trí
Được Icing các loại màu
Kẹo ngậm bạc hà màu xanh nước biển đập vụn
Keo dính:
1kg đường bột
Làm bột để tạo khung nhà bánh: Cho đường cát, bơ, siro, bột quế và đinh hương vào một cái nồi đặt lên bếp đun cho hỗn hợp tan hoàn toàn sau đó thêm sữa, khuấy đều và để nguội. Trong một tô khác trộn bột mì với baking soda. Khi hỗn hợp lỏng nguội thì thêm hỗn hợp khô vào nhào kỹ, rồi bọc lại bằng màng bọc thực phẩm để qua 1 đêm trong tủ lạnh.
Mẫu nhà bánh: Cắt các mảnh giấy nến có kích thước như sau (2 - các phần sau khi đã cắt và nướng) - Hai đầu hồi nhà: đo giấy nến để cắt với 3 cạnh có chiều rộng là 15cm, chiều dài mái là 11cm và chiều cao của đầu hồi là 18cm. - Một bức tường nhà phía sau hình chữ nhật có kích thước chiều dài 27cm, chiều rộng 15cm. Có in hình trái tim ở giữa - Một bức tường trước có kích thước như bức tường phía sau 27x15cm nhưng có thêm cửa. Cửa trước khoét hơi tròn có chiều rộng 6,5cm cao 10cm. Có cửa sổ hai bên với chiều cao 7cm rộng 4cm. - 2 mái ngói hình chữ nhật có chiều rộng 27cm, cao 13,5cm.
Làm nóng lò ở nhiệt độ 170 độ C, bột bánh đặt trên một mặt phẳng, cán mỏng rồi đặt các mẫu giấy đã cắt lên trên bột, dùng dao nhọn cắt bột theo mẫu. Dùng các khuôn trái tim để cắt hình trái tim ở đầu hồi nhà hoặc tường phía sau. Phần bột bánh ở cửa trước để riêng ra. Cắt thêm các hình trái tim để làm ngói gắn lên mái nhà.
Rắc phần kẹo ngậm ho đã đập vụn vào các hình trái tim đã khoét, sau đó đem khung nhà bánh gừng đi nướng trong khoảng 10 phút. Sau khi nướng bánh để nguội.
Làm phần kem: cho lòng trắng trứng, giấm, đường bột vào tô, dùng máy đánh trứng đánh bông cứng lại. Đậy kín để hỗn hợp không bị tiếp xúc với không khí. Cho vào túi giấy bắt kem, trang trí lên các khung nhà bánh ở phần cửa sổ, tường nhà hoặc mái nhà tùy ý.
Keo dính: đun nóng chảy đường đến khi nóng chảy chuyển sang dạng sệt, màu giống như màu bánh - bạn phải đặc biệt chú ý vì đường rất dễ bị cháy.
Ráp bánh: Ráp các hình trái tim lên trên mái nhà bằng cách nhúng trái tim vào hỗn hợp keo dính ở trên. Tương tự như thế để ráp các cạnh của ngôi nhà. Có thể dùng thìa rưới thêm phần siro đường để giúp nhà bánh dính chắc hơn.
Sau khi ráp bánh xong bạn có thể dùng nốt phần kem còn lại để trang trí nhà bánh như là có băng, rắc thêm đường bột tạo hiệu ứng tuyết cho ngôi nhà đẹp hơn.
Lễ Noel hiện nay không chỉ phổ biến ở các nước Phương Tây mà đối với Việt Nam cũng trở thành một ngày lễ đặc biệt. Những món ăn cũng như phong tục trong dịp lễ này cũng được nhiều người áp dụng. Một trong những món bánh truyền thống không thể thiếu trong mùa Giáng Sinh là nhà bánh gừng. Các bé sẽ vô cùng thích thú khi được cùng bạn bắt tay vào làm nhà bánh gừng để trang trí Noel năm nay đấy!
Chúc bạn thành công với việc làm nhà bánh gừng này!
Theo Tapchiamthuc
[Chế biến] - Bánh nhà gừng Dành một chút thời gian để làm một chiếc bánh nhà gừng đẹp như thế này cho bé vào Giáng sinh nhé! Bánh nhà gừng là một trong các loại bánh được các bé thậm chí là cả người lớn yêu thích trong mùaGiáng sinh. Căn nhà gừng vừa mang đến cảm giác ấm áp hơn trong những ngày lạnh giá. Bánh quy...