Bánh gối Hà thành mê mẩn người Sài Gòn
Chiếc bánh được chiên vàng giòn rụm, phần nhân bên trong hấp dẫn nhờ cái béo của thịt, giòn sần sật của miến, mộc nhĩ hay cái bùi bùi đậm đà của trứng.
Có hình dáng tương tự chiếc bánh xếp của người miền Nam, bánh gối là món ăn vặt rất nổi tiếng của người dân Hà Nội. Trong giai đoạn mà các món ăn miền Bắc đang trở nên phổ biến ở Sài Gòn, bánh gối cũng không là ngoại lệ khi nhanh chóng chiếm được cảm tình của rất nhiều thực khách ở thành phố mang tên Bác.
Lớp vỏ bánh gối vàng giòn, phần nhân béo bùi đầy hấp dẫn. Ảnh: Huấn Phan.
Tuy chỉ là một món ăn vặt, nhưng để làm ra một chiếc bánh gối thơm ngon, với phần vỏ chín vàng, khi ăn giòn rụm, phần nhân đậm đà không béo… đòi hỏi không ít công sức của người thợ làm bánh. Vỏ bánh là phần đơn giản nhất nhưng cũng là phần tốn nhiều công sức nhất. Được làm từ bột mì, vỏ bánh ngon đòi hỏi phải vừa mềm, vừa dẻo, khi cuốn nhân lại không bị bể, nhưng lại không được quá dầy để khi rán nhanh chín vàng giòn thơm ngon.
Nhân bánh gối cũng khá kỳ công với một hỗn hợp gần 10 nguyên liệu khác nhau như: trứng cút luộc; lòng đỏ trứng muối, miến, mộc nhĩ, lạp xưởng, thịt băm nhỏ, các loại gia vị… Tất cả các hỗn hợp trên được thái nhỏ, trộn với gia vị vừa ăn và không cho cảm giác ngấy. Vỏ bánh được trải ra bề mặt, phần nhân cho vào ở giữa, gấp đôi lại rồi bóp chặt mép bánh. Từng chiếc bánh xếp chồng lên nhau như những chiếc gối (có lẽ vì vậy mà bánh có tên là bánh gối).
Ăn kèm bánh gối là chén nước chấm pha chua ngọt có vị hơi cay. Ảnh:Huấn Phan.
Bánh sau khi làm xong được cho vào chảo chiên vàng giòn, khi chiên nhớ đảo để chiếc bánh được chín vàng đều, không bị cháy. Bánh gối phải ăn khi còn nóng mới thưởng thức được hương vị thơm ngon của nó. Vào giờ tan tầm hay những buổi tối mát trời, chiếc bánh gối nóng hổi, đậm đà là món ăn vặt vừa thơm ngon vừa lạ miệng đầy hấp dẫn mà bạn khó có thể bỏ qua. Giống như phần lớn các món ăn vặt miền Bắc như: nem tai, nem cuốn, phở cuốn… bánh gối cũng được ăn kèm với chén nước chấm chua ngọt hơi cay được điểm xuyết thêm ít cà rốt, đu đủ thái lát cùng đĩa rau sống xanh tươi đầy hấp dẫn.
Nếu muốn thưởng thức món bánh gối đặc trưng Hà Nội ngay giữa Sài Gòn, bạn có thể ghé đến quán Bún đậu homemade ở địa chỉ: 6 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Mỗi phần bánh gối 2 chiếc có giá 40.000 đồng. Ngoài ra ở quán có nhiều món ăn ngon miệng khác mang đậm hương vị miền Bắc như: bún đậu mắm tôm; bún ốc chuối đậu; chả rươi; nem rán; bún giả cầy; lòng lợn rán…
Bún đậu mắm tôm chính là món ăn đã tạo nên thương hiệu của quán và là món ăn được nhiều thực khách ưa thích nhất khi ghé đến đây.
Video đang HOT
Chả rươi hấp dẫn người ăn không chỉ vì ngon miệng mà còn vì hương thơm thoang thoảng của thìa là và vỏ quýt.
Ốc nhồi hấp chấm mắm gừng cũng là món ngon mà thực khách khó có thể bỏ qua khi ghé đến đây.
Lòng lợn rán…
hay lòng lợn luộc là hai món ăn chơi được nhiều thực khách lựa chọn, nhất là các thực khách nam.
Không chỉ thu hút thực khách trong nước, quán còn được rất nhiều du khách Tây ghé đến thưởng thức các món ăn ngon miệng ca mình.
Theo PNO
4 món lẩu lạ mê mẩn người Sài Gòn
Lẩu gà hấp hèm, lẩu vịt om sấu chua thanh hay lẩu thả tinh tế... là những món lẩu ngon mà người Sài Gòn khó cưỡng lại trong tiết trời lành lạnh cuối năm.
1. Lẩu thả Phan Thiết
Đây là món ăn nổi tiếng của người dân Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Nguyên liệu chính của món lẩu này là các loại cá mai, cá thu, cá trích, cá đục, cá điêu hồng... thịt tươi, không có mùi tanh và cho vị ngọt khi ăn. Cá được làm sạch, lóc thịt phi lê rồi thái thành từng lát mỏng dính. Ngoài thịt cá, các nguyên liệu khác như thịt ba chỉ, trứng chiên được thái thành sợi vừa ăn. Lá xoài, dưa leo, khế, xà lách, rau thơm... được thái sợi nhỏ rồi xếp lên trên các bẹ bắp chuối nhìn rất đẹp mắt.
Nước lẩu của món ăn là nước hầm xương cùng các phụ liệu khác như tôm tươi xay nhuyễn, cà chua bằm... vừa tăng vị ngọt thanh cho nước dùng, vừa giúp nước lẩu có màu đỏ tự nhiên đẹp mắt. Để thưởng thức món ăn này, thường có hai cách là dùng khô hoặc dùng nước. Dùng khô là cách thưởng thức đơn giản, chỉ cần cho bún tươi vào bát, cho các nguyên liệu ăn kèm lên trên, chan nước sốt vào trộn đều rồi thưởng thức. Tuy nhiên, với nhiều người thì món lẩu thả nước được ưa thích hơn vì thịt, cá... được thả vào trong nước dùng (có lẽ vì vậy nên món ăn có tên gọi là lẩu thả) vừa chín mềm, vừa nóng hổi lại có vị ngọt thanh dịu làm cho người ăn thích thú.
Địa chỉ: Quán Bún và Lẩu - 29A Cao Thắng, phường 2, quận 3. Quán mở cửa từ 7h30 đến 22h30 hằng ngày.
2. Lẩu gà hấp hèm
Tên món ăn khá đặc biệt và điều đặc biệt hơn nữa chính là vị chua thanh của nước lẩu được nấu từ hèm. Hèm chính là bã rượu, vẫn được tận dụng để làm thức ăn cho gia súc. Nhưng, từ thứ tưởng chừng bỏ đi đấy, người dân ở đây dùng làm nguyên liệu chính để chế biến nên món lẩu gà hấp hèm vừa thơm ngon vừa lạ miệng.
Trước khi nấu lẩu, lấy một lượng hèm vừa phải, vắt lấy nước, bỏ bã. Nước hèm để lắng, lọc lại một lần nữa để bỏ đi phần lợn cợn của bã hèm còn sót lại. Cho nước hèm vào nồi và đun sôi, nêm đường và các loại gia vị vừa ăn. Gà ta sau khi làm sạch, chặt thành từng lát vừa ăn, cho vào nồi, để lửa vừa cho đến khi thịt chín là được.
Rau ăn kèm chỉ có cải bẹ xanh, cải thảo và hành lá thái khúc. Thịt gà được nấu trong nước hèm nên chín mềm rất ngon, bên cạnh đó là vị ngọt của rau cải, vị chua thanh của nước lẩu rất vừa ăn và ngon miệng.
Địa chỉ: Quán lẩu gà - 52/4 Nguyễn Thị Thử - xã Xuân Thái Sơn - Hóc Môn. Quán bán từ 10h đến 22h hằng ngày.
3. Lẩu vịt om sấu
Đây là món ăn đặc trưng của miền Bắc và ít bán ở Sài Gòn. Vịt và sấu là hai thành phần chính tạo nên món ăn này, ngoài ra còn có khoai môn, rau muống và mì chũ. Chế biến món ăn này không khó nhưng phải thể hiện được sự khéo léo của đầu bếp trong quá trình chế biến và nêm nếm thức ăn.
Vịt để nấu món này là vịt cỏ, chọn con mập thịt và hơi già, để khi nấu cho vị ngọt, thịt dai và không bị hôi. Vịt được làm sạch, rửa lại với ít rượu trắng để khử mùi. Chặt vịt thành từng khúc vừa ăn, ướp với một ít gia vị rồi để thấm trong khoảng 30 phút. Đặt nồi lên bếp, khử thơm dầu rồi cho vịt vào xào sơ để thịt vịt săn lại. Sau đó cho nước vào xâm xấp mặt thịt (có nơi sử dụng nước dừa), cho khoai môn, sấu tươi đã cạo vỏ vào rồi đun sôi. Hạ nhỏ lửa để thịt chín mềm. Khi ăn, dằm sấu ra, nêm lại gia vị vừa ăn, có vị đậm đà chua nhẹ là được. Ăn kèm món này không thể thiếu rau muống và mì chũ.
Địa chỉ: Quán Lim ở địa chỉ: 193/2A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP HCM. Quán bán từ 10h đến 22h hằng ngày.
4. Lẩu riêu cua sườn sụn
Món ăn là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu như: riêu cua, thịt bò, sườn sụn, các loại rau, nấm và ăn kèm với bún tươi. Nước lẩu phải có màu vàng đỏ của gạch cua và cà chua, khi ăn có vị ngọt nhưng hơi chua, thơm ngon mà lại không bị nặng mùi của sườn sụn. Để làm được điều đó, người bán phải trải qua không ít công đoạn. Cua nấu lẩu phải là cua đồng xay nhuyễn lọc kỹ lấy nước, gạch cua để riêng. Cho ít muối vào nước cua rồi đun sôi, thịt cua nổi lên, vớt ra bát. Phi thơm đầu hành, cho cà chua vào xào sơ, tiếp đến cho gạch cua vào xào sơ rồi tắt bếp.
Ngoài nước dùng, những khúc sườn sụn béo mềm cũng góp phần làm nên sự hấp dẫn cho món ăn. Bên cạnh đó, các thành phần ăn kèm như: thịt bò, chả cá, nấm kim châm, các loại rau muống, rau nhút, bắp chuối, xà lách... được để riêng ra đĩa. Khi nồi nước lẩu sôi, bạn chỉ cần cho các nguyên liệu còn lại vào và thưởng thức với bún tươi.
Địa chỉ: Quán Lim ở địa chỉ: 193/2A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP HCM. Quán bán từ 10h đến 22h hằng ngày.
Theo PNO
[Chế biến] - Bánh gối Chúng ta sẽ tự nhào bột để làm vỏ rồi làm nhân nhé! Chuẩn bị những nguyên liệu sau: Phần bánh:- 300g bột mì- 110g bơ lạt- 60 - 90ml nước lạnh- Muối Phần nhân:- 1 củ hành tây, 1 củ cà rốt nhỏ- 4-5 tai nấm- 1/2 quả ớt chuông đỏ- 75g phô mai sợi- 1 quả trứng- Húng quế, mùi tây-...