Bánh Gio xứ Bắc
Bát mật mía cũng có màu vàng nâu, tô điểm cho đĩa bánh thêm rực rỡ, khiến thị giác của bạn không thể chối từ. Cắt từng miếng nhỏ, nhẹ nhàng chấm vào bát mật mía thơm phức và thấy ân tình giữa bánh và mật khăng khít, không muốn rời nhau, tạo thành những sợi mật vàng óng, kéo dài sóng sánh nơi đáy bát.
Bánh Gio là một trong những món quà ý nghĩa của xứ Bắc, vào mùa đông lạnh giá hay mùa hè nóng bức, bánh Gio cũng là người bạn đồng hành. Người sành ăn bánh Gio thường mách nhau lên chợ Hôm, Phố Huế để thưởng thức. Quán tuy sơ sài, chỉ mấy cái ghế nhựa, cạnh đó là mẹt bánh Gio xếp chồng lên nhau nhưng vẫn tấp nập người qua lại, người ta tìm đến đây để thưởng thức hương vị bánh gia truyền thanh mát, độc đáo.
Bánh Gio không chỉ riêng Hà Nội mới có mà xuất hiện ở nhiều vùng. Mỗi nơi có một cách thức làm bánh đặc trưng. Phần lá dùng để gói bánh thường là lá chuối, lá dong, nhưng phổ biến nhất vẫn là lá chít. Lá dùng để lấy tro cũng khác nhau, có thể là lá gai lễ ốc, lá tầm gửi, thân lá cây vừng khô hoặc hạt xoan chín cùng rơm nếp…Các loại lá này được đốt lên, lấy tro để ngâm cùng gạo nếp, tạo ra màu nâu vàng và hương vị đặc trưng của bánh.
Cầm trên tay đĩa bánh Gio, nhưng không phải ai cũng hiểu nỗi nhọc nhằn của người làm bánh. Lá chít phải luộc thật kỹ cho bớt mùi hăng, cần đến hai cái lá chít mới vừa đủ một chiếc bánh. Gạo dùng làm bánh ngon cũng phải là nếp cái hoa vàng mới dẻo thơm. Vo gạo sạch và ngâm với nước vôi pha loãng khoảng một giờ, để gạo ráo và ngâm vào nước tro pha loãng qua một đêm là có thể mang ra gói.
Cách gói bánh cũng thật công phu và khéo léo, người ta giàn gạo vào giữa những chiếc lá, gói lại, lăn tròn cho đều và vấn hai đầu lá kín lại, dùng lạt mềm buộc chặt, thành những chiếc bánh hình thuôn dài xinh xắn, mang bánh đi luộc khoảng 3 giờ cho bánh rền, dẻo là được.
Ai đã từng thưởng thức mới biết món bánh này đặc biệt đến thế nào, lần tay bóc lớp lá ngoài cùng, bánh Gio hiện ra như một viên ngọc màu nâu vàng, óng ánh, có thể nhìn thấu suốt từ bên trong. Bánh Gio là mối duyên tình quện chặt với mật mía, hai hương vị này bổ sung cho nhau tạo nên thứ bánh đặc biệt có một không hai. Bát mật mía cũng có màu vàng nâu, tô điểm cho đĩa bánh thêm rực rỡ, khiến thị giác của bạn không thể chối từ.
Video đang HOT
Cắt từng miếng nhỏ, nhẹ nhàng chấm vào bát mật mía thơm phức và thấy ân tình giữa bánh và mật khăng khít, không muốn rời nhau, tạo thành những sợi mật vàng óng, kéo dài sóng sánh nơi đáy bát.
Ăn bánh phải dùng dĩa, bởi mật mía làm cho những miếng bánh dính chặt vào nhau như đang thách thức người ăn cố tách chúng ra, rồi ai đó yếu tay, miếng bánh lại rớt vào trong bát mật đặc quánh. Nhâm nhi thật kỹ mới thấy vị mát đến nơi đầu lưỡi, rồi vị ngọt lịm của mật mía, quyện cùng vị dẻo của gạo nếp, lẩn quất trong miệng có cả mùi nồng của nước vôi, mùi hăng của lá.
Dưới cái nắng mùa hè, miếng bánh thơm mát, thanh khiết như làm dịu đi tất cả, giản dị thôi mà đậm đà, thứ bánh ăn xong rồi vẫn cảm nhận được dư âm của vị ngọt hắc, mềm mại quấn quýt như không muốn rời đi, tan ra trên đầu môi.
Cặp bánh Gio cũng là món quà ý nghĩa dành tặng người thân, đặc biệt là với người già, được thưởng thức thứ bánh thơm thảo này là một hạnh phúc để cảm nhận sự gắn bó giữa các thế hệ. Bánh Gio là biểu tượng của sự hòa quện, sum họp và thắm thiết ân tình, ngồi bên nhau thưởng thức bánh Gio để kể cho nhau nghe sự gắn bó khăng khít giữa mật và gạo nếp.
Theo Tạp Chí Ẩm Thực
Độc đáo ẩm thực Bắc Giang
Tới Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang lần thứ IV diễn ra trong 2 ngày 24 và 25 vừa qua, điểm thu hút du khách nhất chính là không gian trưng bày ẩm thực mang màu sắc đặc trưng của lịch sử, văn hóa tỉnh Bắc Giang.
Không gian ẩm thực đầy ắp các đặc sản Bắc Giang
Các nghệ nhân tài hoa của các làng nghề đã mang đến ngày hội hơn 60 món ăn truyền thống, nổi tiếng của vùng, như: Bánh đa Kế, bánh đúc, sôi ngũ sắc dân tộc Cao Lan, bánh cuốn, bánh gio, cơm nắm muối vừng, bún đa mai, xôi gấc, chè kho, giò lụa, cháo trai, trái cây...Tất cả đều là những sản vật nổi tiếng của vùng văn hóa Kinh Bắc xưa nay. Điều đặc biệt là các món ăn được làm theo chủ đề:
1. Địa linh nhân kiệt
2. Sông Lục-núi Huyền
3. Nham Biền tú khí
4. Hòa khí Xương Giang
5. Yên Thế nghìn năm
6. Dân an vật thịnh
Ngày hội Văn hóa, Thê thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang được tổ chức hai năm một lần. Tham gia hội lần này có 11 trại văn hóa, 10 gian trình diễn ẩm thực, 10 gian trình diễn làng nghề, 5 gian trưng bày ẩm thực và hàng loạt các hoạt động văn hóa mang nét đặc trưng của các dân tộc tỉnh Bắc Giang. Đến đây người dân sẽ được xem trình diễn văn nghệ, liên hoan ca múa nhạc dân gian, hát quan họ trên thuyền, các trò chơi dân gian như: đấu vật, cờ tướng, đẩy gậy, kéo co, chơi đu...
Bên cạnh đó còn có các hoạt động trình diễn làng nghề của các nghệ nhân dân gian trong tỉnh như: trình diễn làm giấy dó và dệt thổ cẩm truyền thống của người Cao Lan ở bản Khe Nghè (Lục Nam), nghề làm mây tre đan Tăng Tiến, làm bánh đa nem Thổ Hà (Việt Yên), gian trình diễn nghề thêu tay Vạn Xuân (Yên Dũng), nghề làm diều Phúc Mãn (Lạng Giang), nghề làm đồ gốm mỹ nghệ Việt Yên...
Mâm xôi có tên Nham Biền tú khí
Mâm cỗ có tên Dân an vật thịnh
Xôi ngũ sắc
Theo Tạp Chí Ẩm Thực
Trang sức cho chân xinh Mùa hè cùng quần ngố, váy ngắn, sandal... là cơ hội tuyệt nhất để khoe đôi cổ chân thon thả của bạn. Sẽ nổi bật hơn nữa nếu chúng được trang điểm bằng những chiếc lắc chân đáng yêu này. Lắc chân được thiết kế bằng chất liệu bạc, bạch kim..., với kiểu dáng vô cùng phong phú, làm nổi bật nét đẹp...