Bánh giầy Quán Gánh – quà quê giản dị của người Tràng An
Những chiếc bánh giầy của làng Quán Gánh, thị trấn Thường Tín (Hà Nội) từ xa xưa đã nổi tiếng với vị dẻo thơm, trở thành món ngon độc đáo, thứ quà quê giản dị của người Tràng An.
Những chiếc bánh giầy của làng Quán Gánh, thị trấn Thường Tín (Hà Nội) từ xa xưa đã nổi tiếng với vị dẻo thơm, trở thành món ngon độc đáo, thứ quà quê giản dị của người Tràng An.
Cách thủ đô Hà Nội chừng 15km, dọc hai bên đường Quốc lộ 1A đoạn đi qua địa phận làng Quán Gánh, người ta thấy có rất nhiều hàng bán bánh giầy, khách đi đường ghé lại mua lúc nào cũng đông.
Phần quan trọng nhất để làm ra những chiếc bánh giầy Quán Gánh là khâu chọn gạo, đồ xôi. Gạo làm bánh phải là loại nếp cái hoa vàng được mua về từ vùng Hải Hậu (Nam Định) có độ dẻo thơm, hạt chắc mẩy đều. Còn đỗ để làm nhân bánh là loại đỗ xanh tiêu nguyên vỏ.
Sau khi tuyển chọn kỹ lưỡng nguyên liệu để làm bánh, gạo sẽ được mang đi ngâm khoảng 4 giờ đồng hồ rồi lại đãi một lần nữa để sạch bọt trắng rồi mới đem gạo đi đồ thành xôi.
Nguyên liệu chính để làm bánh giầy Quán Gánh là gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng của vùng Hải Hậu, Nam Định.
Gạo nếp sau khi được ngâm chừng 4 tiếng cho mềm hạt sẽ đồ thành xôi để làm bánh giầy.
Đậu xanh đồ chính được vo tròn để làm nhân bánh giầy.
Video đang HOT
Gạo nếp giã dẻo để làm vỏ bánh giầy nhân mặn, ngọt.
Bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Quán Gánh đang nặn bánh giầy.
Bánh giầy được đóng gói bằng lá dong xanh.
Những chiếc bánh giầy ngọt trông bắt mắt của người dân Quán Gánh.
Loại bánh giầy không nhân trắng tinh, dẻo mềm thường được dùng ăn kèm với giò lụa.
Nhớ mùa xôi đủ sắc
Không nơi nào có xôi sau sau (lá cây phong) như quê tôi. Vào tháng ba, lá sau sau mới thích hợp làm xôi. Trong số các loại xôi đủ sắc màu, xôi sau sau làm khó hơn cả.
Cơn mưa rào tiễn mùa xuân đi, đón mùa hè về. Những sắc hoa dần tàn cũng là lúc cây rừng phủ bạt ngàn màu xanh của lá. Hàng cây phong nhuộm lá vàng đỏ trong tiết trời thu chỉ còn lưu trong đáy mắt của mỗi con người chân quê.
Vài tháng mùa đông, rừng chỉ còn những cành cây khẳng khiu trụi lá, từ xa tưởng như cây chết khô vì cái lạnh khắc nghiệt. Ấy vậy mà những cơn mưa xuân lất phất làm rừng cây hồi sinh, muôn loài khoe sắc thắm. Chồi non hé nở đầu cành qua vài tuần lá đã trổ màu xanh tràn đầy sức sống.
Lá cẩm cho ra màu xôi cẩm.
Làng tôi đi đâu cũng gặp phong - cây mà người dân nơi đây gọi bằng cái tên mộc mạc - sau sau. Những cây có tán lá xanh đậm, chồi non màu đỏ sẽ được người làng hái lá về băm nhỏ, cho vào cối giã để làm xôi màu đen cúng thành hoàng, thổ công, lễ tảo mộ ngày ba tháng ba âm lịch hàng năm.
Những năm trước, nhiều người mua phẩm màu ở chợ về nhuộm, xôi ăn có vị đắng, khét trong họng. Bây giờ chẳng còn ai mua phẩm màu về làm xôi cúng ông bà tổ tiên nữa. Xôi được nhuộm bởi những loại lá cây thiên nhiên không độc hại, những loại lá cây làm nên đủ sắc màu.
Cây lá cẩm cho ra màu nâu đỏ, cây bióc phón cho ra xôi màu vàng, vỏ măng vầu, giã với rơm bông lúa nếp cao cho ra màu xôi đầu vịt cỏ đực.
Bao nhiêu màu xôi khác nữa cũng làm từ những lá cây gần gũi với con người. Tôi đã được ăn nhiều loại xôi ở những con phố, những chợ quê. Mỗi nơi một vị dẻo thơm, tùy tay nghề của mỗi người.
Nhưng không có nơi nào có xôi sau sau như quê tôi (Đoài Dương, Trùng Khánh, Cao Bằng). Tháng ba, lá sau sau mới thích hợp làm xôi. Trong số các loại xôi đủ sắc màu, xôi sau sau nấu khó hơn tất cả. Không phải lá cây sau sau nào cũng cho ra màu đen thơm phức mùi lá.
Món xôi được phụ nữ Cao Bằng chế biến. Ảnh: Du lịch Cao Bằng.
Từ khi lấy lá về đến khi xôi chín thơm dẻo trải qua rất nhiều công đoạn, chỉ có những người có kinh nghiệm làm mới cho ra màu xôi đen, nhìn hạt xôi bóng, se lại thật thích mắt.
Không biết ai là người đầu tiên đã làm ra thứ xôi đen thơm phức mỗi khi thổi? Chẳng ai biết rõ người già dạy cách làm cho người trẻ, cứ thế truyền kinh nghiệm cho nhau, đời này sang đời khác.
Lá cây phong làm xôi cúng thần, gia tiên, khi thu về rừng phong lá đỏ làm tô đẹp làng quê yêu dấu. Những quả sau sau đen đem về rửa sạch đun nước uống.
Cây phong đầu làng đã không biết bao nhiêu tuổi, cây cao sừng sững giữa trời xanh, tán lá xanh che không cho ánh sáng mặt trời chiếu rọi xuống mặt đất. Ngọn non màu đỏ đã cho ra những chõ xôi thơm lừng dâng cúng thần đất, tổ tiên.
Vào những ngày hè oi ả, tán lá cây che mát cho những con người, dẫu đi xa đến chân trời góc bể vẫn nhớ về nguồn cội. Nhớ về những nắm xôi đủ sắc màu, nhớ về xôi sau sau mà không nơi nào có được.
Mâm cỗ ngày tết: ở đâu không thể thiếu thịt hun khói, nem chạo? Người ta từng bảo "Đói ngày giỗ cha, no ba ngày tết", ý muốn nói dù có nghèo đói cả năm thì ba ngày tết cỗ bàn phải đàng hoàng, mọi người trong nhà đều phải được ăn no thỏa thích, ăn uống đủ đầy nhiều món. Một mâm cỗ tết của miền Bắc Cỗ tết ở mỗi vùng miền có những nét...