Bánh gạo cay xứ Huế
Món ăn đường phố này bắt nguồn từ Hàn Quốc và đã quá phổ biến ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Mỗi hàng quán có một phong cách chế biến bánh gạo cay khác nhau
Teokbokki là món ăn được làm từ bột gạo trộn với một loại nước sốt đặc biệt làm từ tương ớt ăn kèm với kim chi muối lâu ngày được ủ trong các lu đất. Đó được xem là cách cơ bản để tạo nên một món ăn đậm chất đường phố này. Tuy nhiên khi đến với Huế, các hàng quán lại tự tạo nên phong cách riêng để gây ấn tượng với các thực khách trẻ. Ví như quán thì cho thêm chả cá, quán lại cho trộn thêm ớt Việt Nam hay tiệm thì thêm vài viên bánh gạo phô mai chẳng hạn. Bởi vậy mới nói mỗi cây mỗi hoa, mỗi quán mỗi kiểu. Nhưng nhìn chung, món này đều được các hàng quán ưu tiên ăn kèm với kim chi muối xổi – loại kim chi muối ăn liền của người việt và đương nhiên quán nào cũng ngon. Sợi bánh ở Huế làm cũng khác sợi bánh nguyên bản của Hàn Quốc, tuy không có được cảm giác dai dai như phiên bản gốc nhưng cũng dẻo và bùi cực kì nên tính ra, các cô chủ cậu chủ ở đây khéo tay, tỉ mỉ phết. Từng thớ bánh tuy không được nặn bằng máy như ở xứ Hàn nhưng cũng tròn tròn, dài dài bằng nhau, nhìn xinh xinh, ngộ ngộ. Trời lạnh, chỉ đứng hít hà cái hơi nóng bốc lên từ xoong bánh đã đủ ấm. Xích lại gần hơn để thấy bàn tay thoăn thoắt của cô chủ đảo bánh, tưới sốt hay rắc vừng thì lại càng làm lòng người thêm nôn nao. Nhiều bạn trẻ vì muốn lưu lại khoảng khắc ấy còn chụp vài pô, nhanh tay check-in cho bạn bè ở nhà muôn phần ganh tị. Bánh đã chín nhưng vẫn được giữ trong soong và lại được đảo đều mỗi lần khách gọi nên bánh khi nào cũng nóng và thơm ngào ngạt. Bởi vậy có bạn trẻ nào đã đến mà chỉ ăn mỗi một ly đâu. Chí ít cũng phải 2 đến ba ly và một vài ly trà sữa. Thành ra cái sự ăn chẳng bao giờ cô đơn được.
Video đang HOT
Huế vốn nhỏ, các quán ăn lại san sát nên cũng không khó tìm. Phần lớn các hàng teokbokki đều được bán ở dọc đường Bà Triệu , ngay vỉa hè để các bạn dễ tìm, dễ ăn mà lại mang đến cảm giác như đang ăn ở xứ sở Hàn Quốc. Nhưng không vì thế mà các bạn trẻ phía bên kia sông lại khó lòng thưởng thức món ăn này vì giờ đã có rất nhiều quán ăn vặt trong hẻm như quán ăn vặt Trang Bùi tại đường Tăng Bạt Hổ. Giờ cũng đã phổ biến hơn dịch vụ giao hàng tận nơi nên bạn nào ngại ra đường, vẫn có thể thưởng thức hương vị này thoải mái. Giá thành cũng rất rẻ, giao động từ 10-20 nghìn một ly, dĩa đầy ụ. Chẳng biết các bạn thế nào, nhưng vì cái sự ngày càng lớn mạnh của đồ ăn vặt xứ Huế mà túi tiền của tôi ngày càng mỏng và vòng 2 cũng biệt tích đâu mất. Có chút buồn mà chẳng sao, chắc lạnh quá nó trốn mất hay nó cũng bận xử teokbokki rồi cũng nên. Nhỉ?!
Phố gà xào bắp cải ở Seoul
Khu Myeongdong (Seoul) có hẳn một con phố bán dak galbi (gà xào bắp cải) với cả chục nhà hàng đông khách từ sáng tới khuya.
Myeongdong được coi là "trái tim" của thủ đô Seoul (Hàn Quốc) với vô số cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, trung tâm thương mại mọc lên san sát bất kể ngày đêm. Myeongdong cũng nhộn nhịp hàng quán và chợ đêm, lúc nào cũng nghi ngút khói và thơm nức mũi. Khu phố chỉ dành cho người đi bộ, tầm chiều tối bắt đầu lên đèn, hàng quán nổi lửa, càng về khuya, thực khách càng đông dần lên. Các con đường nhỏ "mọc" theo hình xương cá, cách bố trí gần giống nhau nên rất dễ khiến du khách đi lạc vào mê cung ẩm thực.
Khu Myeongdong nổi tiếng ở thủ đô Seoul. Ảnh: Nguyên Chi
Hầu như món ăn nào nổi tiếng ở Hàn Quốc cũng có thể được tìm thấy ở Myeongdong từ những món ăn vặt như bánh gạo cay tteokbokki, chả cá xiên que odeng, bánh cá, bánh đậu đỏ, kem hoa hồng, khoai tây lốc xoáy, cơm cuộn, đá bào bingsu, bánh hotteok... cho tới những món phải ăn trong nhà hàng như thịt nướng, mì tương đen, japchae, gà tần sâm, cơm trộn, mì lạnh... Nhưng nhắc tới Myeongdong, chắc chắn du khách không thể bỏ qua món gà xào cay dak galbi - món ăn đã làm nên tên tuổi của khu phố thời trang này.
Myeongdong có hẳn một con phố nhỏ chỉ bán dak galbi với hàng chục nhà hàng nằm ngay cạnh nhau. Mỗi nhà hàng lại mang một phong cách khác nhau đôi chút. Có nhiều nhà hàng có được truyền qua nhiều thế hệ và có "tuổi đời" vài chục năm tuổi. Người Hàn rất thích ăn gà xào bắp cải bởi thời tiết xứ sở kim chi quanh năm mát mẻ, đặc biệt là khi trời sang thu vào đông. Món ăn có vị cay xé, ăn tới đâu là nóng bừng tới đó nên khiến ngay cả những người giỏi ăn cay cũng phải dành lời khen.
Gà xào cay thường được ăn kèm mì hoặc cơm. Ảnh: Nguyên Chi
Ra đời vào khoảng những năm 1960, gà xào cay nhanh chóng được ưa thích, lan truyền đi khắp cả nước và các nhà hàng Hàn Quốc ở nước ngoài. Dak galbi có xuất xứ từ thành phố Chuncheon, tỉnh Gangwon, ban đầu là món ăn dành cho tầng lớp bình dân là học sinh sinh viên và binh sĩ đóng quân gần đó. Một người chủ quán rượu được xem là "cha đẻ" của dak galbi đã tình cờ sáng tạo ra món ăn này trong một lần nhà hàng hết nguyên liệu. Do không còn thịt lợn để nấu cho khách ăn, ông đã nhanh trí thay thế bằng thịt gà nhưng cách tẩm ướp vẫn gần giống với các làm với thịt và sườn lợn, thêm chút bắp cải có sẵn và xào trên chảo gang lớn. Không ngờ, món ăn có hương vị rất đặc biệt, được thực khách yêu thích.
Sau này, người ta cải tiến, ướp gà trong sốt gochujiang trong nhiều giờ để cho có vị ngọt, cho thêm nhiều loại nguyên liệu khác cho hấp dẫn hơn như bạch tuộc, phô mai, khoai tây hay kim chi. Món ăn ngon nhờ vào loại nước sốt cay ngọt đặc trưng, xào thật nóng trên chảo gang, nghe tiếng xèo xèo hấp dẫn. Vị thịt gà mềm ngọt, đẫm nước sốt, bánh gạo dẻo dẻo, bắp cải giòn tươi, bạch tuộc dai dai, phô mai béo ngậy làm nên sức hấp dẫn khó cưỡng của món ăn bình dân.
Món ăn này có xuất xứ từ thành phố Chuncheon, tỉnh Gangwon. Ảnh: Nguyên Chi
Ăn dak galbi, người ta có thể cuốn thịt gà cùng các đồ trong chảo với rau diếp hoặc tía tô, ăn giống cách ăn thịt nướng, uống kèm bia hoặc nước lạnh để bớt cay. Cách khác là khi ăn đã lửng bụng, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho thêm cơm trắng hoặc mì để tận dụng phần nước sốt cay ngọt, đồng thời cũng làm giảm "sức nóng" với dạ dày. Món ăn rất dễ ám mùi và làm bẩn quần áo nên thực khách được phát tạp dề, găng tay để ăn.
Đừng quá ngạc nhiên khi tới 1-2h sáng, con phố dak galbi vẫn tấp nập khách ra vào và xèo xèo tiếng xào nấu. Giới trẻ Hàn Quốc rất thích ăn khuya bằng dak galbi. Do đó, càng về khuya, khu phố gà xào cay ở Myeongdong lại càng đông khách.
Làm bánh gạo cay Hàn Quốc từ...bánh tráng, chỉ tốn 5 phút nhưng mùi vị không khác gì bánh gạo thật khiến hội chị em phát cuồng Công thức làm bánh gạo cực mới lạ và sáng tạo này khiến cư dân mạng thi nhau làm thử ở nhà và cho ra thành quả bất ngờ. Những ngày này, khi mọi người đang thực hiện cách ly xã hội, phong trào nấu nướng trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Người người thi nhau khoe ảnh thành phẩm, nhà...