Bánh gai Chiêm Hóa
Bánh gai là đặc sản của đồng bào dân tộc Tày, huyện Chiêm Hóa. Bánh được làm từ lá gai và gạo nếp. Muốn có chiếc bánh thơm ngon thì khâu chọn nguyên liệu đầu vào là vô cùng quan trọng.
Loại gạo sử dụng phải là gạo nếp cái hoa vàng được xay mịn thành bột. Lá gai sau khi đã phơi khô, luộc kỹ rồi đem xay nhuyễn trộn đều cùng bột gạo và mật mía để làm thành lớp vỏ đen đặc trưng. Phần nhân bên trong cũng quan trọng không kém: đỗ xanh, hạt bí, dừa tơi, hạt sen và mỡ lợn đều cần được tuyển chọn cẩn thận và chế biến kỳ công. Thời gian làm một mẻ bánh hoàn chỉnh khoảng 7 giờ đồng hồ. Bánh gai Chiêm Hóa không có chất bảo quản nên chỉ có thể sử dụng 2 – 3 ngày kể từ thời điểm sản xuất. Để trong tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn, tuy nhiên bánh sẽ bị đông cứng lại, phải hấp mềm trước khi ăn.
Là loại bánh ngọt, nhưng vị ngọt của bánh gai Chiêm Hóa rất thanh, không gây cảm giác khé cổ. Khi thưởng thức, nhân đậu xanh quện với dừa tươi cho ta vị ngậy bùi. Bánh có mùi thơm của lá gai, phảng phất mùi của lá chuối khô. Cũng bởi hương vị đặc biệt của bánh gai Chiêm Hóa mà mỗi ngày, theo các chuyến xe khách, hàng nghìn cặp bánh đã được vận chuyển để làm quà cho nhiều người ở khắp các tỉnh, thành.
Hoàng Anh
Những loại bánh lá ngon "nức tiếng" làng ẩm thực Việt Nam
Đặc sản bánh Việt rất nhiều loại và kiểu dáng, hương vị khác nhau, dưới đây là những loại bánh lá nổi tiếng trong ẩm thực Việt.
Video đang HOT
Bánh gio, bánh tro - Bắc Giang
Khi lớp lá cuối cùng được bóc ra, chiếc bánh như một khối ngọc màu hổ phách trong vắt lộ ra, có thể nhìn thấu bên trong khối ngọc đó từng hạt gạo nếp nhỏ óng ánh. Khi ăn, chấm bánh vào bát mật mía vàng óng, thơm phức rồi nhẩn nha tận hưởng hương vị rất lạ của bánh tro.
Bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng ("chưng" trong "chưng cất", nghĩa là hấp nước, nhưng thực tế bánh được nấu bằng cách luộc) là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch).
Bánh chưng (Ảnh: Internet)
Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.
Bánh gai - Nam Định
Từ xưa, Nam ịnh vẫn có truyền thống làm bánh gai, lá gai ngay Cầu Ốc cũng có nhiều nhà trồng. Cách ăn cũng nghệ thuật. Bánh bóc làm sao khỏi dính lá, khi ăn sao cho khỏi rơi nhân.
Bánh tẻ
Bánh tẻ, có nơi gọi là bánh lá hoặc bánh răng bừa vì có hình dáng giống cái răng bừa, là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa, Việt Nam.
Bánh tẻ (Ảnh: Internet)
Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc cho chín. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau.
Bánh ít - Bình Định
Một chiếc bánh ít ngon được đánh giá là phải dẻo nhưng khi ăn thì không bị dính răng, có vị tinh khiết của lá gai, vị dẻo thơm của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị béo của dầu, vị bùi của đậu hòa quyện mà thành.
Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng đầy hấp dẫn. Bánh ít lá gai là đặc sản của đất võ Bình Định, về sau lan rộng ra các tỉnh thành và trở nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực miền Trung.
Phương Vũ
Thảo thơm bánh gai làng Hạ Ở làng Hạ, hầu như nhà nào cũng trồng cây lá gai làm bánh bởi đó là sản vật không thể thiếu trong mâm cỗ dịp hội làng. Cây lá gai ưa nơi ẩm mát, chẳng kén đất trồng. Vào mùa mưa, chỉ cần cắt những cành già giâm xuống đất là thời gian sau đã mọc lên những bụi lá gai um...