Bánh đúc vừa ngon vừa dễ làm, tranh thủ mát trời trổ tài ngay thôi
Bánh đúc là một thứ quà ăn chơi, giản dị nhưng đầy sức mê hoặc với nhiều cách chế biến từ nóng đến nguội, từ mặn đến ngọt. Mỗi món ăn đều có hương vị rất đặc trưng, khiến cho biết bao người nhớ đến một thời ký ức tuổi thơ.
1. Bánh đúc nóng
Nguyên liệu:
- Bột gạo tẻ: 2 lạng
- Bột năng: 1.5 lạng tạo độ giòn dai thay hàn the
- Thịt lợn xay 2 lạng
- Mộc nhĩ 5 cánh
- Rau mùi 1 mớ
- Hành khô 1 lạng
- Gia vị,mắm, đườg dấm, hạt tiêu, dầu ăn
Cách làm:
Phần bánh:
- Cho cả 2 loại bột vào nồi cho 1 lít nước ( có thể ít hơn tránh bột bị loãng, sau này trong khi nấu có thể chế thêm nước dần vào) khuấy tan rồi bắc lên bếp quấy đều cho chút gia vị vào rồi nấu đến khi thấy bột chín hơi trong hơn thì cho 2 thìa cơm dầu ăn rồi quấy kĩ thêm.
- Lúc này nhấc đũa hoặc thìa thấy bột dính nhau nhưng không phải dính dẻo mà là dính nhưng có đứt đoạn là được. Nếu thấy quá đặc thì thêm nước. Cho 1 chút dầu ăn vào khuấy đều.
Phần nhân:
- Thịt xay cho gia vị và mộc nhĩ đã ngâm nở và thái nhỏ vào trộn đều chờ 5p cho vào nồi với ít dầu xào chín.
- Hành khô thái mỏng phi vàng. Rau mùi rửa sach thái nhỏ.
- Nước chấm: cho mắm đường dấm và ít nước lọc, pha chua ngọt vừa ăn.
- Múc bánh ra bát cho thịt xào và rau mùi lên trên, chan nước chua ngọt rồi rắc hành khô phi vàng là được.
Ảnh: To Chau Nguyen
2. Bánh đúc lạc
Video đang HOT
Nguyên liệu:
- Bột gạo tẻ 500g
- Nước vôi trong 1,8l đến 2 lít
- Lạc 200g
- Dầu ăn, muối, bột canh, đường trắng.
- Tương bần hoặc mắm tôm.
Cách làm:
Bước 1: Lạc đem vo sạch sẽ rồi ngâm nước tầm 6 tiếng cho nở sau đó đem luộc chín, bóc sạch lớp vỏ lụa bên ngoài.
Bước 2: Cho 500 gr bột gạo vào 2 lít nước vôi trong , rồi khuấy đều cho bột tan, sau đó cho 1/2 thìa cà phê muối vào và tiếp tục khuấy cho tan. Cho vào tủ lạnh ngâm 2 tiếng cho bột nở rồi bỏ ra.
Bước 3: Cho hỗn hợp bột gạo đã nở vào nồi đun sôi, trong lúc đun chú ý quậy thật đều tay để tránh bị vón ,nên khuấy theo một chiều sẽ tan đều bột và mịn.
Bước 4: Khi bột sệt sệt thì cho lửa nhỏ và cho 3 thìa cà phê dầu ăn vào trộn đều , đậy vung 15 phút thì mở ra , dùng đũa khuấy đều một lần nữa rồi tiếp tục đun đều khi bột quánh lại là được.
Bước 5: Cho lạc đã chín vào hỗn hợp bột gạo đang đun rồi vặn lửa to vừa , đun thêm 7 phút nữa là được.
Bước 6: Cuối cùng múc ra bát , đĩa hoặc khuôn tùy ý thích). Đợi nguội rồi cắt ra ăn.
Bước 7: Pha hỗn hợp nước chấm: Cho nửa bát tương con tương bần với 1 thìa cà phê đường trắng quậy đều cho đường tan hết, thêm ớt nếu bạn thích ăn cay.
Chấm bánh đúc với tương bần thì ngon miễn chê.
Ảnh: Hoangyen Bui
Theo 24h.com.vn
Cách làm bánh bao nhân thịt vừa mềm vừa trắng, ai cũng mê
Cách làm bánh bao nhân thịt thơm ngon, trắng muốt, xốp mềm chỉ với vài bước đơn giản, cả gia đình bạn đã có ngay món bánh tuyệt ngon để thưởng thức rồi đấy.
MỤC LỤC
Nguyên liệu:
Vỏ bánh:
Nhân bánh:
Cách làm:
Bước 1: Làm vỏ bánh
Bước 2: Sơ chế nhân
Bước 3: Nặn bánh
Bước 4: Hấp bánh
Nguyên liệu:
Vỏ bánh:
- 1 gói bột bánh bao Vĩnh Thuận 400gr (có sẵn men nở)
- Đường kính 100gr
- 1 chút muối
- 200ml sữa tươi không đường
- 1 thìa dầu ăn
Nhân bánh:
- Thịt lợn xay: 2 lạng
- Lạp xưởng: 1 thanh
- Mộc nhĩ nấm hương: 7, 8 cái
- Bột nêm, hạt tiêu, hành khô 2 củ.
-Trứng cút
Cách làm:
Bước 1: Làm vỏ bánh
- Lấy 1 âu nhựa cho 50ml sữa tươi đã được đun ấm lên khoảng 30 độ, cho 1 thìa caffe đườg vào dùng thìa nhựa khuấy đều (dùng âu và thìa bằng kim loại sẽ làm chết men), sau đó cho gói men nở vào, khuấy đều, để 10 phút để men có bọt lên là đạt.
- Lấy âu to cho 400gr bột vào cùng men đã ủ (bớt lại 1 ít để làm bột áo đỡ dính) cho tất cả sữa và đường, chút muối rồi nhào đều tay khoảng 10 phút. Thêm 1 thìa dầu ăn rồi nhào thêm 10 phút nữa. Khi bột quện đều thì cho vào nồi cơm điện đậy nắp ủ 1 tiếng ( k bật bếp).
Bước 2: Sơ chế nhân
- Trứng cút luộc chín rồi bóc sạch vỏ, thịt xay trộn với hành khô băm nát, cho bột nêm và chút hạt tiêu.
- Miến, mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở thái nhỏ cho vào cùng thịt trộn đều.
- Lạp xưởng thái miếng nhỏ để riêng.
Bước 3: Nặn bánh
- Bột ủ xong mang ra nhào thêm 1-2 phút nữa, rồi chia thành những phần đều nhau to bằng cái chén rượu nhỏ (thì bánh cũng nở lên gấp rưỡi không to quá).
- Lấy từng phần bột mang ra cán mỏng, xếp nhân vào giữa rồi túm mép lại cho kín miệng bánh.
Lưu ý: Phần mép bánh phải được gói kín, nếu không sau khi hấp bánh sẽ bị bung và phần nước thịt sẽ bị chảy ra ngoài. Nhớ bột áo khi lăn cán hoặc nặn bánh để không dính tay.
- Lần lượt nặn hết rồi để bánh trong xửng hấp có lót 1 lớp giấy nến bên dưới, đợi bánh nở thêm nữa chừng 20 phút mới đem đi hấp.
Bước 4: Hấp bánh
Lấy nồi hấp đun cho nước thật sôi, cho thêm 2 thìa dấm vào nước để bánh được trắng hơn, cho bánh vào hấp khoảng 18-20 phút là được.
Lưu ý: nếu bánh hấp quá lâu, bánh sẽ bị xẹp cứng không nở xốp, nếu thời gian hấp chưa đủ sẽ dẫn đến tình trạng nhân bánh bên trong chưa được chín.
Theo 24h.com.vn
Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, bánh đúc ở Hà Nội cũng có đủ kiểu khác nhau Đơn giản và dung dị, bánh đúc vẫn đủ sức hấp dẫn mọi thế hệ với nhiều kiểu ăn khác nhau. Ở Hà Nội có những kiểu ăn bánh mì chấm hay ho mà mùa nào cũng thấy "ngon hết sẩy" Người Quảng Trị có món ăn chơi cực lạ: bánh đúc rau câu chấm với ruốc Đi tìm những hàng bánh đúc...