Bánh dừa Giồng Luông ngon nức tiếng
Chiếc bánh dừa Giồng Luông giá chỉ 2.500 đồng nhưng đã giúp nhiều hộ nghèo ở các xã Tân Phong, Đại Điền, Phú Khánh (H.Thạnh Phú, Bến Tre) có việc làm tăng thu nhập.
Chiếc bánh của người nghèo
Các cụ cao niên tại Thạnh Phú cũng không nhớ rõ bánh dừa Giồng Luông được làm từ khi nào nhưng họ khẳng định nguồn gốc bánh xuất phát ở ấp Vĩnh Bắc (xã Đại Điền). Theo đó, khoảng năm 1900, một số gia đình nghèo tập trung về ấp Vĩnh Bắc sinh sống.
Do đây là vùng đất ven sông Hàm Luông, lại không có đê bao ngăn mặn nên chỉ có một số loại cây hoang dại, dừa nước và vông đồng sống được. Khi đến đây, đàn ông trong các gia đình nghèo đi làm thuê cho những gia đình giàu có, còn phụ nữ thì mò cua bắt ốc.
Vào một tết nọ, những người chồng được chủ tặng bánh tét nên các chị mang ra gốc vông đồng thưởng thức. Bỗng một chị lóe lên ý tưởng làm những cái bánh tét thu nhỏ để chồng ăn vững bụng trong những buổi làm đồng thuê. Tuy nhiên, cả cánh đồng bạc màu không có chuối để lấy lá nên các chị thử dùng cờ bắp (phần đọt non của cây dừa nước) lấy lá quấn nòng (gói) bánh. Từ đó, bánh dừa xứ Vĩnh Bắc (hay bánh dừa Giồng Luông) ra đời.
Bánh dừa Giồng Luông hiện cung không đủ cầu – Ảnh: Tự Đồng
Video đang HOT
Ông Lê Văn Trung, Bí thư Đảng ủy xã Đại Điền, cho biết tuy bánh dừa ai ăn cũng khen nhưng do một thời gian dài đò ngang cách trở nên dân Vĩnh Bắc không mang bánh đi xa được, chủ yếu làm đủ ăn trong gia đình và bán cho hàng xóm. Theo thời gian, chợ Giồng Luông dần trở thành trung tâm buôn bán của khu vực nên bánh dừa trứ danh này đã theo chân các lái buôn đi khắp Nam bộ.
Quyết đưa bánh đi xa
Bánh dừa Giồng Luông nổi tiếng hơn trăm năm qua bởi sắc vàng óng cuộn thếp vòng xoắn ốc của lớp vỏ, hương vị ngọt béo, dẻo thơm của nếp. Bây giờ, không chỉ những người con ở Thạnh Phú mà khách du lịch đến đây ai cũng tìm mua cho bằng được bánh dừa Giồng Luông để thưởng thức và mang về làm quà.
Bà Nguyễn Thị Thêm (51 tuổi, ở ấp Vĩnh Bắc) cho biết để có chiếc bánh dừa ngon, nếp được bà gút 3 lần, đợi cho ráo rồi ngâm với nước vừa để nếp mềm nở, sau đó dùng dừa khô băm nhuyễn, trộn thêm muối, đường vào nếp. Trong lúc đó, chồng bà tách đọt dừa nước ra, lấy từng cọng lá róc bỏ phần gân, phần gần lá được chẻ làm đôi dùng để buộc thân bánh.
Nhân bánh dừa rất đa dạng, gồm chuối, đậu xanh, hoặc có những chiếc bánh chỉ có nếp và dừa. Để làm được nhân chuối thơm ngon cần phải chọn chuối xiêm vừa chín tới, cắt đôi theo chiều dọc (trái nhỏ thì để nguyên) sau đó ướp thêm đường. Đối với nhân đậu phải dùng đậu xanh bỏ vỏ, nấu chín cho đến khi nhuyễn và sánh đặc.
Chuẩn bị từng khâu tỉ mỉ nhưng công đoạn khó nhất và tạo sự hoàn hảo cho chiếc bánh chính là khâu quấn nòng sao cho đều đặn từng vân lá. Sau khi quấn nòng phải nhanh chóng cho nguyên liệu bánh vào nếu không các vân lá co lại tạo lỗ hở nước sẽ tràn vào lõi bánh. “Công việc không nặng nhọc nhưng phải kỹ lưỡng, chỉ cần ẩu một khâu sẽ dẫn tới cái bánh không còn là bánh dừa Giồng Luông. Vì vậy, dù quần quật suốt ngày nhưng vợ chồng tôi cùng với thằng con trai chỉ làm được khoảng 400 cái bánh”, bà Thêm nói.
Bây giờ, bánh dừa Giồng Luông nổi tiếng khắp nơi nhưng do giá thấp (2.500 đồng/cái) nên chỉ còn một số gia đình như bà Thêm, bà Em, ông Bé Tư theo nghề dưới dạng cha truyền con nối. “Như gia đình tôi 3 người làm rất cực nhưng lời mỗi ngày chỉ khoảng 300.000 đồng. Do đó con gái tôi thà đi Tiền Giang làm công nhân chứ nhất quyết không chịu theo nghề”, bà Thêm nói.
Tuy nhiên, theo ông Đào Công Thương, Phó chủ tịch UBND H.Thạnh Phú, qua khảo sát gần đây cho thấy nhu cầu của khách hàng đối với bánh dừa Giồng Luông khá lớn nhưng không đủ nguồn cung. “Vì vậy, chúng tôi sẽ tập hợp những người nghèo không có nghề nghiệp tại 3 xã Đại Điền, Phú Khánh, Tân Phong tổ chức cho họ làm ăn kiểu hợp tác xã.
Trong đó, tạo điều kiện cho một bộ phận học nghề ở nhà làm bánh, bộ phận còn lại sẽ chia nhóm đi bỏ mối và bán tại các điểm du lịch. Đồng thời nhờ Sở KH-CN hỗ trợ kỹ thuật nâng thời gian bảo quản bánh từ 4 lên 7 ngày để tiện cho việc đưa bánh đi xa”, ông Thương nói
Theo Thanhnien
Vị của quê
Buổi trưa hôm ấy, tôi là một người khách phương xa lỡ đường, dừng chân ăn vội ở quán bún nhỏ không có tên ở thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn). Tôi có dịp thưởng thức lại món bún sả - được xem là đặc sản của xứ này.
Ngoài việc cảm nhận vị ngon lạ miệng của tô bún, tôi có thêm những trải nghiệm rất nhẹ nhàng, an yên.
Trong cơn đói muộn bữa, tôi vẫn thấy tô bún sả được dọn ra không thật sự ngon xuất sắc. Trên cùng là một nhúm rau răm, lớp hỗn hợp sả và cá, giữa là bún, còn rau nằm cuối. Chỉ có vậy. Khách muốn thêm chút ớt bằm, nặn miếng chanh, nêm thêm muỗng mắm me hoặc nước mắm, ăn kèm với trứng vịt lộn... tùy khẩu vị. Nhưng khéo ở chỗ, trộn tô bún lên, mỗi một gắp đũa cho vào miệng đều như tan ra. Sả chẳng cay nồng, cá chẳng tanh, cũng không xảm xảm. Tất cả đều mặn vừa đủ, thơm vừa đủ, no vừa đủ, lại vừa giá tiền 12.000 đồng/tô. Thông thường, đối với các món bún, khi buông đũa, người ăn hay chừa lại một phần nước lèo trong tô. Nhưng riêng bún sả, toàn bộ "linh hồn" nằm ở phần nước, nên cách ăn đúng nhất là húp sạch. Nhìn tô bún trống không, chủ quán sẽ mãn nguyện lắm!
Hơn 20 năm trước, sau một lần tình cờ được biết đến món bún sả từ Campuchia, mẹ và dì (là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer) của chị Nguyễn Ngọc Bích (sinh năm 1983, ngụ thị trấn Óc Eo) rất muốn tự tay nấu món này. Họ nấu thành công, dù hương vị không hoàn toàn giống, nhưng vẫn hợp khẩu vị của người dân xung quanh. Nguyên liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản: ngải bún, sả non, tỏi, đậu phộng, cá lóc... giã nát thành một hỗn hợp nhuyễn đục, cho vào nồi nước, khi chín thì nêm nếm cho vừa ăn. Mắm bồ hóc dường như không hợp với khẩu vị và sức khỏe của người dân gần đây, nên gia đình chị giản lược ra. Muốn ngon chút nữa thì cho ít nước dừa tươi vào. Nồi nước lèo hoàn thành có màu vàng nhạt, đùng đục, chẳng bắt mắt như nồi nước của bún cá, bún riêu, phở... thông thường. Thậm chí, vắng cả màu xanh, màu trắng của hành ngò hay màu nâu đen của tỏi phi. Tất cả chỉ nhàn nhạt một sắc màu đơn điệu. Khách kén ăn, có khi nhìn nồi nước lèo xong lại quyết định... kêu món khác.
Chị Bích và quầy bún "gia truyền"
Cái tô bún đơn giản, nồi nước lèo nhàn nhạt ấy vậy mà theo chị Bích gần thế kỷ, từ thời mẹ chị, dì chị, rồi đến chị "tiếp quản", "nâng cấp" dần lên. Ai cũng phải thức khuya, dậy sớm chuẩn bị nguyên liệu nấu bún: cạo vỏ ngải, gỡ xương cá, quết giã mỏi cả tay. Đỡ một cái là chi phí cho nồi bún không nhiều. Hồi lúc quê còn heo hút, thưa người, gia đình chị chia nhau lội bộ, gánh nồi bún đi tìm khách. Có điều kiện hơn một tí thì chuyển qua đẩy xe đẩy, ra chợ bày sạp nhỏ đón khách. Khá thêm chút thì chở đồ ra chợ bằng xe Honda, nhưng vẫn mất công đi về vài lượt. Còn bây giờ, nhà cửa khang trang, rộng rãi, chị mở tiệm ăn phía trước, 6 giờ sáng đến chiều tối quanh quẩn trong tiệm. Chị không cần phải giã nguyên liệu nữa, chuyện đó có máy xay phụ trách. Nhưng không hiểu sao, chị vẫn cảm thấy nồi nước lèo được nấu bằng nguyên liệu giã tay ngày trước đậm đà, quến đầu lưỡi hơn. Chỉ có điều, ngoài món bún sả, chị còn phải lo nấu bún cá, bún cua... không đủ thời gian để chăm chút nhiều hơn theo ý muốn trong lòng mình.
Trên đoạn đường ngắn, có vài quán bún sả nối đuôi nhau bày bán. Nhưng tất cả đều bán kèm với các loại thức ăn khác, chứ không bán mỗi món bún sả. Lý giải điều này, những người bán đều bày tỏ: là đặc sản, ngon đến đâu đi nữa thì người dân địa phương ăn hoài cũng ngán. Họ bán món ăn này chủ yếu phục vụ khách vãng lai. Ngày thường, bán được vài chục tô là mừng. Còn lễ, Tết, khách đi đường đông, người tha phương trở về quê, số lượng tăng gấp rưỡi, gấp đôi. Cái tô bún nhàn nhạt màu, nhàn nhạt mùi mà làm người xa xứ nhớ quay quắt! Thèm vị quê, nhiều người đặt chủ quán nấu sẵn, hết ngày nghỉ, họ mang theo lên tận Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh... để được thêm 1 lần ăn nữa, "cầm cự" đến lần về quê tiếp theo.
Bún sả
Tôi hỏi chị Bích: "Có bao giờ chị muốn "buông" nồi bún sả?". "Tôi xem đó là "nghề gia truyền", ít nhiều gì cũng bán tiếp tục, chứ không nghỉ được. Món bún này là kỷ niệm của thế hệ trước truyền lại nên tôi sẽ cố gắng bán đến lúc nào hết nổi thì thôi. Nói "gia truyền", vậy chớ tôi chưa biết hết đời mình rồi sẽ truyền nghề lại cho ai. Con cháu chắc chắn sẽ có hướng đi riêng, dễ gì chịu gắn bó với nồi bún. Mà nếu tụi nó có muốn buôn bán, tôi cũng không nỡ. Nghề này cực thấy mồ, thức đêm thức hôm. Vợ chồng tôi vất vả mười mấy năm trời, thậm chí đến giờ mới dám sinh thêm đứa nữa" - chị Bích bày tỏ, ánh mắt thật hiền.
Tôi tin rằng, chị đang rất hạnh phúc. Cuộc sống chị hiện tại bình dị như món bún sả vậy. Bên bếp lửa ấm và mấy nồi nước lèo nghi ngút khói, chị chăm chút từng tô bún cho khách. Rảnh tay thì lau chùi, dọn dẹp bàn ghế, chuẩn bị nguyên liệu cho ngày bán kế tiếp, mắt dõi theo bước chân "lon ton" của đứa con út. Hồi đó giờ cái quán chưa từng có tên, nên chị tính hôm sau sẽ đặt làm một cái biển hiệu mới to hơn, ghi tên mình để khách dễ tìm... Chính vì thế, trong ký ức của tôi, bún sả không chỉ là một món ăn lạ miệng, mà còn chất chứa tình quê, đong đầy mong ước về một cuộc sống an an, ổn ổn của người quê.
Theo Angiang
Bữa sáng mùa đông có món cháo nóng hổi nấu cực nhanh này thì không ai phải ra ngoài ăn sáng nữa! Với toàn những nguyên liệu tốt cho sức khỏe, bạn sẽ có món cháo đầy dinh dưỡng cho cả nhà thưởng thức vào những ngày mùa đông trời lạnh. Nguyên liệu: 30g gạo 20g hạt kê 5g súp lơ xanh 8g cà rốt đã gọt vỏ 1 lòng đỏ trứng Cách làm Súp lơ xanh rửa sạch rồi chần qua nước sôi rồi...