Bánh đậu xanh trái cây và 3 loại bánh hấp dẫn dịp Tết ở Huế
Huế với nền ẩm thực phong phú luôn là địa điểm cuốn hút nhiều du khách khám phá. 4 loại bánh sau là hương vị độc đáo không thể thiếu tại cố đô vào dịp năm mới.
Bánh đậu xanh trái cây: Loại bánh đậu xanh nặn hình trái cây này có nguồn gốc từ cung đình Huế, được gọi là bánh “quý tộc” bởi trước kia vốn chỉ dành cho các vua chúa, quan lại thưởng thức. Đây là một món bánh phổ biến trong dịp Tết tại mảnh đất này. Ảnh: Foodyhue, Bigsister_92.
Bánh có nguyên liệu đơn giản gồm đậu xanh đãi vỏ, nước cốt dừa, đường trắng và bột rau câu. Những chiếc bánh được tạo hình kỳ công và lên màu tỉ mỉ với nhiều loại quả như na, khế, ớt, đu đủ, xoài, măng cụt… Ảnh: Nguyengiahuy90, Cinengocdiep.
Hương vị ngọt bùi thơm ngon của bánh và độ mềm mịn tan trong miệng khi thưởng thức tạo nên sức hút đối với trẻ em lẫn người lớn. Sắc màu rực rỡ của những chiếc bánh đậu xanh ngũ sắc luôn mang lại không khí tươi vui mỗi dịp Tết đến xuân về. Ảnh: Khánh Vân.
Video đang HOT
Bánh in: Dịp Tết đến, làng Kim Long lại nhộn nhịp bởi tiếng đập bột, in bánh và cho ra lò những chiếc bánh vốn chỉ dành cho vua chúa. Nguyên liệu tạo nên hương vị hấp dẫn của bánh in gồm bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường. Bánh thường được đúc thành hình vuông. Mặt bánh được khắc chữ Phúc, Lộc, Thọ hoặc một số hình hoa văn tinh tế. Ảnh: Foody, Pinterest.
Những chiếc bánh in có màu trắng nguyên bản, dẻo và thơm được gói trong giấy ngũ sắc. Cứ mỗi độ xuân về, từng tòa tháp bánh in đủ màu lại được bày bán khắp phố phường. Các gia đình cũng thường dùng loại bánh này để thờ cúng, đãi khách và nhâm nhi với trà vào dịp Tết. Ảnh: Minh Thảo, Wiki.
Bánh tét: Nhắc đến những món bánh cổ truyền ngày Tết ở Huế không thể thiếu bánh tét. Bánh tét có phần vỏ gói săn chắc. Bạn có thể lựa chọn vị chay với nhân đậu xanh hoặc vị mặn với nhân thịt lợn. Bánh có hình trụ dài, được gói công phu và kỹ lưỡng. Khi cắt bánh tạo khoanh tròn, đều và đẹp. Ảnh: Thao243.
Làng Chuồn (thôn An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang) được xem là nơi nấu bánh tét nổi tiếng bởi chất lượng nếp có vị thơm đặc trưng riêng. Những ngày cuối tháng Chạp cũng là lúc người dân tại làng Chuồn tất bật chuẩn bị những đòn bánh tét nóng hổi, thơm lừng để phục vụ cho các gia đình vào dịp Tết. Ảnh: Wordpress, Pinterest.
Bánh chưng: Huế là một trong những nơi còn lưu giữ nét văn hóa gói bánh chưng ngày Tết. Từ những nguyên liệu đơn giản như thịt heo, đậu xanh và gạo nếp lại tạo nên hương vị dân dã, ngọt ngào, thấm đượm hồn dân tộc. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
Vào những ngày cuối năm, không khí tại mỗi gia đình luôn trở nên rộn ràng khi cả nhà quây quần gói bánh chưng bằng lá dong, lá chuối. Khoảng thời gian ngồi bên bếp lửa hồng chờ bánh chín là lúc ôn lại những câu chuyện đẹp trong năm qua. Chiếc bánh màu xanh hấp dẫn này cũng là thức quà tinh tế mà mỗi người trao nhau trong dịp Tết sắp đến. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
Theo Zing
Ý nghĩa của 5 loại bánh truyền thống ngày Tết
Trời đất giao hòa, sắp sang năm mới. Bên cạnh những mâm cỗ dành cả tình cảm và sự trân trọng để tưởng nhớ tổ tiên thì các loại bánh ngày Tết cũng được dành nhiều sự kỳ công và tâm huyết.
Ẩm thực ngày Tết - những điều sâu sắc và thiêng liêng
Cả nước ăn Tết cùng một mùa nhưng mỗi vùng miền lại có những đặc trưng. Ẩm thực ngày Tết cũng vậy, từ miền Bắc vào đến miền Nam, đâu đâu cũng gặp những đặc sản vừa mang dáng dấp quê hương, vừa mang tinh thần dân tộc sâu sắc.
Bánh chưng
Đối với mỗi người dân đất Việt, hẳn không ai không biết bánh chưng với sự tích Lang Liêu đã đi vào tâm thức. Bánh chưng tượng trưng cho sự hòa hợp của đất trời, sự gắn bó của gia đình và tinh thần đoàn kết của dân tộc.
Mùa xuân của nhiều người con miền Bắc bắt đầu bằng một buổi tối giá lạnh, cả nhà ngồi quây quần gói bánh chưng rồi cả đêm thức trông nồi bánh bên bếp củi. Nguyên liệu làm bánh phải là những nguyên liệu tươi ngon nhất, gạo nếp dẻo, đỗ xanh đãi sạch vỏ, thịt ba chỉ ướp tiêu, thêm ít thảo quả cho dậy mùi. Bánh luộc chín, ép cho kỹ rồi mang lên cúng gia tiên. Miếng bánh mềm, xanh và thơm phức khiến người ta hay nói: "thấy bánh chưng, là thấy Tết".
Bánh tét
Bánh tét có nguyên liệu và cách chế biến rất giống với bánh chưng. Chỉ có điều bánh chưng hình vuông còn bánh tét hình trụ. Bánh tét là Tết của người phương Nam trong khi bánh chưng là đặc sản của miền Bắc.
Bánh Tết - loại bánh ngày Tết của người miền Nam
Người miền Trung và người miền Nam đi lễ tết hay biếu nhau "mấy đòn bánh tét". Bánh tét tượng trưng cho sự che chở của tình mẫu tử, là thức quà không thể thiếu trong mỗi gia đình những ngày đầu năm mới.
Bánh in
Bánh in được làm từ đậu xanh, bột nếp, bột năng, thêm chút đường cho ngọt ngào có in chữ phúc, lộc, thọ như một lời gửi gắm thân tình và trân quý. Ngày trước, bánh in được dành cho Vua chúa ở kinh thành xưa. Còn ngày nay, bánh in trở thành món bánh cổ truyền của cố đô Huế.
Người Huế nhẹ nhàng, đến ngay cả món bánh truyền thống cũng thấy nhẹ nhõm. Huế trầm lặng, bánh in cũng lặng lẽ mỗi độ Tết đến xuân về. Nhưng với những người con Huế, không có bánh in thì ngày xuân có lẽ vẫn chưa về.
Bánh tổ
Từ Huế, qua đèo Hải Vân để vượt qua cánh tay vạm vỡ của dãy Trường Sơn vươn ra biển sẽ vào đến vùng Đà Nẵng - Quảng Nam. Xứ Quảng thật nhiều những điều đơn sơ mà không kém phần thú vị. Và bánh tổ là một trong những điều như vậy.
Bánh tổ - món bánh truyền thống của xứ Quảng
Đây là loại bánh truyền thống của người dân xứ Quảng mỗi dịp Tết. Bánh tổ được làm từ gừng, gạo nếp và đường đen đem lại may mắn cho cả một năm dài cho vùng đất còn nhiều khó khăn này.
Bánh đậu xanh
Nhờ bánh đậu xanh, Hải Dương trở nên nổi tiếng cả nước. Bánh đậu xanh bây giờ được bán quanh năm, nhưng đây vẫn là món bánh được sử dụng rất nhiều trong những ngày Tết. Bánh đậu xanh ngọt ngào, mịn màng dùng kèm với trà nóng trở thành một món ăn chơi rất thú vị trong những ngày Tết thảnh thơi.
Bánh đậu xanh - mừng năm mới ngọt ngào và sung túc
Bánh đậu xanh còn được trình bày cầu kỳ, bày trí đẹp mắt trong những hộp hình rồng phượng hoặc đồng tiền biểu trưng cho sự thịnh vượng và ấm no cho gia chủ cả một năm dài. Và đến bây giờ, đây vẫn là món bánh được nhiều người làm quà biếu nhau chúc một năm mới sung túc.
Theo Thoidai
Cách làm bánh đậu xanh Các bạn cũng thấy bánh đậu xanh rất thơm ngon, vị ngọt của đường và mùi thơm của đỗ xanh rất hấp dẫn, cùng tham khảo cách làm bánh đậu xanh dưới đây nhé. Nguyên liệu: -150g đỗ xanh -50g bột mì -100g đường trắng -50ml nước cốt dừa -20ml sữa đặc -Khuôn bánh Cách làm: Bước 1: Các bạn mua đỗ đã...