Bánh đa nem làng Chiều
Nem làng Chều, xã Nguyên lý, huyện Lý Nhân nức tiếng khắp cả nước chứ không riêng gì tỉnh Hà Nam. Dẫu có lúc thăng, lúc trầm nhưng thương hiệu bánh đa nem 700 năm nay vẫn là món ngon trong số những đặc sản vùng chiêm trũng.
Lịch sử 700 năm tuổi
Làng Chều là tên gọi cổ xưa, cũng chẳng ai biết có từ bao giờ nhưng ngay cả những người già ở làng cũng không hiểu hết ý nghĩa của tên gọi cổ đó. Chỉ biết tên làng gắn liền với nghề làm bánh đa nem truyền thống từ rất lâu đời, khoảng 500 đến 600 năm về trước.
Bánh đa nem làng Chều xuất hiện khoảng năm 1349 (đời Trần Dụ Tông) với công lao đặt nền móng của cụ Tổ nghề Trần ình Hán. Gia đình cụ Trần Văn Hám làm nghề xay xát gạo. Lúc bấy giờ dân làng khó khăn, gạo làm ra tiêu thụ chậm nên cụ đã nghĩ ra một cách là ngâm gạo xong giã nhuyễn thành bột nước và hấp lên nồi nước sôi đến khi nước bột thành bánh. Khi chín, mang ra phơi khô, thái thành miếng nhỏ như bánh phở bây giờ, nấu lên ăn thấy thấy lạ miệng và ngon. Từ đó, mọi người cùng nhau làm theo và hoàn thiện dần thành món bánh đa truyền thống. Người đàn ông đó có tên là Trần ình Hãn, được dân làng suy tôn làm ông tổ nghề bánh đa, làm thành hoàng làng, thờ trong đình và hàng năm làng đều tổ chức lễ hội vào ngày 10 tháng 2 âm lịch để tưởng nhớ đến công lao của ông cũng như truyền thống nghề làm bánh đa. ó cũng là dịp những người làm nghề của làng do nhiều điều kiện khác nhau phải li tán khắp nơi về hội tụ và gặp gỡ bạn hàng.
Hiện nay, địa danh làng Chều chỉ còn là tên gọi trong dân gian, được truyền khẩu. Còn về đơn vị hành chính thì khu vực làng Chều trước kia, nay được biên chế thành xóm 1 và xóm 5 của thôn Mão Cầu (thôn có tất cả 5 xóm), xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Cả xã Nguyên Lý hiện cũng có tới 11 xóm (trên tổng số 20 xóm) có nghề làm bánh đa, từ bánh đa nem, bánh đa phở, miến…, nhưng bánh đa làng Chều vẫn được mọi người quanh vùng nhắc đến như một đặc sản riêng, chỉ có ở vùng quê này. Năm 2008, xóm 1 và 5 thôn Mão Cầu được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam công nhận là làng nghề “Bánh đa làng Chều”.
Bánh đa nem làng Chều xuất hiện khoảng năm 1349 (đời Trần Dụ Tông) với công lao đặt nền móng của cụ Tổ nghề Trần ình Hán. Ảnh: internet
Mỗi nhà một bí quyết
Video đang HOT
Người làng Chều làm bánh đa nem theo cách riêng của họ. Nguyên liệu của bánh đan nem làng Chều được làm từ gạo tẻ, được lựa chọn một cách kỹ lưỡng để chất lượng bánh được đảm bảo. Rồi trải qua nhiều công đoạn, từ ngâm gạo, cho vào cối xay, làm chín qua nồi áp suất, đem phơi trên những chiếc phên tre và cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm.
Nhưng quan trọng là ở bí quyết pha chế nguyên liệu khi gạo được giã thành bột nước. Mỗi nhà, mỗi gia tộc đều có bí quyết riêng biệt, nhà thì dùng muối để bánh đa thêm mặn mà, nhà lại dùng rượu để sản phẩm dẻo hơn. Tuy nhiên, quan trọng nhất là ở khâu tráng bánh trên nồi nước sôi. Với kinh nghiệm, họ biết ở nhiệt độ nào thì sản phẩm chín tới và nhiệt độ nào để bánh đa nem có được màu sắc trắng sáng và giữ được hương thơm của gạo. … Bên cạnh đó, khâu phơi bánh cũng là một khâu hết sức quan trọng, khi đem phơi cần có đủ nắng, nếu không bánh sẽ ỉu và thiếu độ trắng cần thiết, nhưng nếu dư nắng, bánh sẽ cứng và nứt. Vì vậy, công đoạn phơi bánh đa nem là một công đoạn khá công phu, cầu kỳ. Những chiếc bánh đa nem dưới bàn tay của người “nghệ sỹ” làm bánh được làm ra với màu bánh trắng, mềm và có độ dẻo cao, thơm mùi gạo.
Giờ đây đi vào bất cứ hộ dân nào ở làng Chều, người lạ cũng dễ bắt gặp những khu bếp dành riêng để chế biến bánh đa nem. Từ cụ già đến trẻ em đều ngồi quây bên những bếp lò ngập khói để tráng bánh. Và cứ khoảng 5 giờ chiều mỗi ngày, trên mọi ngả đường thôn quê ấy người ta nô nức đi thu lượm những phên tre phơi bánh để bóc tách hoàn thiện sản phẩm.
Nguyên liệu của bánh đan nem làng Chều được làm từ gạo tẻ, được lựa chọn một cách kỹ lưỡng để chất lượng bánh được đảm bảo. Ảnh: internet
Bánh đa làng Chều truyền thống xưa kia chỉ có một kích thước hình tròn với đường kính khoảng 20 centimet, dày như bánh phở, sau được cải tiến dần thành bánh đa nướng với độ tráng mỏng hơn, rồi gần đây mới cải tiến thành bánh đa nem với nhiều kích cỡ, hình dáng, độ dày mỏng khác nhau, tuỳ theo mục đích sử dụng như bánh đa nem rán, bánh đa nem cuộn… Với công thức riêng chỉ được truyền nghề trong làng, bánh đa ở đây ăn một lần không thể nào quên, không thể lẫn vào bất cứ bánh đa nơi nào khác được. ó là vị thơm của gạo, giòn tan nhẹ nơi đầu lưỡi, vị ngon ngấm dần vào thực quản và đặc biệt là chất lượng bánh đa làng Chều có thể lâu bền với thời gian, lâu biến chất, dù được bảo quản ở những nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.
Hằng năm, cứ vào tháng 11 âm lịch là thời điểm bánh được chuyển đi khắp mọi miền đất nước để người dân sắm sửa, chuẩn bị cho những món ăn ngon trong dịp Tết; giá bán lại rất rẻ, chỉ 10.000đồng/100 lá bánh. Mỗi ngày làng Chều xuất ra thị trường trên 100 tấn bánh đa nem. Làng cũng giải quyết cho tất cả lao động địa phương và thu hút nhân công từ nhiều vùng khác. Từ làng Chều, hiện nay nghề làm bánh đa nem đã phát triển tới 13/20 xóm ở xã Nguyên Lý, đem lại cho làng nghề gần 200 tỷ đồng/năm.
Nhằm bảo vệ kết quả của quá trình khôi phục và giữ gìn nghề truyền thống cho địa phương, doanh nghiệp… Năm 2010, Sở KH – CN tỉnh đã triển khai thực hiện dự án: “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể bánh đa nem làng Chều”. Dự án thuộc chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
Thành phẩm ngon giòn từ chiếc bánh đa nem làng Chiều. Ảnh: internet
Năm 2011, Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh bánh đa nem làng Chều đã được thành lập với 52 hội viên là các hộ, cơ sở sản xuất của xã Nguyên Lý, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm bánh đa nem. Hiệp hội đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Bánh đa nem làng Chều” tại Cục Sở hữu trí tuệ. Ngày 18/10/2011, Cục đã ra Quyết định số 40489/Q-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể số 173772 cho nhãn hiệu tập thể ” Bánh đa nem làng Chều kinh doanh (mua và bán) sản phẩm bánh đa nem. Theo đó, tất cả các thành viên của Hiệp hội sản xuất và kinh doanh bánh đa nem làng Chều thuộc địa bàn xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam sẽ được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể “bánh đa nem làng Chều” cho sản phẩm bánh đa nem.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử bánh đa nem Nguyên Lý vẫn tồn tại và phát triển, đây cũng là nét đẹp văn hoá của một làng nghề truyền thống. Với những giải pháp và sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương, hi vọng rằng trong thời gian tới sản phẩm bánh đa nem làng Chều sẽ còn vươn xa trên trường quốc tế.
Thanh Huyền
Nức thơm bánh đa làng Chòm
Không ai biết, nghề bánh đa làng Chòm (xã Thiệu Châu, nay là xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa) có từ bao giờ, chỉ biết rằng nghề đã gắn chặt với tên làng. Nhưng với bao biến cố, thăng trầm nét độc đáo của làng nghề vẫn được lưu mãi cùng thời gian.
Nghề bánh đa làng Chòm, xã Tân Châu (Thiệu Hóa) được gìn giữ qua hàng trăm năm.
Theo các cụ cao niên làng Chòm (nay còn gọi là làng Đắc Châu), ngay từ thời xa xưa khi cỏ cây còn rậm rạp, dọc theo triền sông Chu đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc trồng trọt, vì vậy một nhóm người từ phương Bắc đã ở lại sinh sống thành một chòm. Rồi mỗi ngày, theo dòng chảy của thời gian dân cư thêm đông đúc và nghề làm bánh đa cũng phát triển theo sự sinh sôi ấy. Cứ thế, nghề thêm hưng vượng, dân số sinh sôi nảy nở, từ chòm lên xóm, lên làng rồi thành xã Tân Châu như ngày nay. Dù tên gọi đã thay đổi theo thời gian, đất đai, con người cũng nhiều đổi khác, thế nhưng người dân nơi đây vẫn yêu, vẫn thương và gìn giữ mảnh hồn làng bằng cái tên làng Chòm như từ thuở lập địa.
Là người có hơn 20 năm gắn bó với nghề, chị Lê Thị Huệ, thôn Đắc Châu 1, cho biết: "Tôi gắn bó với nghề này từ lúc 14, 15 tuổi. Cũng chẳng biết nghề có từ bao giờ nhưng khi sinh ra tôi đã thấy ông bà, bố mẹ làm bánh rồi. Trung bình mỗi ngày tôi thường tráng được khoảng 1.000 chiếc bánh. Hôm nào đơn hàng nhiều thì chồng tôi cũng tráng phụ thêm. Ở những gia đình làm nghề truyền thống này, phụ nữ hay đàn ông đều thành thạo việc làm bánh".
Theo những người làm nghề ở đây, bánh đa làng Chòm được làm theo phương pháp thủ công truyền thống và có phần cầu kỳ hơn các nơi khác. Từ xa xưa, người dân thường dùng cối đá để xay bột, thanh niên nam nữ là những người đảm nhận công việc này, bởi nó khó nhọc và tốn rất nhiều thời gian. Từ tờ mờ sáng, khi mọi người đang chìm trong giấc ngủ thì người dân làng Đắc Châu đã phải thức dậy để phơi những mẻ bánh còn chưa kịp khô hẳn từ hôm trước và cũng là để bắt tay vào chuẩn bị làm mẻ bánh tiếp theo của ngày hôm nay.
Chị Đỗ Thị Loan, thôn Đắc Châu 1 tâm sự: "Để có bánh đa ngon cần rất nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất vẫn là bột để tráng bánh. Bột càng xay được bằng tay, càng thơm càng dẻo nhưng mà vất vả và kém năng suất lắm. Trước kia, người dân vẫn xay bột nước từ cối đá nhưng những năm gần đây, do kỹ thuật phát triển nên những chiếc máy xay bột bằng điện đã được thay cho sức người, vì vậy, người làm nghề có phần đỡ vất vả hơn. Công việc của chúng tôi thường bắt đầu từ 3h sáng và kết thúc vào khoảng 13h chiều mỗi ngày", chị Loan cho biết.
Những công đoạn làm bánh được người dân thực hiện rất nhịp nhàng, trong gia đình mỗi người một việc. Tráng bánh đa rất vất vả, khó nhọc vì phải nhanh mắt, nhanh tay và dường như toàn bộ cơ thể đều phải làm việc. Người phụ nữ làng Chòm thạo nghề, mỗi ngày có thể tráng được cả nghìn chiếc bánh. Vợ tráng đến đâu, chồng và con lo việc phơi bánh đến đó. Xưa tráng bánh thường đun bằng củi, giờ thì đun bằng than rồi bằng điện vừa nhanh vừa tiện, năng suất hơn nhiều, nhưng cần phải biết điều tiết độ nóng để bánh chín tới không non quá hoặc già quá. Và chỉ những người có kinh nghiệm mới có thể làm được điều này. Công việc phơi bánh cũng vất vả, nặng nhọc không kém bởi người phơi bánh phải nhớ từng trành, từng khu vực để mà trở cho bánh khô đều, sau đó ép cho bánh thành chồng để cất trữ... Chỉ cần xem họ tráng bánh cũng đủ biết cái gian truân, vất vả của nghề. Qua mỗi chiếc bánh đa, người dân làng Chòm như muốn gửi gắm cái tâm, cái tình của mình trong đó.
Với những người làm nghề nơi đây, họ chỉ mong những ngày trời trong, mây trắng, nắng to bởi ở làng này mọi không gian đều được dành cho việc phơi bánh. Bánh phơi trên giàn trước nhà trước ngõ, phơi trên mái ngói, phơi trên nóc nhà cao tầng... Ngày nắng đẹp, đứng từ trên cao nhìn xuống làng Chòm sẽ thấy bạt ngàn những vòng tròn, đi dưới giàn phơi nhìn lên trời chỉ là những khe với các hình giao thoa kết nối rộng dài vô tận. Và khi bất chợt bắt gặp những nụ cười rạng rỡ trong những ngôi nhà khang trang, đẹp đẽ chúng tôi đều hiểu rằng, với người dân nơi đây nghề làm bánh đa đã trở thành nguồn thu nhập chính của mỗi gia đình.
Đến làng Chòm không khó để tìm được những hộ gia đình có truyền thống làm bánh từ 3-4 đời. Không chỉ làm nghề kiếm kế sinh nhai, với họ, làm bánh đa còn là cách để giữ gìn mảnh hồn làng, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp lâu đời của ông cha để lại. Nói đến nghề bánh đa ở Việt Nam thì có nhiều, nhưng bánh đa ở đây lại có những nét riêng không nơi nào có được, bởi nguyên liệu làm bánh hoàn toàn tự nhiên như: Bột gạo, vừng và muối.
Theo các cụ cao niên, làm bánh đa như vậy mới đúng chuẩn và sau khi quạt bánh mới giữ được độ giòn và thơm hơn dù có để lâu trong không khí. Bánh đa có đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách người ta quạt bánh khi nướng bánh. Người thợ phải giữ lửa thật đều tay, giữ cho bánh được chín đều và có một màu vàng tự nhiên hấp dẫn. Để nướng được chiếc bánh ngon, đúng vị, than nướng bánh phải là than hoa gốc, và loại than chỉ những gốc cây to mới có.
Bánh đa làng Chòm tròn đều, dày vừa phải, khi quạt nướng lên mùi thơm của gạo mới trộn với vừng làm người ta ngây ngất. Bánh thường được ăn kèm với hến xào ở sông Chu, cũng là một món đặc sản truyền thống của ngôi làng này. Hến phải là loại nhỏ được xào đầy đủ với gia vị rồi được bày ra đĩa kèm theo một ít rau thơm để trang trí. Ngoài ra, bánh đa sống còn có thể được cắt thành từng miếng nhỏ để xào cùng với thịt lươn, ếch, ốc hoặc ba ba. Khi miếng bánh đa đã xào chín sẽ cho người ăn một hương vị đặc biệt khó quên...
Theo thời gian, bánh đa làng Chòm theo du khách, theo thương lái và theo cả những người con quê hương đi khắp muôn nơi trên mọi miền Tổ quốc. Hương vị của mỗi chiếc bánh đa là hương vị của quê hương, xứ sở, là công sức của ông cha đã hun đúc bao đời và cứ thế còn mãi với thời gian!.
Theo Thanhhoa
Bí quyết rán nem giòn tan vàng rụm của đầu bếp nổi tiếng, cứ học theo đảm bảo ai ăn cũng nhớ mãi Dưới đây là bí kíp rán nem giòn ngon của đầu bếp Minh Thủy, top 8 Vua đầu bếp Việt 2013, chủ chuỗi nhà hàng nổi tiếng ở Hà Nội: Nguyên liệu: - Bánh đa nem, miến. - Lá bắp cải. - Thịt nạc vai, trứng. - Hành tây, hành lá. - Cà rốt, củ đậu, giá đỗ. - Mộc nhĩ, nấm hương....