Bánh đa Kế mộc mạc mà say lòng người
Nếu bạn đã một lần đến làng Kế (xã Dĩnh Kế – Bắc Giang), bạn sẽ được thưởng thức một loại đặc sản ở nơi đây, đó là bánh đa. Bánh đa không chỉ là một món ăn mà còn là tấm chân tình, linh hồn của vùng quê này.
Làm bánh đa Kế đòi hỏi sự khéo léo và kỹ công của người thợ. Nguyên liệu chính để làm là gạo và vừng, phải chọn loại gạo ngon, thơm, để lâu ngày, khi ấy nhựa gạo chuyển hoá thành một dạng thức khác, nó cô đọng và hoà tan vào những hạt gạo trắng trong.
Người ta vo gạo rất nhẹ nhàng, làm sao cho gạo vừa sạch lại vừa bảo đảm những bụi cám vẫn còn dính trên hạt gạo ấy. Sau đó đem gạo ngâm nước sao cho nước ngập gạo. Trước kia người ta thường ngâm vào những chậu bằng sành, gốm cho đến khi hạt gạo có vị chua và căng mọng lên, đem vớt ra để cho ráo nước rồi cho vào xay bằng cối xay thủ công nên rất vất vả.
Bây giờ người ta xay gạo bằng máy, dễ dàng hơn trước kia rất nhiều và nhanh hơn nữa. Gạo phải xay thành bột thật nhuyễn, mịn và trắng tinh thì khi làm bánh mới ngon và bắt mắt. Còn vừng thì chọn loại già hạt đen để đảm bảo vị thơm béo khi rắc vào bánh đa.
Sau khi xay bột thì tráng bánh. Bánh đa Kế quê tôi tráng hai lần. Lần đầu khi bánh chín rồi nhưng còn ướt, họ vẫn để bánh trên mặt miếng vải ấy, lại tiếp tục đổ thêm một lượt bột lên trên đợi đến khi chín mới đưa ra. Bánh được tráng hai lần sẽ đảm bảo chiếc bánh dày dặn và thơm ngon hơn so với khi chỉ tráng một lần.
Video đang HOT
Khi bánh chín, người thợ lấy bánh ra làm sao để bánh không bị rách hoặc méo mó, phơi trên phiên tre. Trước khi đem phơi, người ta rắc một lượt vừng đen lên bánh đa, nhiều loại còn rắc thêm dừa nạo nhỏ và lạc dập nát để cho bánh đa có vị ngọt béo hơn. Kỹ thuật rắc vừng, lạc cũng đòi hỏi sự chuyên nghiệp, đảm bảo rắc đều, và tập trung dày đặc ở tâm bánh đa nhìn cho bắt mắt.
Bánh được phơi lên những tấm phên đan bằng nứa hoặc tre phẳng, kích thước to hơn chiếc bánh đa để đảm bảo bánh không bị rơi ra ngoài. Sau khi phơi, bánh được nướng trên than hồng rồi đem đi bán. Bánh đa phải được bọc trong túi nilong cẩn thận trước khi ăn vì nếu để ra ngoài thì chiếc bánh sẽ bị ỉu, mất đi vị ngon giòn.
Khi thưởng thức, những chiếc bánh đa có vị bùi, ngọt, giòn và thơm lừng. Ăn kèm với sữa và dừa thì ngon tuyệt. Ở quê tôi các bác các chú thường ngồi nhắm rượu với bánh đa, các bác nói ngồi uống rượu mà có bánh đa lai dai thì ngon phải biết.
Mỗi khi ăn, miếng bánh đa giòn tan trong miệng khiến tôi có cảm giác hương vị quê hương quen thuộc đang dạt dào. Đó là món quà không thể thiếu mà mỗi người con nơi đây khi đi xa đều mang theo.
Bài và ảnh Dương Loan
Theo vnexpress
Bánh đa cá rô đồng ở Hà Nội
Rô đồng là loại cá được chế biến thành nhiều món ăn hàng ngày như cá rán giòn chấm mắm cay, cá nướng cuốn lá mơ hay các loại bánh đa, bún, miến.
Bát bánh đa có giá 25.000 đồng.
Ở Hà Nội không thiếu quán bún cá, trong các ngõ phố, chợ cóc cũng có nhưng hàng nổi tiếng thì không nhiều. Để có được bát bún ngon, chủ hàng cũng phải kỳ công trong chế biến. Nước dùng thường được ninh từ xương cá, thịt cá luộc tách xương cẩn thận, đen rán chín vàng. Nước dùng của món bún, bánh đa, miến này không bị béo ngậy như các món bún thịt khác.
Quán ngon có chuyển đi đâu, khách quen vẫn cố tìm được địa chỉ mới bởi không thể thay đổi được khẩu vị cũ. Dù chuyển từ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua nơi mới 74 Tuệ Tĩnh, quán canh cá rô đồng Quỳnh Côi (Thái Bình) trên đất Hà Nội vẫn nườm nượp khách.
Khách Hà thành lần đầu nhìn tên quán cũng có chút băn khoăn về cái tên "canh cá". Cũng có chút tương tự bánh canh hay canh bún trong Sài Gòn, canh cá là bánh đa cá chứ không phải là canh cá chua để ăn kèm với cơm trắng trong gia đình.
Điểm đặc biệt nhất của món ăn là bánh đa xuất phát từ miền đất Thái Bình vừa dai vừa mềm. Tuy nhiên, để đổi vị, bạn cũng có thể gọi bún, miến hay ăn bánh đa trộn. Nước dùng của nhà hàng có vị tương tự hàng bún cá Sâm cây Si trong ngõ Gia Ngư, có chút gừng, thì là nên rất thơm. Rau cải thìa được trần sẵn trong bát, ăn ngọt.
Cá rô, cá quả hay được sử dụng trong món bánh đa, bún cá.
Bát bún trước khi chan nước.
Út Liên
Theo NS
Đậm đà lẩu cua đồng trên đường Nguyễn Trãi Nồi lẩu khá đầy đặn, nước lẩu có vị ngọt của xương và dậy thơm vị cua đồng, đây là một món ăn rất thích hợp cho những ngày đông. Lẩu cua đồng khá nhiều riêu cua. Hà Nội trong những ngày chớm đông lạnh, tôi được người bạn khá sành ăn mách cho quán lẩu riêu cua đồng cùng hải sản bình...