Bánh đa cua gánh giữa phổ cổ Hà thành
Ai cũng biết món bánh đa cua là đặc sản của thành phố cảng Hải Phòng. Nhưng cũng không hề khó để bạn có thể thưởng thức được một bát bánh đa cua với đầy đủ hương vị của nó ngay tại chốn Hà thành sôi động này.
Nếu đi qua phố Hàng Cá vào tầm chiều bạn sẽ thấy một gánh hàng nằm gọn trong vỉa hè của Đình Hàng Cá (27 Hàng Cá) với hai đầu quang gánh, một bên là nồi nước dùng đặt trên 1 chiếc bếp than nhỏ, một bên là 1 chiếc thúng để các đồ gia vị và rau, xung quanh là mấy chiếc ghế đẩu nhỏ xinh. Chủ hàng là một người phụ nữ đôn hậu, nhìn cô toát ra vẻ tần tảo, lam lũ, chịu khó của người phụ nữ Việt Nam.
Chỉ một loáng, bàn tay thoăn thoắt, nhanh nhẹn của cô đã làm xong một bát bánh đa thơm phức, nóng hổi. Cảm giác được tận mắt chiêm ngưỡng cách chế biến món ăn quả thật rất thú vị. Một ít giá đỗ, một ít bánh đa, một ít rau muống, chả cá với giò hay đậu được đặt vào bát rồi chan nước dùng đang sôi sùng sục trong nồi nghi ngút khói khiến tôi thấy hấp dẫn vô cùng.
Ảnh: webtretho
Bưng bát bánh đa hít hà cho căng lồng ngực cái mùi thơm nóng hổi cho ấm người rồi xì xụp thưởng thức cái vị ngon ngọt, chua chua và hơi cay re re đầu lưỡi như một chất xúc tác tạo cảm giác thích thú trong tiết trời se lạnh đầu đông. Cũng chính bởi vậy mà khách đến ăn bánh đa cua rất đông, xe đến xe đi tấp nập, phải chăng hương vị món ăn dân dã này đã níu chân thực khách khiến họ ăn một lần lại muốn đến lần sau nữa.
Ảnh: travellink.vn
Những du khách nước ngoài khi đến thăm Việt Nam đều có cảm nhận đẹp bởi hình ảnh một đất nước thân thương và bình dị qua những gánh hàng rong trên phố. Họ phải nán lại nhìn và chụp cho bằng được một bức ảnh của gánh hàng bánh đa cua để khi trở về khoe với bạn bè.
Phố phường tấp nập trong cái chớm lạnh đầu đông, thu mình lại một chút trong góc nhỏ của gánh hàng bánh đa cua cũng thật thú vị. Giữa bao nhà hàng lớn và sang trọng, những gánh hàng vỉa hè vẫn có chỗ đứng của nó. Những gánh hàng rong đã trở thành một nét đẹp riêng, bình dị mà độc đáo của ẩm thực Hà Nội.
Theo PNO
Ngon miệng không ngờ với khoai mỡ
Bạn sẽ không hề thất vọng với những món ăn từ khoai mỡ vô cùng thú vị và hấp dẫn này!
Video đang HOT
Khoai mỡ chiên mè
Khoai mỡ thường được nhiều người sử dụng làm món xôi hay món canh, nhưng trong thực đơn của người ăn chay, khoai mỡ còn được chế biến rất nhiều món ăn. Và món "Khoai mỡ chiên mè" sẽ là sự lựa chọn thú vị cho thực đơn các món chay nhà mình.
Nguyên liệu:
300g khoai mỡ
50g mè trắng
100g bột chiên giòn, 1 thìa cà phê hạt nêm nấm, 1 thìa cà phê đường
Dầu ăn
Cách làm:
Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thanh dài chừng 5cm. Cho bột chiên giòn, hạt nêm, đường, 1 thìa cà phê dầu ăn vào 1/2 chén nước lạnh rồi trộn đều cho bột hơi sệt lại.
Cho dầu ăn vào chảo, đun vừa sôi tới, cho đũa vào thấy nổi bọt là được. Nhúng khoai mỡ qua một lớp bột, lăn qua một lớp mè trắng, cho vào chiên vàng, vớt ra để ráo đầu.
Dọn dùng nóng với tương ớt, tương cà hoặc xốt sữa.
Mách nhỏ:
Bột chiên nên pha sệt, lỏng quá không ngon. Dầu chiên phải vừa sôi tới, nóng quá mè dễ cháy mà khoai không chín, chưa sôi thì mè sẽ bị rơi ra chảo.
Súp thịt bò khoai mỡ
Trên thế giới, khoai mỡ được xem là một trong những loại cây lương thực quan trọng. Khoai mỡ có thể dùng trong nhiều món ăn quen thuộc như luộc, chiên, hay nấu canh, hấp bánh và mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy bắt tay vào làm món súp với thịt bò cho bé yêu nhà bạn nhé!
Nguyên liệu:
80g thăn bò
100g khoai mỡ
1 cây ngò rí
1 thìa cà phê hành tây băm
2 lát gừng bào
1/2 thìa cà phê nước mắm
2 thìa dầu ăn dinh dưỡng
Cách làm:
Thịt bò xay nhuyễn, ướp với hành tây băm, gừng, nước mắm. Ướp xong bỏ gừng.
Khoai mỡ gọt vỏ, bào sợi hoặc dùng thìa súp nạo nhỏ. Ngò rí nhặt rửa sạch, thái nhỏ.
Đun sôi khoảng 500ml nước, trút khoai tím vào nấu sôi 5 phút, cho thịt bò vào đảo đều, tắt bếp.
Cho ngò rí và dầu ăn dinh dưỡng vào trộn đều, múc ra chén dùng khi còn ấm mới ngon.
Khoai mỡ thì là
Món ăn có vị giòn giòn phảng phất hương thì là, thật thú vị phải không nào. Cùng thử với món ngon khá đơn giản này nhé!
Khoai mỡ thì là
Nguyên liệu:
300g khoai mỡ
1 cây boa-rô
1 thìa cà phê tiêu sọ, 1 thìa cà phê hạt nêm nấm bào ngư, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê dầu hào chay, 30g bột năng, 2 cái bánh tráng lớn
Dầu để chiên, tương ớt
Cách làm:
Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Boa-rô rửa sạch, xắt nhuyễn. Thì là nhặt bỏ gốc, rửa sạch, xắt nhỏ. Tiêu sọ đập giập.
Cho khoai mỡ, boa rô, thì là, tiêu, hạt nêm, muối, đường, dầu hào vào thố lớn, trộn đều.
Lấy một ít bột năng khô thoa lên bánh tráng cho thật đều, cho hỗn hợp nhân vừa trộn lên, dàn đều, mỏng. Lấy một cái bánh tráng khác, tiếp tục thoa bột năng lên trên bề mặt, sau đó, úp vào mặt nhân còn lại của chiếc bánh ban đầu. Mang đi hấp trong khoảng 5 phút, sau đó đem đi chiên cho hơi vàng mặt là được.
Dùng nóng với tương ớt.
Mách nhỏ:
Quết bột năng khô lên mặt bánh để khi hấp hoặc chiên của bột năng sẽ kết dính nhân với bánh.
Súp nấm khoai mỡ
Nguyên liệu:
100g khoai mỡ
30g nấm đùi gà
2 thìa cà phê hạt nêm nấm bào ngư, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê dầu mè, 1 thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa cà phê bột năng
Nước dùng chay, ngò trang trí
Cách làm:
Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch, bào nhỏ hoặc băm nhuyễn tùy ý. Nấm đùi gà rửa sạch, xắt hạt lựu. Cà rốt gọt vỏ, xắt hạt lựu.
Cho bột năng vào một ít nước lạnh, khuấy đều cho tan hết, thấy nước hơi sánh là được.
Cho nước dùng lên bếp đun sôi, cho cà rốt và nấm đùi gà vào, nêm nếm gia vị. Cho khoai mỡ vào, nấu sôi kĩ cho khoai chín và nở đều rồi làm sánh bằng bộ năng.
Múc ra bát, thêm dầu mè và tiêu xay vào. Trang trí với ngò.
Mách nhỏ:
Không nên cho quá nhiều khoai mỡ và bột năng, nếu không súp sẽ đặc quánh, không ngon. Ước lượng cứ 1 chén nước thì cho khoảng 1/3 chén khoai mỡ.
Theo PNO
Khám phá ẩm thực Pháp cùng bếp trưởng nổi tiếng. Nghệ thuật ẩm thực Pháp từ lâu đã ảnh hưởng sâu sắc đến nghành ẩm thực thế giới. Những ai trong nghề bếp đều mong muốn được tìm hiểu những tinh hoa đặc sắc của nghệ thuật này. Ngày 24/10/2011, các bạn học viên trường Trung cấp KS & DL Saigontourist đã được thỏa mong muốn đó với buổi giao lưu nghệ thuật...