Bánh cuốn ngon trên đường Mạc Đỉnh Chi
Hàng bánh cuốn lề đường có tuổi đời hơn chục năm do một cô chủ người Bắc mở bán, bánh ít nhưng nhân chất lượng và chả cực ngon dù cái giá hơi chát một tí – 18k.
Quán nhỏ lề đường chỉ với 2, 3 bộ bàn ghế để san sát nhưng cũng khá đắt khách vì đa số là dân học sinh – văn phòng mua đem đi. Mọi thứ được bày trí rất đơn giản, một tủ nhỏ trưng bày nem chả – một thùng bột – một thố nhân bánh hấp dẫn và một cái bếp vừa để hấp vỏ bánh, vừa để chần giá đỗ. Quán chỉ cần 2 thành viên là cô chủ ngồi đổ bánh và 1 chị phụ việc làm công đoạn ra dĩa, vô hộp cho khách đem về.
Bột bánh ngon cũng không thua kém gì nhân
Ngoài bánh cuốn thịt chả bình thường thì quán còn có bánh cuốn trứng nhưng nhìn chung thì cũng ít người gọi món này vì nó có vẻ hơi ngấy, không ngon bằng bánh nhân thịt chả.
Video đang HOT
Giá đỗ được chần liên tục để giữ nóng
Một dĩa bánh bình thường khá “tí hon”, chỉ với 2 dây bánh (cắt ra làm 4 miếng) nhưng mỗi miếng đều chất lượng hết chỗ chê với đầy ấp nhân (có nhiều thịt chỉ không độn nhiều thứ khác như một số hàng). Chả lụa và chả chiên cũng khá là hạn chế, mỗi thứ chỉ có 1 miếng vừa. Tuy nhiên, chả ở đây cực ngon, ăn không có cảm giác bột nhiều. Nhất là chả lụa có cả gân, ăn rất lạ miệng và cho một cảm giác thích thú đặc biệt.
Nước mắm ngon, tạo nên một sự hòa hợp nhất định. Theo đánh giá riêng, đây là một hàng ăn được nếu bạn không phải là người quá đòi hỏi về số lượng và giá cả. Bánh ít – chả không nhiều nhưng được cái chất lượng mà thôi.
Quán chỉ bán buổi sáng từ 6h đến tầm 10h hơn là hết. Nằm ở khoảng giữa đoạn đường Mạc Đỉnh Chi (tính từ đoạn Điện Biên Phủ đến Nguyễn Đình Chiểu).
Theo TTVN
Cơm nắm muối vừng đậm hồn quê hương
Hạt vừng, hạt lạc không hiểu từ khi nào lại có duyên với con người đến vậy. Phơi mình dưới cái nắng vàng giòn, chúng được cất vào một góc, để rồi một ngày nhàn rỗi, người ta lại đem ra rang rang, giã giã, làm thành lọ muối lạc vừng đơn sơ.
Chọn những hạt vừng, hạt lạc thật mẩy, rang đều tay trên lửa liu riu cho đến khi ngửi thấy mùi thơm dậy, hạt vừng bắt đầu ngả sang màu vàng sẫm, nổ tí tách, hạt lạc ngả màu nâu đỏ.
Nếu hạt vừng giã càng nhỏ càng ngon thì lạc chỉ cần giã đủ để hạt vỡ ra. Vị bùi bùi, ngầy ngậy của vừng, của lạc trộn với vị mặn mòi của hạt muối trắng tinh đã được rang khô trên bếp lửa sao mà quyến rũ đến lạ thường.
Có lẽ trong những món ăn của ẩm thực Việt Nam, chẳng thứ nào đơn sơ như muối vừng, muối lạc ăn cùng cơm nắm. Không chỉ là món ăn dùng khi lỡ bữa, nó còn là thức ăn chính trong những bữa cơm nghèo.
Không cầu kỳ, chỉ có hạt muối mặn mòi, hạt vừng, hạt lạc chắt chiu từ dải đất nghèo mà thành một món ăn gợi thương gợi nhớ và giờ đã trở thành thói quen thanh nhã trong mỗi gia đình Việt Nam. Món ngon đâu cần phải làm từ những nguyên liệu cầu kỳ, đơn sơ như muối vừng, muối lạc vẫn làm thành nỗi nhớ nhung đến lạ thường, cũng bởi nó gói gém trong mình dư vị của hồn quê Việt trong tâm khảm mỗi con người.
Đơn sơ là thế, nhưng có những món ăn nếu thiếu muối vừng bỗng trở nên "vô duyên", "nhạt nhẽo". Cơm nắm là bữa trưa ngon lành giúp người nông dân lấy lại sức lực sau buổi làm việc cực nhọc trên những cánh đồng, người làm nghề buôn bán hay đi chơi xa, cơm nắm cũng là bạn đường thân thiết, lót dạ khi đói lòng.
Bữa cơm thường ngày vẫn dành một góc khiêm nhường cho bát muối lạc vừng. Rải một thìa muối thơm bùi lên trên bát cơm nóng hổi, chấm miếng su su luộc ngọt lừ, bữa cơm dường như ấm áp và ngon miệng hơn.
Miếng cơm trắng tinh, mịn màng được gói trong lớp lá chuối xanh ngắt trông thật thích mắt. Bây giờ, cơm nắm được gói trong một lớp nilon và giấy báo. Muối vừng thì vàng ươm, những hạt vừng đều tắm tắp và một vài hạt lạc rang giã nhỏ thơm lừng.
Cơm được cắt ra thành từng miếng nhỏ vừa ăn, chấm một chút muối vừng, đưa lên miệng thấy thật tuyệt. Vị thanh mát của miếng cơm, vị đậm đà, bùi bùi của muối vừng, nhai thật kĩ mới cảm nhận vị ngọt của cơm, vị bùi của lạc, của vừng hòa quyện với nhau làm nên bản âm hưởng của làng quê.
Tưởng như chẳng có gì có thể hợp hơn cái hương vị của cơm nắm và muối vừng, và cứ thế hương vị ngọt ngọt thân thương ấy ngấm dần qua từng giác quan, làm ấm thêm lòng người giữa tiết trời giao mùa.
Cơm nắm muối vừng vẫn theo từng bước chân con người, có khi là trong những bữa sáng thanh nhẹ hay bữa lót dạ lúc chiều về, nhất là vào những ngày tiết trời se lạnh, cái hương vị ngọt bùi của cơm nắm muối vừng lại càng quyện thêm nhiều thương nhớ.
Để làm ra những vắt cơm dẻo thơm như thế người làm cũng vất vả, nhọc nhằn lắm. Cơm phải nấu cho vừa lửa, dẻo và ướt hơn cơm ăn bình thường nhưng không nhão. Cơm phải nắm lúc còn nóng thì những hạt cơm mới quyện dính với nhau nhưng phải nhìn rõ từng hạt cơm trong trong, bóng mịn đẹp mắt, không bị vỡ nát.
Cơm nắm muối lạc, muối vừng là món ăn phục vụ nhiều đối tượng sinh viên, học sinh, cư dân văn phòng, công sở, người lao động ở đô thị.
Người Hà Nội từ lâu đã rất quen thuộc với những tiếng rao cơm nắm muối vừng. Nhưng ít ai biết rằng chỉ cách Hà Nội không xa có một nơi làm nên thứ quà quê ngon và tinh tế như vậy, đó chính là mảnh đất Hưng Yên.
Trên những con phố Thái Hà, Chùa Bộc, Nguyễn Chí Thanh, những mẹt hàng rong cơm nắm muối vừng chỉ với vài ngàn đồng, bạn đã có thể thảnh thơi ngồi nhấn nhá cơm nắm muối vừng dưới bóng râm ven đường.
Cơm nắm để nguội, ăn với muối vừng, vừa ngọt ngào vị ngọc thực lại rất thơm bùi làm ấm lòng người khi trời se lạnh và dịu mát trong những ngày hè nắng gắt.
Theo Tapchimonngon
Cà cuống chết đít còn cay Mùi thơm rất lạ, hơi cay nồng của tinh dầu cà cuống là sức hút nổi bật cho món ăn. Nhắc tới bánh cuốn, chả cá Lã Vọng, bún thang, bún chả Hà Nội... người ta lại nhớ về mùi vị cay nồng của tinh dầu cà cuống - một hương liệu làm nên nét đặc biệt trong từng món ăn của người...