Bánh cuốn Hải Nam: Chút thi vị của món Bắc
Ngày nhỏ tôi hay nhầm lẫn giữa bánh cuốn và bánh ướt. Phần vì thoạt nhìn hai món này giống nhau, phần do cách thưởng thức cũng tương tự: bánh ăn cùng với chả lụa, chả quế và nhất là phải có bánh tôm (bánh đậu). Sau này để ý kỹ mới thấy bánh cuốn làm công phu hơn rất nhiều.
Dĩa bánh cuốn nhân tôm đặc trưng ở Hải Nam
Trong quyển “Miếng ngon Hà Nội” (Vũ Bằng) xuất bản năm 1960 có đoạn đặc tả về bánh cuốn khá thú vị:
“Đáng kể hơn là thứ bánh cuốn nhân thịt hiện nay bán nhiều ở các nẻo đường, trong những gian nhà thấp bé, tối tăm: một người con gái nhà nghèo ngồi bên cạnh một hai nồi nước nóng, trên có căng một mảnh vải phin mỏng, múc từng thìa bột xay sẵn, tãi ra trên vải, rồi tra nhân vào bánh, cuộn lại rồi hấp lên.
Nhân thứ bánh này làm bằng thịt lợn băm nhỏ, gia hành với một chút mộc nhỉ (nấm mèo) vào.
Bánh làm xong, người ta phết một chút mỡ rồi rắc một ít ruốc tôm lên mặt bánh.
Bánh này ăn nóng, bùi, ngẫm nghĩ thì cũng có một cái ngon riêng, nhưng chóng chán. Có lẽ cũng vì thế mà người ta luôn luôn tìm cách đổi vị đi: ai thích lạp xường thì có thứ nhân lạp xường, ai thích thịt gà thì có nhân thịt gà – và có nhà trao biển ở cửa gọi thế là “bánh cuốn nhân cải cách”! Buổi sáng mùa thu, đi qua một hàng bánh cuốn “cải cách” đó, thấy khói tỏa nghi ngút từ nồi nước hấp bánh lên như phủ những cái bánh đã hấp rồi trong một lớp the mơ hồ, khách đi đường cũng thấy nở lên một cái thú dùng thử dăm ba chiếc”.
Video đang HOT
Hơn 50 năm sau những dòng bút ký thú vị đó, bánh cuốn Hà Nội đã trở thành một phần không thế thiếu trong đời sống sinh hoạt Sài Gòn. Tôi cũng không nhớ mình đã ăn bao nhiêu tiệm bánh cuốn ở Sài Gòn này, đã thử bao nhiêu phong cách, từng chạy lên Đinh Tiên Hoàng để thưởng thức một dĩa bánh cuốn Tây Hồ, đi xuống 3 Tháng 2 khúc gần nhà hát Hòa Bình để ăn bánh cuốn Thiên Hương, rồi đường Trường Sơn gần sân bay… Đó là chưa kể những vô vàn những quán bánh cuốn lớn nhỏ khác trong các khu dân cư dọc ngang Sài Gòn này.
Miếng bánh đậu độc đáo với nhân khoai môn
Bánh cuốn Hải Nam trên đường Cao Thắng cũng là một địa chỉ khá nổi tiếng về món này. Quán tương đối hẹp bề ngang, cũng may chỗ phía ngoài tráng bánh biệt lập với chỗ ngồi bên trong nên cũng khá mát mẻ và thoải mái. Dĩa bánh cuốn Hải Nam trình bày khá độc đáo khi chỉ để nguyên 2 cuốn dài mà không cắt sẵn như các quán khác, chắc cũng là một cách để khách thưởng thức trọn vẹn mà không thấy quá nhiều. Phần nhân có 2 loại cho khách chọn là nhân củ sắn với thịt và nhân tôm thịt.
Tôi gọi một dĩa bánh tôm thịt. Bánh tráng vừa mỏng, phân nhân tôm thịt kết hợp cùng nấm mèo và các loại gia vị khá hài hòa. Đặc biệt phần giá trụng ăn kèm còn có thêm một chút rau xà lách xắt nhỏ. Nhờ vậy mà món bánh cuốn ở đây không bị ngán. Phần nước chấm cũng khá vừa miệng, hậu vị có một chút chua chứ không mặn như thường thấy.
Nhưng đến bánh cuốn Hải Nam mà không kêu một phần bánh đậu ăn kèm thì quả là thiếu sót lớn. Miếng bánh tôm khá to, vuông, nhìn như bánh cóng miền Nam chứ không thấp và tròn như thường thấy ở các quán khác. Khi gọi bánh sẽ được cắt ra làm 5 miếng. Đằng sau lớp vỏ giòn rụm là phần nhân mịn có vị thoang thoảng của khoai môn rất ngon. Tôi nghĩ rằng đây là món “buộc phải gọi” nếu bạn đã cất công đến đây ăn.
Hải Nam là một quán bánh cuốn ngon với nhiều nét đặc trưng thú vị. Sự hài hòa trong phần nhân bánh cũng như món bánh đậu hấp dẫn chắc chắn sẽ khiến những thực khách khó tính nhất cũng phải hài lòng.
Bánh cuốn Hải Nam
11a Cao Thắng, phường 02, quận 03
Mở cửa: 6h30 sáng đến 11 đêm
Giá: Bánh cuốn tôm thịt (27.000đ/dĩa), bánh cuốn sắn thịt (25.000đ/dĩa), bánh tôm (14.000đ/cái), chả (8.000đ/dĩa)
Theo SGAT
Bánh cuốn Tây Hồ: 50 năm một hương vị
Xin mách nhỏ cho bạn một địa chỉ thưởng thức món bánh cuốn thuộc hàng lâu đời nhất ở Sài Gòn.
Vì sao quán lại có tên là "bánh cuốn Tây Hồ"? Đó là vì vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước quán bánh cuốn này còn nằm trong đình thờ cụ Phan Châu Trinh (biệt danh là Phan Tây Hồ) ở gần chợ Đa Kao, rồi dần dần "chết tên" là bánh cuốn Tây Hồ luôn.
Sau đó một thời gian mới dời về địa điểm trên đường Đinh Tiên Hoàng (TP. HCM) như bây giờ. Cách đây vài năm quán còn có thêm một chi nhánh nằm ở đường Phan Xích Long quận Phú Nhuận (TP. HCM).
Với tôi thưởng thức bánh cuốn Tây Hồ là cả một "đặc ăn", có lẽ vì tôi chưa từng ăn dĩa bánh cuốn nào ngon như ở đây. Mà cũng lạ, nhìn cái dĩa là biết ngay bánh cuốn Tây Hồ. 4 cuốn bánh được xếp gọn gàng trên dĩa nhỏ như lòng bàn tay kèm theo phần rau giá và chút hành phi ở phía trên.
Chả lụa với chả quế thì được dọn riêng trên một dĩa khác. Nhưng vậy cũng chưa đủ mà phải kêu thêm cái bánh đậu nữa. Nước mắm thì múc ra cái chén nhỏ, gọi thêm 1, 2 giọt tinh dầu cà cuống nữa cho nổi hẳn vị nước chấm lên.
Gắp từng cuốn bánh chấm vào chén nước mắm cà cuống đó, kẹp thêm chút giá mới thấy hết cái ngon của dĩa bánh cuốn nơi đây. Phần nhân bánh khá đặc biệt bởi ngoài phần củ sắn thường thấy còn là thịt heo xắt viên nhỏ xíu mà khi ăn cho ta cảm giác dai dai thú vị.
Rồi còn ăn thêm miếng bánh đậu, chả lụa và chả quế cho đủ bộ. Tự nhiên tôi nhớ đến Vũ Bằng trong quyển "Món ngon Hà Nội" khi ông diễn tả cảm xúc của mình: "Có khi đương cầm đũa, ta muốn bỏ ngay ra để lấy ngón tay nhón từng chiếc bánh đưa lên cho khẽ chạm lấy môi ta như kiểu một cái hôn yêu trong buổi trao duyên thứ nhất". Nghe mới thi vị làm sao.
Món bánh đậu ăn kèm không thể không gọi
Sẽ có chút ngạc nhiên khi bạn đến chi nhánh thứ 2 của Tây Hồ trên đường Phan Xích Long. Thay cho thần thái năm xưa là những cảm xúc thật tươi mới và khác biệt: từ logo, quy cách phục vụ cho đến menu đều được chuẩn hóa, sẵn sàng cho kế hoạch nhượng quyền rộng rãi thương hiệu này.
Những thay đổi ít nhiều đều để lại những nhận định trái ngược nhau nhưng tôi nghĩ đây là một lựa chọn đúng đắn trong việc gìn giữ và phát triển thương hiệu lâu đời này.
Một địa điểm thú vị nếu bạn muốn thưởng thức hương vị món bánh cuốn thuộc hàng lâu đời nhất Sài Gòn này. Không chỉ bánh cuốn mà còn là chả quế, chả lụa, bánh đậu và cả những giọt cà cuống thơm lừng nữa... tất cả hẳn sẽ để lại những dư vị khó quên.
Theo SGAT
Vào hẻm tìm ăn bánh mì cụ Lý Trong quyển Sài Gòn 100 quán ngon của Nhà xuất bản Trẻ (1996) đã viết về cụ Lý như sau: "Sau hơn ba mươi năm liên tục bán bánh mì dạo với một giỏ tre lớn và di chuyển bằng xe Mobylette, cụ Lý dừng chân ở đầu hẻm 191 Hai Bà Trưng (quận 03). Đó là giỏ bánh mì thịt của một...