Bánh coóc mò – thức bánh giản dị đại diện cho tinh hoa ẩm thực của người Tày
Món bánh dân dã, dẻo thơm của người Tày khiến du khách thêm nặng lòng sau những chuyến du lịch về Thái Nguyên. Bánh coóc mò thường xuất hiện trong tiệc thôi nôi của trẻ con người Tày ở Thái Nguyên.
Bánh được đặt trong bàn tay của trẻ nhỏ với lời chúc hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, mạnh khỏe. Trong tiếng Tày, mò có nghĩa là sừng bò, coóc mò là chiếc bánh có hình chóp nhọn giống như chiếc sừng của con bò.
Bánh coóc mò của người Tày. (Ảnh: dulichchat)
Bánh được người Tày chế biến từ gạo nếp, loại gạo nếp cái hoa vàng được trồng trên nương, vừa dẻo vừa thơm. Gạo nếp được vo nhiều lần với nước lã cho đến khi nước trong lại rồi mới ngâm trong vài giờ cho mềm.
Lá gói bánh thường là lá dong hoặc lá chuối. Muốn bánh đẹp thì người làm phải cẩn thận chọn những chiếc lá xanh mướt, không bị sâu hay úa, đem về rửa sạch rồi phơi cho ráo.
Đến những chiếc lạt buộc cũng thể hiện sự tỉ mỉ của người làm bánh, cái nào cái nấy đều tăm tắp, mềm, dẻo và dai để gói bánh vừa đủ chặt mà lá không bị rách. Thường thì người Tày sẽ chọn thân cây giang hoặc thân cây mỡ để chẻ lạt.
Video đang HOT
Bánh được làm tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu gói bánh. (Ảnh minh họa)
Phần gạo nếp sau khi được ngâm mềm sẽ đem trộn đều với lạc sống đã giã nhỏ, nêm thêm một ít muối cho vừa ăn là đã có thể đem đi gói bánh. Bắt đầu công đoạn gói, người Tày sẽ cuốn lá dong (lá chuối) thành hình phễu rồi đổ gạo và lạc vào, vỗ nhẹ cho chắc bánh rồi gấp mép lá và lấy lạt buộc lại.
Trước khi đem luộc, bánh coóc mò sẽ được ngâm trong nước lạnh cho đến khi không còn bọt sủi lên bề mặt nước. Khi ấy, bánh đã ngậm đủ nước, khi luộc sẽ nhanh chín và mềm, dẻo hơn.
Ảnh minh họa
Bánh luộc trong 2 tiếng là có thể ăn được. (Ảnh minh họa)
Bánh luộc xong sẽ có màu xanh nhạt của lá dong (lá chuối), mùi thơm của nếp cái hoa vàng và lạc chín. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được sự mềm, dẻo, ngậy, bùi hòa quyện rất cuốn miệng. Bánh ăn nhiều không bị ngán, lại hợp khẩu vị với rất nhiều người.
Bánh thường ăn kèm với mật ong hay mật mía. (Ảnh minh họa)
Dù không có nhân nhưng càng ăn thực khách càng mê mẩn. (Ảnh: @Mai Hiên)
Bánh coóc mò có thể ăn không hoặc chấm cùng mật mía, mật ong. Từ nguyên liệu, cách chế biến đến cách thưởng thức, đặc sản của Thái Nguyên vẫn dung dị, thơm thảo như chính con người nơi đây. Đó chính là điều mà du khách luôn tìm kiếm trong những món ngon của mỗi vùng miền.
Thịt mắm cơm đỏ
Đồng bào dân tộc vùng cao nổi tiếng có nhiều món ăn ngon, độc đáo làm nức lòng du khách thập phương. Thịt mắm cơm đỏ là một trong những món ăn như thế.
Người Tày, Nùng thường có thói quen khi mổ lợn, dù to hay nhỏ thì đều lấy thịt ba chỉ, thịt thủ để làm thịt mắm cơm đỏ. Đó vừa là cách bảo quản thịt lợn, vừa để có thêm món ngon đãi khách - ông Lý Xuân Đồng, thôn Soi Trinh, xã Trung Hòa (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) bảo với chúng tôi như vậy.
Thịt mắm cơm đỏ ủ khoảng 10-15 ngày.
Chỉ tay về chiếc chum ở góc bếp, ông Đồng bảo, đó là chiếc chum ủ thịt mắm cơm đỏ, ông ủ từ Tết. Giờ ăn là chuẩn nhất. Nói rồi ông mở nắp chum ra. Mùi thơm sực nức tỏa ra như đánh thức tất cả khứu giác khiến chúng tôi dù chưa thưởng thức nhưng cũng ngất ngây. Xúc một ít mắm thịt ra đĩa, ông bảo, món này ăn thì rất ngon nhưng làm thì cũng kỳ công. Trước đó, ông đã chuẩn bị loại gạo nếp thơm ngon nhất. Sau đó, ông lấy cây cơm đỏ về luộc lấy nước để ngâm gạo nếp rồi đồ xôi. Xôi cơm đỏ được ủ với men lá được làm từ các loại lá cây rừng. Khi nếp cái đã lên men thơm lừng là lúc có thể dùng làm nguyên liệu cho món thịt mắm cơm đỏ.
Tiếp đến là công đoạn chuẩn bị thịt. Khi lợn đã mổ ra, tất cả thịt ba chỉ, thịt thủ của con lợn được làm sạch, thái bằng 2 ngón tay ướp muối. Thịt được đổ vào chum trộn đều với củ riềng, cây cơm đỏ và rượu nếp cái thơm (đã chuẩn bị từ trước đó) rồi buộc thật kín bằng ni lông. Chừng nửa tháng, mở chum mùi thơm sực nức, là lúc thịt mắm đã ăn được. Lúc này những miếng thịt mắm đã săn lại có màu hồng tươi (màu cây cơm đỏ) rất hấp dẫn.
Đến bản làng Tày, Nùng vùng cao mùa này, chắc chắn du khách sẽ được thưởng thức món thịt mắm cơm đỏ. Miếng thịt mắm ngòn ngọt, chua chua xen lẫn vị cay nhẹ của củ riềng và hương thơm nồng của rượu nếp khiến chúng ta ngất ngây, ăn mãi không thấy chán. Thịt mắm cũng có thể chưng lên làm nước chấm, chấm rau sống hoặc xào cùng thịt lợn tươi cũng rất thú vị.
Chị Nguyễn Thị Hoài, ở tổ 8, phường Tân Hà, TP Tuyên Quang bảo, món mắm thịt cơm đỏ ăn rất ngon. Đặc biệt, hương vị đặc biệt từ món này khiến bữa cơm thêm ngon miệng, ăn mãi không thấy chán. Vì vậy, chị vẫn thường tìm mua ở vùng dân tộc. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có, thường là sau Tết, khi bà con mổ lợn thì mới làm món ăn này. Nếu muốn ăn thì phải đặt, và cũng nửa tháng mới có. Cái hay của thịt mắm cơm đỏ, nếu đậy kín có thể để 5 đến 6 tháng vẫn ăn được.
Hiện nay, món mắm thịt cơm đỏ đã có mặt ở một số chợ phiên vùng cao. Nếu bạn muốn thưởng thức món ngon này thì đừng bỏ lỡ những chuyến du xuân vùng cao, đến thăm chợ phiên của đồng bào dân tộc để thưởng thức món ngon ngay tại đây nhé. Chắc chắn, hương vị độc đáo từ món thịt mắm cơm đỏ sẽ khiến thực khách lưu luyến mãi.
Bánh cáy, đặc sản Làng Nguyễn, Thái Bình Bánh cáy là món bánh dân dã, xuất xứ từ làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Bánh được làm từ đôi bàn tay khéo léo của những người dân nơi đây. Khi ăn, bánh được cắt từng miếng vuông, thưởng thức cùng với tách trà xanh nóng tạo vị ngọt bùi, chan chát hấp dẫn hòa quyện giữa...