Bánh cóng Cà Mau : món ăn vặt lý tưởng không thể bỏ qua
du lịch Cà Mau bạn sẽ bị mê hoặc bởi món ăn có sự kết hợp khéo léo giữa mùi của thịt, hành lá, tôm cùng với vị béo đậu xanh và mềm xốp của phần vỏ bánh với nước chấm chua ngọt. Món bánh dân dã này có tên rất ngộ ” bánh cóng “.
Bánh ăn kèm xà lách, rau thơm các loại và nước chấm chua ngọt.
Sài Gòn có rất nhiều món ăn vặt đến từ nhiều vùng miền khác nhau, được các giáo đồ ẩm thực yêu thích như bánh xèo, bánh họt, bột chiên, bò bía, bánh bèo, phá lấu… Góp mặt vào đời sống ẩm thực của người dân nơi đây còn có sự xuất hiện của món bánh cóng miền Tây. Loại bánh này gắn liền với tên gọi địa phương và được bày bán một vài nơi như bánh cóng Bạc Liêu, bánh cóng Sóc Trăng, bánh cóng Cà Mau…
Nguyên liệu làm nên chiếc bánh này gồm có gạo xay thành bột nước nêm chút muối, đường cho vỏ bánh đậm được đậm đà và đậu xanh hấp chín còn nguyên hạt. Tôm cũng là thành phần không thể thiếu. Chọn tôm tươi, cắt bỏ đầu, giữ lại phần đuôi cho đẹp, rút sợi chỉ đen trên sống lưng rửa sạch để ráo nước. Nhân bánh cóng làm từ thịt nạc heo với tôm bóc vỏ bằm nhuyễn.
Khuôn để đổ thành bánh bằng nhôm hình tròn, trên có tay cầm để khi đổ bánh dễ dàng cho việc vớt (dụng cụ này được người miền Tây gọi là cóng). được xem là một món ăn vặt thú vị, nhưng ít ai hiểu rằng, để làm nên một cái bánh cóng vàng thơm, người đổ bánh phải thật nhanh tay và khéo léo, phải luôn tay múc bột đổ vào cóng, rán bánh vàng, rồi vớt ra… tránh tình huống bánh cháy khét hoặc chưa chín đều, dẫn đến mất ngon.
Video đang HOT
Khi thấy khuôn bánh nổi lên là đã chín, dùng que tre hoặc dao cạy nhẹ khuôn lấy bánh ra, lật trên chảo dầu thêm lần nữa cho chín vàng đều, vớt lên vĩ cho ráo dầu.
Bạn phải đổ dầu ngập bề cao khuôn bánh, có gác vỉ chờ sẵn để khi chiên xong sẽ gác bánh lên cho ráo dầu. Khi thấy dầu sôi nhúng khuôn vào trong chảo để khi đổ bột bánh không bị dính vào trong khuôn. Đổ bột một nửa khuôn sau đó cho đậu xanh, nhân thịt tôm vào đổ tiếp một nửa bột lên trên, đặt 2 con tôm bên cạnh nhúng khuôn bánh xuống chảo dầu đang sôi. Khi thấy khuôn bánh nổi lên là đã chín, dùng que tre hoặc dao cạy nhẹ khuôn lấy bánh ra, lật trên chảo dầu thêm lần nữa cho chín vàng đều, vớt lên vỉ cho ráo dầu. Khi ăn, chỉ cần lấy kéo cắt ra 4 khúc là được.
Để món ăn này thêm ngon miệng một phần nhờ rau xanh và cách pha nước chấm. Chọn nước mắm ngon pha thêm chút chanh, đường, ớt, tỏi, rau cà rốt, đu đủ muối chua. Rau ăn kèm xà lách, các loại rau thơm. Độ giòn rụm và nóng hổi của bánh hòa quyện hương thơm bùi béo của đậu xanh với nước chấm chua cay ngọt nơi đầu lưỡi chính là điểm thú vị và hấp dẫn thực khách mỗi khi thưởng thức món ăn này.
Bánh được chiên vàng thơm phưng phức.
Với những ai thích thưởng thức món ăn vặt miền Tây, đặc biệt là món bánh cóng Cà Mau, có thể ghé quán bánh cóng tại số 280A đường Lạc Long Quân, quận 11 (đối diện cổng Đầm Sen). Mỗi cái bánh ở đây có giá chỉ 8.000 đồng.
Theo Internet
Lê la ăn vặt đường phố ở Sài Gòn
Bánh đúc Phan Đăng Lưu, xôi chiên, cơm cháy Lãnh Binh Thăng hay há cảo, phá lấu bò ở Lê Đại Hành là những nơi phù hợp để bạn đi ăn cùng bạn bè.
Có không gian xuề xòa, nhưng bù lại mát mẻ và thoáng đãng, những quán dưới đây thích hợp cho nhiều bạn trẻ đang tìm kiếm món ăn chiều Sài Gòn.
Xôi chiên - cơm cháy chà bông Lãnh Binh Thăng
Chỉ là chiếc xe đẩy nhỏ có tên Thành Tài nhưng quán bán khá nhiều món như xôi chiên, cơm cháy chà bông, bánh tráng cuốn... Xe nằm trên đường Lãnh Binh Thăng, quận 11. Lúc đầu, nơi này chỉ bán cốt yếu xôi chiên với 3.000 đồng một chiếc, nhưng sau đó có nhiều món hơn, đặc biệt là cơm cháy chà bông làm khá ngon.
Xôi chiên dẻo, ngon có giá 3.000 đồng một cái. Ngoài ra bạn có thể ăn thêm bánh tráng cuộn, cơm cháy. Ảnh: Thổ Long
Một hộp cơm cháy giá 10.000 đồng có 4 miếng, nhiều mỡ hành, chà bông và kèm một bịch tương ớt nhỏ để khách muốn ăn thêm thì cho vào. Bạn nên tìm ăn từ khoảng 15h đến 17h, sau thời gian này nơi đây rất đông và có thể bán hết sớm.
Bánh đúc Phan Đăng Lưu
Quán nằm trên đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận và nức tiếng hơn 40 năm qua. Bạn phải đến quán thật sớm nếu không muốn chờ quá lâu. Bánh đúc ở đây nóng hổi, rất dẻo, gồm thịt bằm, hành phi, nấm, có thêm đậu xanh phía trên... và ăn cùng với nước mắm ngọt.
Bánh đúc ở đây nổi danh ngon nhưng cũng có khá nhiều người than phiền về thái độ người bán, nên bạn cũng nên cân nhắc khi đến ăn. Ảnh: Khang Vo
Quán mở bán từ 15h đến 18h là hết, tuy nhiên do lượng khách đông nên có thể hết sớm. Giá một chén bánh đúc là 19.000 đồng. Ngoài bánh đúc, khi đến đây bạn cũng nên thử qua sữa chua phô mai Đà Lạt, có vị khá thơm và ngon miệng.
Há cảo - phá lấu bò Lê Đại Hành
Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Lê Đại Hành, quận 11, quán phục vụ nhiều món như phá lấu bò, mì phá lấu, xúc xích, há cảo hấp, chiên, cút chiên bơ và bánh flan. Do tận dụng vỉa hè nên không gian của quán rất thoáng mát, thư thái, rất phù hợp khi đi cùng nhóm bạn thân.
Phá lấu bò là món ăn thân thuộc của nhiều bạn trẻ, thường được chọn thưởng thức vào buổi chiều mát. Ảnh: Lâm Vũ
Quán phục vụ cũng tương đối nhanh, khi gọi phá lấu thì khoảng 5-7 phút là người bán mang ra, sau đó ăn cùng bánh mì hoặc mì. Nước phá lấu rất đậm đà, ngon, thơm, còn nước chấm chua chua ngọt ngọt, chấm miếng bò rồi cho vào miệng khiến bạn hài lòng ngay. Giá mì phá lấu 15.000 đồng một tô.
Theo Internet
3 món ăn chơi cuối tuần ở Sài Gòn Mizu Shingen Mochi, đá bào hay bánh cá Taiyaki là những món ăn thích hợp để nhấm nháp giữa tiết trời mát mẻ. Dưới đây là những món ăn vặt đang được thực khách ưa thích. Mizu Shingen Mochi Còn được gọi là bánh giọt nước, Mizu Shingen Mochi là món mới được bán với số lượng rất hạn chế. Món bánh trong...