Bánh cổ truyền trên mâm cỗ Tết miền Trung
Mâm cỗ cúng Tết của người miền Trung thường có bánh in, đĩa bánh tét; người Huế còn có bánh su sê, xứ Quảng thêm bánh tổ…
Vùng đất quanh năm nắng gió của đất Việt những ngày xuân, nhà nào cũng cố gắng đủ đầy trên bàn thờ gia tiên những món ngon quê mình.
Bánh tét
Bánh tét trong mâm cỗ Tết. Ảnh: Boston.
Ở miền Trung, ngày Tết người dân thường gói bánh tét. Bánh được gói bằng lá chuối với nhân giống bánh chưng ngoài Bắc gồm gạo nếp, đỗ xanh và thịt lợn. Bánh tét được gói thành hình trụ dài, khi cắt khoanh bánh tròn, đẹp mắt.
Bánh tét là món bánh trang trọng trên mâm cỗ Tết. Vào những ngày xuân, nhà nào cũng có một cặp bánh trên bàn thờ. Khách đến chơi nhà được mời khoanh bánh ngon, ăn kèm những lát dưa chua đậm đà thi vị.
Bánh in
Bánh in trong mâm cỗ người Bình Định. Ảnh: Dacsanbinhdinh.
Bánh in là loại bánh phổ biến nhất ở Bình Định trong những ngày lễ, Tết. Bất kể sang hèn, gia đình nào cũng có bánh in trên bàn thờ gia tiên. Bánh được làm bằng bột nếp, dễ làm nhưng không phải ai cũng cho ra được những chiếc bánh vừa dẻo, vừa xốp, không cứng cũng không bở. Từ những hạt gạo nếp xay nhuyễn cùng đường cát và đậu xanh tạo nên những chiếc bánh ngon đặc biệt của mảnh đất miền Trung.
Bánh tổ
Bánh tổ rán ăn rất ngon. Ảnh: Amthuc360.
Với người dân xứ Quảng Nam, bánh tổ là loại bánh của ngày Tết. Những ngày đầu năm, trên bàn thờ gia tiên của người dân ở đây không thể thiếu loại bánh này. Truyền thuyết kể rằng loại bánh này vốn do tổ mẫu Âu Cơ làm ra phát cho trăm con lên núi xuống biển làm lương khô ăn dọc đường. Cũng có người cho rằng loại bánh này làm ra cốt là để cúng ông bà nên mới có tên gọi bánh tổ.
Nguyên liệu chính gồm có nếp, đường, hạt mè và gừng. Khuôn bánh tổ thường đan bằng tre trông như cái rọ, lá chuối được chọn lựa cẩn thận cắt ra lót vào trong khuôn. Bánh được gói lại và dùng tăm tre ghim kín các mép lá.
Bánh Su sê
Video đang HOT
Không chỉ là bánh cho ngày cưới hỏi, bánh su sê còn có mặt trong ngày lễ tết. Ảnh: Dulichhue.
Với người Huế, bánh Su sê (hay Phu thê) không chỉ dùng trong lễ cưới hỏi mà còn có mặt trong ngày lễ Tết. Bánh được làm từ bột sắn có nhân đậu xanh với dừa hay tôm chấy (tôm tươi được rang xát cho nhỏ tơi ra), gói lá dừa đem hấp cách thủy.
Bánh Phu thê Huế khi ăn có vị dai dai của bột, sần sật của dừa, ngon ngọt của nhân đậu, thơm của nước hoa bưởi và lá dừa. Ngày nay, có nhiều loại bánh thay thế nhưng bánh phu thê Huế vẫn được nhiều người ưa chuộng.
Bánh măng
Bánh măng lạ miệng. Ảnh: Dulichhue.
Trên bàn thờ cúng gia tiên của người Huế còn có món bánh măng, một loại bán hình vuông cạnh gói bằng giấy bóng kính màu vàng trong, vị ngọt mát, làm bằng bột nếp trộn với măng tươi và đường kính, dùng làm món ăn chơi bời như một thứ quà dnh cho cả người lớn lẫn trẻ con và có thể ăn bất cứ lúc nào cũng được. Bánh dẻo mềm, thơm và những sợi măng non thêm cảm giác thú vị của hương vị quê nhà.
Bánh lá răng bừa
Bánh lá răng bừa giống với bánh tẻ, khi ăn chấm với nước mắm. Ảnh: Thanhhoatourist.
Bánh răng bừa (bánh tẻ hoặc bánh lá) của người Thanh Hóa có hình dạng trông giống cái răng bừa. Đây là loại bánh truyền thống được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán hay những khi nhà có công việc.
Nguyên liệu làm bánh là gạo tẻ xay nhuyễn cùng nhân bánh gồm hành khô, thịt ba chỉ và mộc nhĩ băm nhỏ trộn chung với hạt tiêu. Khi ăn chấm với nước mắm ngon tạo nên hương vị bánh đặc biệt.
Theo VnExpress
[Chế biến] - Bóng xào thập cẩm
Món bóng xào thập cẩm đầy sắc màu trong dịp Tết có thể ăn cùng cơm, bánh chưng hay xào nhạt để các ông xã nhâm nhi cũng rất hợp lý đấy!
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm bóng xào thập cẩm:
- 150g tôm cỡ vừa- 1 cây súp lơ nhỏ
- 1 củ cà rốt nhỏ- 1 miếng bóng cỡ 10 x 20cm
- Một nắm cần tây
- 150g nấm đông cô (tùy thích)
- Hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn, hành khô.
Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ đen ở lưng tôm rồi ướp với chút hạt nêm, hạt tiêu.
Bóng ngâm nước vo gạo cho mềm rồi bóp kĩ với chút gừng, sau đó thái miếng vuông vừa ăn.
Cần tây cắt khúc khoảng 3-4cm. Cà rốt gọt vỏ, xắt lát mỏng khoảng 0.5cm, tỉa hoa tùy thích. Hành khô xắt lát mỏng. Nấm đông cô rửa sạch, cắt làm đôi nếu nấm to và để nguyên nếu nấm nhỏ.
Súp lơ xanh cắt thành từng miếng vừa ăn, rửa sạch rồi trụng qua nước sôi, sau đó vớt ra thả vào tô nước lạnh rồi mới vớt lên rổ cho ráo nước để khi xào nhanh chín mà vẫn giữ được độ giòn ngọt.
Làm nóng 1 muỗng canh dầu ăn trong chảo, cho hành vào phi thơm.
Sau đó trút tôm vào xào tới khi tôm chuyển màu thì bạn thêm bóng vào xào cùng.
Khi tôm và bóng chín thì bạn lấy ra bát, để riêng.
Tiếp tục làm nóng chảo đã xào tôm với 1 thìa canh dầu ăn, cho hành khô vào phi thơm rồi thêm cà rốt vào đảo với lửa vừa.
Khi cà rốt hơi mềm thì bạn trút súp lơ vào đảo đều.
Nếu dùng nấm đông cô thì bạn thêm nấm vào ở bước này nhé!
Nêm khoảng 2 thìa cafe hạt nêm rồi đổ lại tôm và bóng vào chảo, đảo đều và nêm nếm lại cho vừa ăn.
Cuối cùng bạn cho cần tây vào, đảo nhanh tay và tắt bếp.
Lấy bóng xào thập cẩm ra đĩa, rắc chút hạt tiêu rồi dùng nóng bạn nhé!
Mỗi khi Tết đến, trên mâm cỗ Tết của nhiều gia đình - đặc biệt là ở miền Bắc - không thể thiếu món bóng xào thập cẩm. Với món này, tùy theo khẩu vị và điều kiện mà bạn có thể tùy biến với nhiều loại nguyên liệu khác nhau như súp lơ trắng, su hào, su su, tim cật heo... xào cùng bóng đều rất ngon. Món bóng xào thập cẩm đầy sắc màu trong dịp Tết có thể ăn cùng cơm, bánh chưng hay xào nhạt để các ông xã nhâm nhi cũng rất hợp lý đấy!
Chúc các bạn ngon miệng với món bóng xào thập cẩm và có một bữa tất niên thật đầm ấm nhé!
Theo MNMN
Các món ăn trong mâm cỗ Tết cổ truyền miền Bắc Tham khảo công thức làm các món ăn trong mâm cỗ Tết truyền thống của người miền Bắc và thử trổ tài nhé 1. Măng khô hầm xương Lâu nhất là công đoạn ngâm và luộc măng nhiều lần nhưng bù lại bạn sẽ có món canh ngon cho mâm cỗ hoặc bữa cơm gia đình. Nguyên liệu:- 200g măng khô, hoặc măng...