Bánh chưng rán báo đông về
Ngậy và béo, giòn vỏ và dẻo nhân. Bánh chưng rán là món ấm nhất khi mùa đông về ngoài bắc.
Bánh chưng rán báo hiệu mùa đông đang về trên phố Hà Nội
Bà Minh Hằng, một cán bộ nghỉ hưu ở Q.Thanh Xuân (Hà Nội), lại bắt đầu mùa đông với việc mua hai chiếc bánh chưng rán ở chợ để hai vợ chồng cùng ăn sáng.
“Chúng tôi nghỉ hưu rồi, có thời gian rán bánh chưng nhưng vẫn thích mua ở ngoài chợ. Bánh nhỏ, cũng không nhiều nhân nhưng ăn lại rất thú, chẳng biết có phải tại bánh rán bằng mâm không bằng chảo không”, bà nói. Bà mang bánh về trong hộp xốp có lót lá bánh chưng rồi bày ra đĩa nhỏ, thêm chút dưa góp cũng của hàng bên cạnh. Rót bát xì dầu, cắt ớt tươi để chấm. Với ông bà, thế là mùa đông đã về.
Video đang HOT
Chuyên gia ẩm thực Nguyễn Quang Việt không đánh giá cao chất lượng của những chiếc bánh chưng nhỏ thường được người bán bánh chưng rán ngoài chợ sử dụng.
Theo ông, loại bánh này rẻ nên nếp thường không ngon, nhân lại ít. Mặc dù vậy, ông vẫn phải công nhận khi rán lên, bánh trở nên hấp dẫn vì độ giòn của vỏ, độ dẻo của bánh nóng. Tất nhiên, người bán phải kiểm soát được kỹ thuật rán bánh. Chưa kể, ngồi ăn bánh chưng rán trong gió lạnh mùa đông càng khiến người ta hiểu hơn thế nào là ấm nóng. Người xa Hà Nội có lẽ nhớ món này nhiều phần vì lẽ đó.
Hàng bán bánh chưng rán ở Hà Nội thường không dùng chảo mà dùng mâm – thứ mà nhiều gia đình cũng không dùng để sắp cơm nữa. Họ cũng rán bằng mỡ để tạo độ ngậy cho bánh. Một cách dùng mỡ rất hay là dùng luôn miếng mỡ thăn xoa đều trên mâm và để luôn ở đó. Khi đó mỡ cứ tiết ra trong quá trình rán bánh. Trên phố cổ còn có hàng rán bánh chưng bằng mỡ gà. Miếng bánh chưng khi đó có mùi thơm như xôi gà tết vậy.
Tuy nhiên, như mọi món ăn, lửa mới là bí quyết cốt tử. Bánh chưng phải được rán nhỏ lửa. Nhà nào vội, lùa lửa to hơn là mặt bánh bị xém vừa xấu vừa cứng. Miếng bánh chưng thả lên mâm lúc đầu được đặt ở trung tâm chảo, sau đó, khi đủ thời gian đủ độ giòn thì lật mặt. Sau đó nó được chuyển ra phía xa gần mép mâm nơi sức nóng kém hơn. Khách ăn nhờ thế có bánh nóng liên tục.
Bánh xếp lên đĩa, chủ hàng dùng kéo cắt trên bề mặt những nhát cắt không quá sâu để bánh tuy được chia thành nhiều ô vuông mà vẫn dính. Theo xu hướng, người bán cũng thêm thịt vào bánh chưng rán bằng cách rán thêm xúc xích và lạp sườn. Nhưng việc rán chung xúc xích, lạp sườn trên chảo cũng dễ làm mỡ mất mùi thơm khiến bánh cũng bị ảnh hưởng.
Bánh chưng rán ở hàng thường đắt khách cho đến trước khi tết tới. Sau đó, người dân thường ăn bánh chưng rán ở nhà tự làm rả rích. Họ dùng bánh chưng to để rán. Vì thế, khi rán muốn ngon phải đập dẹp bánh cho thật mỏng.
Bánh chưng rán ở nhà nhiều nhân hơn, cũng mỏng hơn nhiều so với bánh ngoài hàng, vị tiêu và độ ngậy của đỗ cũng cao hơn hẳn. Nó còn để khoe kỹ thuật lật bánh, làm thế nào để tung lên thật dứt khoát cho bánh bay vèo rồi đáp xuống bằng mặt bên kia… Rồi thú vui bánh chưng cũng sẽ lùi lại, nhường chỗ cho những món ngon khác… Cho tới lúc đông về, gió mùa thổi, nỗi nhớ bánh chưng rán lại nguyên vẹn như ngày này năm trước.
Theo Thanhnien
Tranh cãi phở bò ăn với chanh hay giấm
Đa phần thực khách quen ăn phở Hà Nội cho rằng phở bò phải ăn với giấm tỏi mới đúng điệu, số khác ý kiến phở ngon hay dở phụ thuộc vào cách nấu, nêm nếm... của đầu bếp, còn những yếu tố khác không quan trọng.
Trong vlog mới nhất về món ngon Hà Nội của một food blogger tên Duy, giới thiệu món phở bò Hàng Đồng (hay phở gia đình cụ Chiêu) trứ danh, anh nói "không thấy chanh hay quất gì cả". Đây vốn là điều bình thường ở quán phở này, nhưng lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều về cách ăn phở sao mới chuẩn. Có người cho rằng phở bò ăn chung với giấm tỏi chính là sự tinh tế của ẩm thực Hà thành. Mặc khác, không ít người phản biện chanh hay giấm đều như nhau, chủ yếu nằm ở vị phở ngon hay dở.
Bát phở bò Hàng Đồng.
Không chỉ quán phở bò Hàng Đồng mà tại vài quán phở gia truyền khác ở Hà Nội như phở 49 Bát Đàn đều không thấy bóng dáng của chanh tươi mà thay vào đó là lọ giấm tỏi chua nhẹ. Khi ăn, thực khách tự nêm nếm tùy ý. Theo nhiều "chuyên gia phở", chuẩn ẩm thực Hà Nội gốc thì chanh chỉ hợp ăn với phở gà, còn phở bò phải ăn với giấm. Hàm lượng acid của chanh mạnh hơn giấm nên làm dậy mùi phở gà, nhưng lại phá hủy hoàn toàn hương vị nước dùng của phở bò. Nếu bạn chấp nhận ăn chanh chung với phở bò, đồng nghĩa bạn là người dễ dãi trong ăn uống.
Thế nhưng, tại một quán phở Hà Nội nổi tiếng khác là phở Thìn Lò Đúc, phở bò vẫn ăn chung với chanh và được không ít người nhận xét là ngon. Còn ở các thành phố khác như Sài Gòn, Đà Nẵng... vắt miếng chanh vào bát phở bất kì được xem là điều hiển nhiên. Thậm chí, nhiều người còn thích mùi thơm tự nhiên của chanh hơn là giấm.
Do đó không ít ý kiến cho rằng tùy thói quen ăn uống vùng miền, khẩu vị của từng người, thích ăn như thế nào thì đó chính là phở ngon. "Lúc mới làm ra món phở ai có chanh hay quất mà vắt vào đâu. Nhưng ăn uống cũng như nghe nhạc, mỗi người một cảm nhận, không thể lấy cảm nhận của mình rồi áp đặt cho người khác được", một người chia sẻ ý kiến.
Theo Ngôi sao
Hàng phở 30 năm lặng lẽ giữa Hà Nội, khách ngồi xuống là chủ biết ăn gì Có những hàng phở, người ta lặn lội đến xếp hàng nửa tiếng để chờ ăn, nhưng với tôi, tìm đến một hàng phở lặng lẽ phục vụ khách 30 năm, khách chỉ cần ngồi xuống là chủ hàng phở biết mình thích ăn gì. Khách đến chẳng cần gọi Đôi khi, người Hà Nội gốc như kẻ tha hương giữa những cũ...