Bánh chưng, bánh giầy lọt top 10 món ăn lễ hội TG
Chỉ có 10 món trong vô vàn món ăn lễ hội được Tạp chí National Geographic lựa chọn giới thiệu.
Bánh chưng, bánh giầy ngày Tết Việt Nam
Tạp chí National Geographic nhận định rằng, ngày Tết âm lịch Việt Nam vô vùng quan trọng, nó đánh dấu một năm cũ đã qua, một mùa xuân lại đến. Ngày Tết Nguyên Đán chính là thời điểm để đoàn tụ gia đình và ăn những bữa cơm sum họp. Trong những ngày này, hạt bí đỏ, ô mai trái cây, mứt… là những món ăn được đem ra mời khách. Hơn thế, bánh chưng và bánh giầy chính là những món ăn mang đậm tính truyền thống và đặc trưng cho bữa cơm ngày Tết.
Bánh chưng được làm từ gạo nếp có nhân là thịt lợn, đỗ xanh… và được gói trong lá dong. Bánh giầy được làm từ gạo nếp trắng giã mịn. Tương truyền, bánh chưng bánh giầy có từ đời vua Hùng thứ 8, những chiếc bánh chưng hình vuông tượng trưng cho mặt đất còn bánh giầy hình tròn tượng trưng cho bầu trời, tờ National Geographic viết.
Trong danh sách 10 món ăn truyền thống của National Geographic còn có nhiều loại bánh độc đáo khác như Bánh mỳ của người chết (Ngày lễ người chết – Mexico); Món Hákarl (Lễ Thorrablót Giữa mùa đông – Iceland); Bánh Trung thu (Tết Trung thu – Trung Quốc); Bánh Hamantaschen (lễ hội Purim của người Do Thái); Bánh Vua (ngày hội Mardi Gras); Bánh Bánh Besan Burfi (lễ hội ánh sáng Diwali – Ấn Độ); Bánh Kahk (ngày hội Eid al-Fitr – Ai Cập); Món Haggis (Đêm hội Burn – Scotland); Bánh cho ngày Cách mạng tháng 5 (Ngày độc lập Argentina).
Bánh mì người chết trong ngày Lễ người chết ở Mexico
Đây là món bánh không thể thiếu trong ngày lễ người chết ở Mexico. Từ miền Bắc của Mexico cho đến cách tiểu bang Ycatan, người dân thường tổ chức ngày lễ này để tưởng nhớ đến những người đã khuất với các món ăn mang đậm bản sắc văn hóa như hộp sọ làm từ đường, ngô nghiền với thịt và ớt, rượu, cúc vạn thọ, bánh mì, bánh nướng có hình dạng con người và động vật. Đây là một trong những món ăn được yêu thích của người đã khuất.
Món Hákral – Iceland
Lễ hội giữa mùa đông của Iceland chỉ bắt đầu xuất hiện ở thế kỷ 19. Lễ hội này tôn vinh thời kỳ lịch sử vàng son của Iceland. Món Haraskral được làm từ thịt cá mập lên men và cắt thành các dải mỏng, treo lên cho khô. Quá trình phải mất một vài tháng và món ăn có vị cay, vị tanh của cá và mùi amoniac. Nhưng thay vào đó, món ăn đắt đỏ này lại tốt cho tiêu hóa và chiều được lòng những người khó tính nhất.
Bánh Trung thu của người Trung Quốc
Đây là loại bánh xuất hiện vào dịp tết Trung thu (15/8 âm lịch hàng năm) của người Trung Quốc. Lễ hội gắn với truyền thuyết về sự bất tử của nữ thần mặt trăng. Trong dịp này, người Trung Quốc làm những chiếc bánh nướng nhân hạt sen. Những chiếc bánh được đóng khuôn tròn tượng trưng cho mặt trăng và in cả hình hoa, chữ với ý nghĩa mang đến tuổi thọ và sự may mắn.
Hamantaschen (lễ hội Purim của người Do Thái)
Đây là một trong những ngày lễ náo nhiệt nhất của người Do Thái. Lễ hội Purim được tổ chức để kỷ niệm ngày giải phóng của người Do Thái từ sự hủy diệt của đế chế Ba Tư ở thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Chiếc bánh ngọt hình tam giác được rắc nhiều hạt anh túc, trái cây, mận khô, hạt, trà là, sô cô la… đặc trưng cho ngày lễ này.
Video đang HOT
Bánh Vua (ngày hội Mardi Gras của Mỹ)
Loại bánh truyền thống này có hình xoắn, được phủ đường 3 màu, màu xanh lá cây, tím và vàng và món bánh luôn được số lượng lớn thực khách yêu thích.
Bánh Besan Burfi (lễ hội ánh sáng Diwali – Ấn Độ)
Lễ hội ánh sáng của người Ấn Độ thường kéo dài 5 ngày và họ thường chia sẻ những đồ ăn nhẹ, ngọt trong đó có món bánh quy Besan Burfi. Đây là bánh quy làm từ đậu xanh, bơ sữa trâu lỏng, đường và thảo quả. Bên trên bánh thường có hạt óc chó và các loại hạt khác.
Bánh Kahk (ngày hội Eid al-Fitr – Ai Cập)
Món bánh Kahk xuất hiện trong ngày hội Eid al-Fitr của người Hồi giáo ở AI Cập. Trong ngày hội này, người ta thường tổ chức các cuộc vui chơi và món bánh chính là đồ ăn tiếp sức cho họ. Loại bánh quy này được từ bột với đường rất đơn giản.
Ở các quốc gia Hồi giáo khác, bánh kahk có nhiều biến thể, và nó còn được sử dụng như một món quà tặng.
Món Haggis (Đêm hội Burn – Scotland)
Món bánh kỳ lạ này được nấu chín trong dạ dày của con cừu. Bánh được sử dụng trong đêm kỷ niệm sinh nhật của Robert Burn (25/1) – một thi hào của dân tộc Scotland. Các nguyên liệu như tim, gan, phổi cừu được băm nhỏ với hành tây, trộn cùng bột yến mạch và các loại gia vị, rồi cho vào dạ dày cừu và ninh nhỏ lửa.
Bánh cho ngày Cách mạng tháng 5 (Ngày độc lập Argentina)
Món bánh quy chiên được sử dụng như một loại bánh truyền thống để kỷ niệm ngày giải phóng Argentina khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha.
Bánh được làm từ bột, rồi gói mộc qua nhuyễn bên trong lại, đem chiên sau đó rưới xi-rô hoặc rắc đường lên trên. Ngoài ra, người dân còn ăn các thực phẩm tươi sống trong ngày này.
Theo Eva
Bí quyết để làm bánh chưng ngon ngày Tết
Bánh chưng là món ăn truyền thống trong ngày tết của mỗi người dân Việt Nam. thiếu bánh chưng, coi như ngày Tết không được trọn vẹn. Vậy, làm sao để nhà bạn có một nồi bánh chưng ngon, hãy tham khảo bí kíp dưới đây nhé!
Lá dong
Khâu đầu tiên là chọn lá dong. Lá dong chọn lá bánh tẻ (lá không non, cũng không già quá) và phải rửa thật kĩ, lau khô.
Lá dong được rửa sạch và để ráo nước. Nên chọn lá không to quá cũng không nhỏ quá. Lá không non quá mà cũng đừng già quá. Nhìn lá bóng, xanh đậm, cuống nhỏ. Khi chọn được lá ưng ý, đem rửa sạch sẽ, phơi chỗ thoáng gió. Không phơi quá khô mà chỉ cần ráo nước là được.
Muốn bánh chưng giữ được lâu thì khâu rửa lá là rất quan trọng. Thông thường bánh hay bị vữa, mốc là do vi khuẩn từ lá xâm nhập vào
Gạo nếp
Muốn chọn gạo ngon phải chọn loại nếp mùa, hạt bóng mẩy và đều nhau. Gạo ngâm khoảng 10 - 12 giờ bằng nước lạnh sau đó vo qua, để ráo nước và xóc muối trắng lượng vừa phải cho thêm vị đậm đà. Đặc chưng của bánh là vị mặn của gạo, vị thơm của đỗ, vị ngấy của thịt... vì vậy cần chú ý cho lượng muối vừa đủ với số lượng gạo và đồng đều với đỗ, thịt.
Để bánh chưng được xanh, có thể dùng lá riềng (hay lá dứa), giã rồi vắt lấy nước, trộn chung với gạo, như thế bánh sẽ có màu xanh tự nhiên. Xóc gạo với một chút muối, để khoảng 30 phút sau thì có thể gói được.
Nhân bánh
Đỗ xanh
Đỗ xanh phải chọn loại ngon, sau đó về tách vỏ, đỗ phải có mầu vàng óng.
Đỗ xanh nằm gần tâm của bánh. Đỗ xanh đã tách đôi, đem ngâm nước lạnh khoảng 8-10 tiếng, sau đó đãi cho sạch vỏ, để ráo nước. Nên dùng đỗ xanh còn nguyên vỏ để có độ thơm, ngon và vệ sinh. Tiếp theo cho đỗ vào chõ đồ, hoặc hấp lên cho chín. Để nguội sau đó nắm từng nắm nhỏ vừa đủ cho một chiếc bánh. Mầu vàng óng của hạt đỗ tượng trưng cho một năm mới tràn trề tài lộc, thịnh vượng.
Hành khô và thịt
Thịt ba chỉ thái miếng to đều. Thịt heo không nên chọn thịt nạc, vì thịt nạc sẽ xác và không thơm bánh. Nên chọn thịt ba chỉ (ba rọi) có cả mỡ lẫn nạc.
Hành khô bóc sạch vỏ, thái nhỏ. Hạt tiêu tự xay hoặc mua tại chợ.
Nhân bánh là thịt lợn có cả nạc và mỡ (thường là thịt ba chỉ). Mỡ để cho bánh béo ngậy như sự khỏe mạnh của gia chủ, nạc đỏ hồng mang nhiều niềm vui cho năm mới. Thịt thái miếng to đều, ướp gia vị vừa đủ, rắc ít hạt tiêu để thêm hương nồng nàn và đặc biệt sau khi bánh chín sẽ có mùi thơm và vị cay nhẹ.
Lạt buộc
Chọn những đốt giang dài từ 70-90 cm, cạo vỏ ngòai, sau đó chẻ từng miếng đều nhau. Nên ngâm ống giang trước khi chẻ để có độ mềm, còn khi chẻ thành lạt thì phơi khô để khi gói bánh sẽ chắc tay, mềm và dễ buộc.
Cách gói bánh
Khi chuẩn bị nguyên liệu xong xuôi là đến khâu gói bánh. Người có kinh nghiệm thì gói bằng tay, hoặc gói bằng khuôn. Một chiếc bánh cho khoảng 5 - 6 lá dong, còn gạo và nhân bánh tùy thuộc vào độ lớn của chiếc bánh cần gói.
Đặt 2 lá dong ở 2 góc so le, cho 1 bát ăn cơm gạo, lấy 1/2 nắm đậu xanh dàn mỏng đều lên gạo, xếp 2 miếng thịt vào giữa rồi tiếp tục cho nốt phần đậu xanh còn lại, phủ nốt gạo lên trên cùng, bẻ gập lá gói vuông, cao thành, buộc lạt chéo chữ thập.
Gói bánh theo công thức: 02 lần gạo nếp, 02 lần nhân đậu, 02 miếng thịt, hành ở giữa. Hòan thành chiếc bánh gói bằng tay
Khi bóc, bánh có màu xanh của lá dong, vị thơm ngon của đậu xanh, thịt, hạt tiêu, vị vừa ăn.
Luộc bánh
Luộc bánh đủ 12 tiếng. Luộc bánh là khâu quan trọng nhất vì luộc bánh mất nhiều thời gian và công sức. Chú ý khi luộc nhớ chèn chặt bánh để khỏi bị vỡ vì khi đun bánh nở ra.
Các lá bánh còn thừa cho cả vào nồi cho thêm hương và giữ nhiệt khi đun. Thường luộc bánh bằng củi sẽ thơm ngon và nhừ hơn bằng các loại khác. Nồi bánh phải đủ lửa để nước luôn sôi, không bao giờ được thiếu nước nên có thùng tiếp nước bên cạnh.
Bếp và nén bánh
Bánh luộc ra thơm và nghi ngút khói Đủ 12 giờ đun bếp củi thì bánh chín, đảm bảo sẽ không bị "lại gạo", bị sượng sau này. Bánh vớt ra nghi ngút khói, để nguội trong cái lạnh giao mùa, ngấm sương đêm và hương vị đất trời. Sau khi vớt bánh ra, xếp thành nhiều lớp, dùng một vật nặng để ép cho ra nước.
Thường dùng miếng gỗ phẳng, hoặc mâm đè lên các lớp bánh sau đó là dùng 1 vật nặng vừa phải để lên trên sẽ làm bánh được ép rền, phẳng, chắc mịn.
Ngày nay, dù cuộc sống vô cùng bận rộn, nhưng những món ăn cổ truyền vẫn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Bánh chưng, món ăn của dân tộc tuy mất nhiều thời gian và công sức để làm nhưng nó lại đem đến cho mọi người không khí xuân, không khí ngày Tết, gợi nhớ cho mỗi người tình cảm gia đình, sự gắn kết và đoàn tụ. Vào những ngày này, cả nhà cũng quây quần bên nhau làm bánh chưng thì không gì hạnh phúc và ấm áp bằng.
Theo PNO
[Chế biến] - Bánh chưng gấc Hi vọng rằng màu đỏ tươi của món bánh chưng gấc sẽ đem lại may mắn cho gia đình bạn trong năm mới. Ngoài cách làm bánh chưng truyền thống với nhân thịt mỡ, bánh chưng gấc là sự sáng tạo độc đáo, mứt hoa quả trộn với đậu xanh tạo ra được vị bùi và thơm độc đáo. Công đoạn chọn nguyên...