Bánh chim gâu – Đặc sản người Dao Yên Bái
Bánh chim gâu – một trong những món ăn được coi là đặc sản ở xã Yên Thành, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Gọi là đặc sản bởi sự cầu kỳ trong cách làm bánh và câu chuyện về chiếc bánh mang ý nghĩa của tình mẫu tử này. Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp và không thể thiếu được lá dứa rừng – thứ lá giờ được nhiều không ít gia đình mang về trồng quanh nhà để đồng bào lấy làm vị thuốc chữa bệnh dạ dày.
Cầu kỳ hơn, người làm bánh có thể trộn thêm một chút đỗ xanh, hay nhuộm gạo các màu bằng các loại lá cây hoặc ngâm gạo bằng nước tro nẳng để tạo thêm hương vị khác nhau.
Ở vùng đồng bào xa xôi, thứ bánh này có thể mang đi nương rẫy dùng tạm bữa trưa khi buổi làm quá bóng có thể trở thành đồ ăn cho những bé đến trường. Đặc biệt bánh chim gâu được tặng như một thứ đặc sản để chia xẻ tình cảm với nhau, là món quà quý mà người mẹ dành cho mà trẻ em rất thích.
Video đang HOT
Chuyện xưa kể rằng, tháng ba vào mùa nương rẫy, các bà, các chị tất bật, làm lụng cả ngày thu quả tra hạt vắng nhà. Đi làm nương, nhưng người mẹ luôn hướng về những đứa con đang ngóng mẹ. Lúc nghỉ trên nương, người mẹ Dao tranh thủ dùng những chiếc lá dừa rừng này đan vỏ bánh chim, để cuối ngày trở về gia đình nhồi gạo làm bánh cho con. Chiếc bánh chim gâu như món quà đầy tình mẫu tử dành cho những đứa con yêu của mình.
Bánh chim gâu giờ không còn là món ăn trong gia đình vào những ngày rằm, ngày tết mà đã vượt ra khỏi ranh giới ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào đến với các lễ hội. Và có thể nhờ thứ lá vỏ bánh và vị thuốc chữa một số bệnh mà bánh chim gâu trở thành đặc sản được các thực khách yêu thích dùng nhiều hơn trong nay mai.
Theo BĐVN
Mẹ hiến tử cung cho con gái ruột
Vì con cái, người mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả bản thân mình.
Câu chuyện cảm động của tình mẫu tử này từ một gia đình sống ở Nottingham, Anh quốc.
Eva Ottonsson (56 tuổi) là giám đốc một công ty thiết bị chiếu sáng. Bà đã hứa với con gái ruột của mình một lời hứa rất đặc biệt. Ngay từ khi chào đời, Sara, con gái bà đã không có tử cung vì mắc phải một căn bệnh hiếm gặp. Điều đó cũng có nghĩa là cả cuộc đời cô gái 25 tuổi này sẽ không thể sinh con. Vì muốn con gái được sống với thiên chức làm mẹ, bà Eva Ottonsson đã quyết tâm sẽ hiến tử cung của mình cho cô con gái.
Eva Ottonsson (56 tuổi) và con gái Sara (25 tuổi)
Sara hiện là một giáo viên sinh học. Cô đã mắc phải hội chứng y học MRKH, trong 5000 nữ giới chỉ có 1 người mắc. Căn bệnh này lần đầu được phát hiện vào năm 1883. Trong cơ thể người phụ nữ, có sự phân tách buồng trứng và ống dẫn trứng như bình thường nhưng tử cung và thượng cổ tử cung lại không sản sinh ra khí hư.
Đặc biệt, việc hiến tử cung này lại xuất phát từ thỉnh cầu của người con gái. Bà Eva Ottonsson giãi bày: "Năm ngoái khi nhận được lời thỉnh cầu này từ con gái, tôi đã nói đùa với nó là "con không thấy có chút kỳ lạ sao?". Con gái tôi đã nói lại, "mẹ đã có 2 người con rồi, cũng không sinh thêm nữa nên không cần tử cung làm gì. Vì con gái muốn được sinh con mà hiến tử cung cho con gái thì cũng không có gì đặc biệt cả". Và bà mẹ 56 tuổi đã quyết định thực hiện lời hứa với con.
Bà Eva Ottonsson quyết định sẽ hiến tử cung cho con gái
Bà có ý định sẽ qua Thuỵ Điển và tiến hành phẫu thuật vào mùa xuân năm sau. Việc phẫu thuật cấy ghép tử cung phức tạp hơn quá trình cấy ghép tim hay phổi. Thậm chí trước đó, trong một lần tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân được cấy ghép bị biến chứng nên lại phải lấy bỏ tử cung ra. Ca phẫu thuật đó đã bị thất bại.
Nếu ca phẫu thuật này được thành công và Sara có thể sinh con khoẻ mạnh thì lời hứa của tình mẫu tử này chính là công lớn cho cuộc phẫu thuật cấy ghép tử cung thành công đầu tiên trong lịch sử y học thế giới.
Theo Bưu Điện VN
Ngộ nghĩnh đười ươi mẹ kết lá làm mũ che mưa Để đối phó với cơn mưa mùa hạ bất chợp ập xuống, một con đười ươi mẹ đã kết lá làm mũ che mưa cho con mình. Đười ươi mẹ kết lá làm mũ (Ảnh: Barcroft USA) Những hình ảnh vừa ngộ nghĩnh, vừa cảm động trên được chụp tại một khu rừng nhiệt đới thuộc Vương quốc gia Tanjung Puting nằm trên...