Bánh canh hẹ Phú Yên
Du khách đến Phú Yên có thể dễ dàng thưởng thức bánh canh hẹ ở bất kỳ một quán ven đường nào, vào bất kỳ buổi nào.
Không chỉ riêng bánh canh mới có loại hẹ này mà các món khác như bánh ướt, bánh hỏi, bánh bèo cũng có quét mỡ hẹ, bắp nướng mắm nêm cũng pha với hẹ trong khi những nơi khác thường dùng cây hành. Hẹ có mặt ở mọi nơi như một nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực xứ “hoa vàng cỏ xanh”.
Ở Sài Gòn có nhiều hàng quán bán bánh canh hẹ được đánh giá hương vị gần như ở Phú Yên. Bà Nguyễn Thị Năm (60 tuổi), bán bánh canh hẹ trên đường Lê Thánh Tông, quận Tân Phú, là người Phú Yên vào Sài Gòn lập nghiệp. Bà nói ở quê có nguồn hải sản phong phú, người nấu bánh canh không dùng xương heo hay thịt như ở thành phố mà nấu bằng cá biển, loại cá khi nấu nước dùng sẽ có vị ngọt tự nhiên, kèm chút dư vị biển. “Ngoài vị ngọt thanh thì nước dùng sẽ có mùi hơi tanh của cá, bỏ hẹ vào để giảm mùi tanh đó đi và món ăn sẽ thơm hơn”, bà Năm giải thích lý do món bánh canh phủ xanh màu hẹ.
Video đang HOT
Khi mở tiệm bánh canh tại Sài Gòn, bà Năm vẫn dùng loại hẹ có mùi thơm đặc trưng, cọng nhỏ, không xơ và xanh mướt, nhìn xa như cỏ lá kim và mùi hương cũng đậm đà hơn so với hẹ lá to ở miền Nam. Còn chả cá dai ngon được ướp với gia vị, giã thật dai rồi chiên vàng, cọng bánh canh ở quê nhà cũng được vận chuyển bằng xe khách vào Sài Gòn.
“Duy chỉ có nước dùng là thay đổi, thay vì nấu cá biển, tôi chọn xương heo vì sợ nhiều người không thích mùi cá dậy trong nước dùng. Ngoài ra, cách nêm nếm cũng nhạt hơn và cho ít hẹ hơn khi bán ở Phú Yên”, bà Năm nói.
Anh Huỳnh Nam, một hướng dẫn viên du lịch tự do quê Tuy Hòa, hiện sinh sống và làm việc tại TP HCM nói các món bánh canh ở Phú Yên người dân đều không dùng rau giá, nên hẹ cũng được xem là một loại rau thay thế giá thường thấy trong món bánh canh ở miền Nam. Tô bánh canh hẹ ở Phú Yên thường khá rẻ, chỉ 10.000 đến 15.000 đồng và đầy đủ nguyên liệu: cọng bánh canh, chả cá, trứng cút, có nơi còn có chả cá dầm mềm ngọt, bên trên là lá hẹ cắt nhỏ, được rắc đều và nước dùng đậm đà, không quá ngọt.
Còn ở Sài Gòn, món bánh canh hẹ có giá khá cao từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng, cũng với những nguyên liệu trên nhưng đầy đặn hơn. Một số hàng quán nhỏ, vùng ven có nơi bán giá 15.000-25.000 đồng/tô với chất lượng không hề kém cạnh.
Bữa sáng dân dã cùng bánh hỏi lòng heo Phú Long
Nằm gần cửa ngõ thành phố Phan Thiết, thị trấn Phú Long được nhiều thực khách sành ăn tìm đến bởi nơi đây có món bánh hỏi lòng heo nổi danh cả nước.
Điều này cũng thật dễ hiểu bởi tại Phú Long có rất nhiều lò làm bánh hỏi, được truyền qua nhiều thế hệ. Theo đó, để làm ra sợi bánh hỏi thì người thợ luôn chỉn chu trong từng công đoạn làm bánh. Cụ thể từ khâu chọn bột, lăn bột đến bỏ vào máy ép thành sợi.
Chưa hết, bánh sau công đoạn trên còn hấp lại một lần nữa trước khi đem phơi cho ráo. Và để sợi bánh nhìn bắt mắt, nhất định bánh phải làm từ bột gạo (ngâm nước qua đêm) và có độ trắng tinh khiết. Thời gian để cho ra mẻ bánh mất khoảng 2-3 giờ. Khác với dạng bánh hỏi theo từng lá ở các địa phương khác như Phú Yên, Bình Định, bánh hỏi Phan Thiết có dạng tơi như những sợi bún tươi.
Về lòng heo, các hàng quán nơi đây đều mua lòng tươi về làm sạch rồi mới chế biến, bởi nếu mua lòng luộc sẵn rất dễ gặp vấn đề về chất lượng làm ảnh hưởng đến món ăn. Lòng sau luộc chín thường được người nấu ngâm qua nước lạnh để lòng săn lại, có độ giòn, không bị mềm cũng như bị bở. Chính vì sự chỉn chu này đã tạo nên thương hiệu cho bánh hỏi lòng heo Phú Long.
Khi thực khách gọi món, chủ quán sẽ dọn lên một phần bánh hỏi lòng heo gồm lòng heo luộc (tim, gan, cật, phèo non, thịt ba chỉ), bánh hỏi rưới mỡ hành, bánh tráng, rau sống và nước chấm đặc biệt. Theo đó, bánh tráng ngon là phải mỏng, cắt miếng và phơi sương để bánh có độ dẻo. Hỗn hợp nước chấm tạo nên từ tỏi ớt xay nhuyễn pha với nước cốt me, muối đường để tạo vị chua ngọt vừa phải.
Khi thưởng thức, thực khách sẽ cuộn lòng heo cùng bánh hỏi, rau sống và bánh tráng rồi chấm nước mắm me. Cảm giác bánh mềm ướt thơm mùi gạo hòa quyện cùng vị thanh mát của rau sống, vị thơm ngon của lòng heo và vị chua nhẹ của nước chấm đã tạo nên một món ăn nổi tiếng cho vùng đất Phú Long.
Những món ăn dân dã tuyệt ngon ở Phú Yên Đến Phú Yên, không thể không thưởng thức những đặc sản dân dã, ăn 1 lần nhớ mãi tại đây. Cá nục hấp Cá nục hấp là món ăn dân dã của người dân Phú Yên nói riêng và miền Trung nói chung. Muốn món hấp ngon, phải chọn những con cá nục tươi, kích thước vừa phải. Dùng chung với cá hấp...