Bánh cam, bánh còng – Món bánh tuổi thơ của người Sài Thành
Mặc dù chỉ là loại bánh đường phố bình dị nhưng một khi nhắc đến loại bánh này thì chắc hẳn nhiều người sẽ nhớ lại bao kỷ niệm khó quên thời thơ ấu.
“Ai bánh cam, bánh còng không?”… Có lẽ đây là câu rao nhiều người miền Tây đã từng chờ đợi nhất sau mỗi buổi trưa hè trong một không gian thôn quê yên tĩnh. Đặc biệt, đây cũng là món quà vặt mà trẻ con rất ưa thích, thậm chí đến tận bây giờ khi đã qua cái thời ngồi chờ cô bán bánh cam, bánh còng đi ngang thì chỉ cần nghe thoang thoáng câu rao là bao kỉ niệm tuổi thơ chợt ùa về. Và không chỉ trẻ con, mà ngay cả người lớn cũng thường muốn có gì đó nhấm nháp vào buổi xế trưa. Do đó, nếu bất ngờ nghe được tiếng rao và thấy thấp thoáng người bán đội một mâm bánh cam, bánh còng cao chất ngất trên đầu là ai ai cũng phải ùa ra đường mua ăn cho bằng được.
Chắc hẳn nhiều người chưa từng được nếm thử món bánh phổ biến ở miền Tây này thì thế nào cũng tò mò không biết vì sao bánh lại có tên gọi lạ tai đến thế? Tuy nhiên, nếu nhìn qua hình dạng 2 loại bánh này thì phần nào bạn cũng đã có thể hình dung được vì sao bánh lại có tên gọi lạ vậy.
Bánh cam thường có hình tròn to tương đương một quả cam loại nhỏ và có màu vàng cam rất bắt mắt. Do đó, có thể là vì hình dáng bánh hoặc do màu sắc của bánh mà người ta đã đặt tên là bánh cam. Còn bánh còng vì được nặn thành dạng hình tròn rỗng ruột chính giữa và có hình dáng như chiếc vòng đeo tay, có người bảo bánh nhìn giống chiếc còng nên từ đó quen miệng đặt tên luôn cho bánh là bánh còng.
Ở miền Tây, có thể nói món bánh cam, bánh còng là bộ đôi luôn được bán cùng nhau. Do đó, rất hiếm người bán nào chỉ bán mỗi loại bánh cam hoặc mỗi loại bánh còng. Lý do hai món bánh này được bán cùng nhau là vì nguyên liệu làm bánh tương đối giống nhau nên việc tạo ra 2 loại bánh cũng không mất thêm thời gian bao nhiêu, thậm chí bánh còng đôi khi còn dễ làm hơn cả bánh cam và được trẻ em ưa chuộng hơn bởi hình dáng thích mắt.
Video đang HOT
Bánh cam bánh còng được làm từ nguyên liệu chính là bột nếp và bột gạo. Tuy nhiên, điểm khác biệt của 2 loại bánh này là bánh cam có thêm nhân đậu xanh quết nhuyễn mịn bên trong, còn bánh còng thì không có nhân mà chỉ có bột bánh. Tuy nhiên, mỗi loại bánh đều có cách cảm nhận riêng nên cũng khó có thể khẳng định bánh nào ngon hơn bánh nào.
Điểm hấp dẫn của bánh cam, bánh còng là sau khi rán vàng đều thì mặt ngoài của bánh còn được phết thêm lớp đường thắng đặc giống như mạch nha và có màu vàng óng rất đẹp mắt. Cả bánh cam hay bánh còng cũng đều được phết chỉ một mặt bánh và mặt còn lại để nguyên nhằm giúp khi cầm bánh ăn sẽ không bị phần đường dính vào tay. Ngoài bánh được phết lớp đường thì riêng bánh cam còn có loại không phết đường dính bên ngoài dành cho những bạn không hảo ngọt và không thích đường lắm.
Không chỉ là món bánh ngon mà bánh cam, bánh còng còn gây ấn tượng mạnh với hình thức bán bánh truyền thống. Người bán phần lớn đều đội lên đầu một mâm được chất bánh cao ngất ngưởng đến mức ai nhìn thấy cũng nghĩ là chỉ cần cơn gió thổi qua cũng đã đủ làm mâm bánh đổ ngay ra đường. Thế nhưng, không biết người bán đã tập luyện từ bao giờ nhưng hầu hết ai cũng đội mâm bánh rất điêu luyện, thậm chí có khi chẳng cần dùng tay để vịn vào mâm mà cứ rảo bước trên đường một cách rất tự tin.
Đặc biệt, ngoài miền Tây ra thì bánh cam, bánh còng còn xuất hiện ở rất nhiều nơi khác như miền Đông, Tây Nguyên hoặc ở miền Bắc với tên gọi khác là bánh rán. Cho đến bây giờ, có vẻ rất khó để xác định được nguồn gốc của món bánh dân dã và ngon miệng này, tuy nhiên, không biết từ bao giờ, món bánh cam, bánh còng đã len lỏi vào cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực miền Tây với hình ảnh người bán bánh cam, bánh còng đầu đội mâm bánh giữa trời trưa nắng gắt và giọng rao cứ lảnh lót vang vọng trong không gian: “Ai bánh cam, bánh còng không?”. Chỉ cần nghe tiếng rao, tuổi thơ bao người liền ùa về ngay lập tức!
Bánh khoai nướng: đặc sản quà quê chợ gốm làng cổ Bát Tràng
Những chiếc bánh tròn xinh màu vàng, màu tím xuất hiện gần như trên mọi sạp bán quà vặt ở chợ gốm làng cổ Bát Tràng hóa ra có tên gọi là Bánh khoai nướng, một món quà quê đặc biệt chỉ xuất hiện ở khu chợ này...
Những ai thích ăn khoai lang, một món quà quê xưa kia và nay trở thành món quà vặt mắc tiền sẽ vô cùng thích thú và ngạc nhiên khi được nếm một chiếc bánh khoai nướng tại khu chợ gốm làng cổ Bát Tràng.
Những ai thích ăn khoai lang, một món quà quê xưa kia và nay trở thành món quà vặt mắc tiền sẽ vô cùng thích thú và ngạc nhiên khi được nếm một chiếc bánh khoai nướng tại khu chợ gốm làng cổ Bát Tràng.
Đây là món quà có trong mọi sạp hàng quà vặt trong khu chợ gốm làng cổ Bát Tràng và thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách nếu không nói ai tới đây hoặc nhóm nào ghé thăm cũng đều dùng thưởng thức hoặc mua về làm quà.
Món quà quê "chống đói" mang sắc màu và hình hài hiện đại
Thật ngạc nhiên khi một món ăn ngày xưa được coi là món... chống đói của bà con nông dân Việt Nam ta rồi trở thành món quà quê ăn vặt được các bà các chị gánh gồng lang thang khắp các hang cùng ngõ hẻm của thành phố rao bán như một món quà ăn cho lạ miệng dân thành phố nay lại trở thành một món ăn mắc tiền được tìm kiếm của dân nhà giàu với mục đích: giảm cân và chống táo bón. Thú vị hơn, khi về khu chợ gốm làng cổ Bát Tràng nó lại "hiện ra" vô cùng bắt mắt với màu sắc sinh động và mang một hình dáng đáng yêu: bánh khoai nướng màu tím, màu vàng.
Cũng là củ khoai tím nằm lăn lóc ở xó gầm giường xưa hay củ khoai vàng nằm lay lắt nơi thúng hàng của thím, của mợ nào đó trong góc chợ quê vậy mà nay, chỉ qua sự sáng tạo vì mưu sinh của những người dân ấy chúng "biến hình" trở thành những chiếc bánh đáng yêu chả khác gì những chiếc bánh mang rất nhiều sắc màu được nặn, được vẽ lên nhiều họa tiết trang trí trong các tủ bánh sang trọng ngoài phố.
Chỉ những ai là "tín đồ"... của khoai lang mới cảm nhận được cái thú khi cắn miếng đầu tiên vào chiếc bánh khoai nướng tại khu chợ gốm làng cổ Bát Tràng vì biết chắc đó là bột khoai một trăm phần trăm không có phẩm màu hay pha tạp các loại bột khác: nó thơm mùi đặc trưng và cái vị khoai lang nướng tan vào trong miệng không thể lẫn vào đâu được.
Theo các bà các chị bán hàng ở khu chợ gốm làng cổ Bát Tràng thì nguyên liệu của chiếc bánh khoai nướng tại đây có xuất sứ mãi tận... Lâm Đồng. Có nghĩa rằng các củ khoai được nhập về từ nơi rất xa chứ không phải được trồng tại làng. Nó là hai loại khoai tím và khoai vàng.
Trước khi đưa vào nồi để luộc, các của khoai sẽ được chọn lọc cẩn thận để loại những củ bị hư hỏng, úng, mầm vì nếu lẫn vào thì cả mẻ khoai coi như hỏng, mà hỏng thì "ế" và... mất khách mua. Thế nên các bà các chị sẽ rất cẩn thận chọn những củ khoai tươi ngon, rửa, kỳ cọ cho thật sạch rồi cho vào nồi luộc chín. Sau đó bóc vỏ thật sạch. Cho ra nghiền nhuyễn. Rồi đổ vào khuôn nén thật chặt và rắc vừng lên sao cho miếng khoai không bị rời, không bị rơi vỡ khi di chuyển hay cầm trên tay. Khâu cuối cùng là cho chiếc bánh thành phẩm xinh xắn lên lò nướng qua cho phần bên ngoài bánh khô đều, tạo thành lớp vỏ bọc nhẹ bên ngoài bánh.
Đặc biệt khi làm và chế biến món bánh khoai là tất cả mọi dụng cụ cùng nguyên liệu phải thật sạch vì nếu không của khoai vốn nằm dưới đất, bám đất và bụi bẩn khi di chuyển, quăng quật, thêm vào các dụng cụ cũng dễ bị bụi bám vào, chỉ cần sơ ý bột bánh sẽ có sạn, ăn càn cạt trong miệng thì coi như mẻ bánh vứt đi.
Nếu ai đã ăn một chiếc bánh khoai nướng tại khu chợ gốm làng cổ Bát Tràng mới thấy nó đậm đà và khá là chắc dạ, có nghĩa nó được nén chặt bằng bột khoai nghiền nhuyễn nên sẽ tốn nhiều bột khoai cho một chiếc bánh. Và xem như những bà con làm bánh và bán bánh khoai nướng nơi đây phải trả khá nhiều chi phí: mua khoai, luộc khoai, nướng khoai và công sức bỏ ra để có một chiếc bánh khoai nướng thơm ngon. Khi bán chiếc bánh cho du khách thưởng thức: ăn một lần là nhớ mãi xem như bà con chỉ lấy công làm lãi.
Loại quả xưa rụng đầy rừng không ai hái, nay thành món quà vặt chị em thích mê Ăn xong loại quả này sẽ thấy vị ngọt thanh vẫn còn đọng lại trong khoang miệng. Những ngày thu đến, nhiều người bắt đầu nhớ vị chua chua, ngọt ngọt và hơi đắng chát vô cùng đặc trưng của những quả mác kham. Mác kham (hay còn được gọi là mắc kham, me rừng) là loại cây mọc hoang dại trong các...