Bánh bột nếp “đại phúc”
Bánh Daifuku (Đại phúc) thường dùng trong những dịp đặc biệt như Tết nguyên đán, sinh nhật, các dịp lễ hội… để cầu chúc những điều tốt lành, gửi gắm niềm hi vọng vào một tương lai tươi sáng.
Nguyên liệu:
Vỏ bánh:
1 chén bột gạo nếp
chén đường
2 chén nước
Nhân bánh:
1 chén đậu đỏ
10 quả dâu tây nhỏ
chén đường
Cách làm:
Phần nhân bánh khá đa dạng, bạn có thể dùng đậu xanh, đậu đỏ, dừa đều được
Ngâm nước đậu đỏ cho nở, rồi cho lên bếp để lửa to đun sôi, nước đầu này đổ đi cho tiếp nước khác vào đun đậu đỏ để đậu không bị chát.
Đun đậu trên lửa nhỏ đến khi chín nhừ thì bỏ ra, đổ nước, để ráo.
Video đang HOT
Cho đậu vào một cái chảo, cho đường vào và xào, xào cho đường ngấm vào đậu và quánh lại thì bắc ra.
Bạn có thể để nguyên hạt đậu hoặc cho ra bát dùng thìa đánh nhuyễn, bạn cũng có thể cho đậu vào máy xay sinh tố xay nhỏ.
Nếu ăn ngọt bạn có thể thêm đường vào bước này.
Bạn cũng có thể kết hợp trái cây vào nhân bánh, ví dụ dùng dâu tây và bọc đậu đỏ xay nhuyễn ra ngoài
Làm vỏ bánh:
Bột nếp, đường, nước, trộn lên và nhào thật đều. Nếu bạn thích thì có thể cho thêm phẩm màu vào bột để có các màu sắc khác nhau.
Trộn thật kỹ để bột không bị vón
Cho bát bột vào lò vi sóng trong 2 phút để bột vừa chín tới nhé. Lấy ra trộn đều lên một lần rồi cho vào lò vi sóng tiếp 2 phút nữa cho bột chín đều.
Nếu không có lò vi sóng thì bạn có thể hấp cách thủy trong 5″ cũng được.
Sau đó lấy phần bột đã chín để lên một cái khay có bột nếp khô cho khỏi dính, để một lúc cho bột nguội bớt để khi nặn bánh không nóng tay.
Chia bột thành các miếng nhỏ. Dùng tay làm từng miếng bột mỏng ra
Cho nhân đậu đã chuẩn bị vào, nặn đều cho bánh tròn và bao gọn lấy phần nhân.
Làm lần lượt như vậy đến hết chỗ nhân và bột. Để cân đối bánh và nhân thì ngay từ đầu bạn nặn luôn nhân đậu thành các viên tròn, đếm số lượng rồi khi chuẩn bị xong vỏ bánh thì cũng chia luôn thành các miếng bằng với số nhân.
Nhân đậu đỏ dâu tây đẹp mắt
Vị ngọt đậu đỏ và vị trái cây chua dịu thật thơm ngon
Đơn giản hơn là nhân đậu xanh, đậu đỏ hoặc vị trà xanh thanh khiết
N.D
Mứt gừng dẻo
So với mứt gừng lát, mứt gừng dẻo dễ làm hơn.
Chuẩn bị:
Gừng non rửa sạch gọt vỏ, thái sợi cỡ cây tăm. Đừng chọn gừng già, vì độ cay quá đậm, lại có nhiều xơ, rất khó ăn.
Ngâm gừng với 50g muối, sau đó xả lại hai lần nước cho bớt cay, vắt ráo, phơi một nắng (khoảng ba giờ).
Sên mứt:
1kg gừng đã phơi nắng trộn với 50g bột năng và 10g muối. Bột năng có tác dụng làm mứt dẻo mà không bị chảy nước.
Lấy 800g đường và 100g nước cho lên bếp để hòa tan đường. Tiếp đến, cho gừng vào, trộn đều, sên lửa riu riu. Lưu ý: công đoạn này phải đảo mứt liên tục để mứt thấm đều. Khi thấy đường bám đầy trên đũa, tức là mứt đã tới.
Nhấc xuống, cho chanh vào (một trái đã vắt lấy nước cốt) pha thêm chút vani để có hương thơm, trộn đều để không bị lại đường.
Đợi mứt thật nguội mới cho vào keo thủy tinh sạch hoặc gói vào giấy kiếng.
Ngoài ra, có thể bỏ thêm đậu phộng hoặc mè đã rang (đâm nhỏ), cho vào mứt ở công đoạn mứt còn ướt, để có mùi thơm và vị béo.
Mứt gừng giúp làm ấm bụng, dịu cơn ho. Người lớn tuổi trước khi ngủ, dùng một ít mứt gừng cho dễ tiêu hóa. Mứt gừng còn được dùng như một liệu pháp để chống say tàu xe.
Mứt gừng dẻo trộn lạc và vừng rang
Theo Phụ nữ
Súp lơ xào nấm hương tươi Những ngày sát Tết, súp lơ nở rộ non và ngọt. Bên cạnh thịt cá, bạn hãy chuẩn bị một đĩa rau xào thế này để đỡ cảm giác háo và thêm vitamin cho cơ thể nhé. Nguyên liệu: 1 cây súp lơ xanh hoặc trắng 8 cái nấm hương tươi Tỏi 3 nhánh Dầu ăn, xì dầu, bột canh Cách làm: Súp...