Bánh bò dừa của những anh chủ khéo tay
Nguyên liệu chính của bánh bò dừa là bột mì, bột nổi, trứng gà. Nhân bánh được làm từ dừa bào sợi xào với đường cát trắng và đậu xanh hấp chín.
Những chiếc xe bánh bò dừa trên các đường phố Sài Gòn từ lâu đã trở thành hình ảnh thân quen trong mắt người dân ở đây. Cứ vào khoảng cuối buổi sáng cho đến chiều tối lại dọc ngang qua các con phố bắt đầu cho một ngày mưu sinh.
Chiếc bánh có hình trụ với hai phần úp vào nhau.
Không ai rõ bánh dừa có xuất xứ từ đâu, kể cả những người làm ra chiếc bánh. Anh Trí, bán tại công viên Lê Văn Tám – quận 1, cho biết: “Tôi gắn bó với nghề này hơn mười năm rồi, nhưng thật sự là tôi cũng không biết bánh bò dừa có nguồn gốc từ đâu, chỉ nghe có người bảo bánh có nguồn gốc từ Bến Tre, nhưng cũng không ai dám khẳng định điều đó”.
Những người bán bánh đa phần là mày râu, nhưng hãy dừng lại quan sát, bạn sẽ phải trầm trồ thán phục vì sự khéo léo của họ. Tay họ thoăn thoắt thoa bơ, đổ bột, lắc khuôn và gỡ bánh, cứ như múa, lúc bếp này, khi bếp khác, trở tay liên tục.
Nguyên liệu chính của bánh bò dừa là bột mì, bột nổi, trứng gà. Nhân bánh được làm từ dừa bào sợi xào với đường cát trắng và đậu xanh hấp chín. Múc một vá bột độ chừng muỗng canh đổ vào lòng khuôn, người bán cầm khuôn bánh lắc đều một vòng tròn cho bột tráng đáy không dồn cục. Đặt khuôn bánh lên bếp than đậy nắp lại. Độ chừng 2 phút mở nắp kiểm tra, khi thấy lớp bột mỏng trên thành khuôn đã giòn rộp thì dùng lưỡi dao gỡ bánh.
Video đang HOT
Bánh đổ trong một chiếc khuôn nhỏ hình trụ và được nướng trên bếp than hồng.
Chiếc bánh bò dừa có hình trụ nên sau khi đổ xong một nửa đầu tiên, người bán cạo hết những vết bột dính khuôn rồi dùng bơ hoặc dầu ăn chùi khuôn bánh để đổ tiếp nửa còn lại. Bánh bò dừa ngon là miếng bánh phải giòn nhưng lại dai. Đưa lên miệng cắn một miếng để cảm nhận được cái bánh vừa giòn, vừa dai, vị ngọt và béo của dừa đang hòa quyện vào nhau.
Đồ nghề đáng giá nhất của ngươi bán là những cái khuôn bánh, họ luôn giữ gìn khuôn bánh quen tay nghề với mình, để có thể cho ra những mẻ bánh hoàn hảo nhất. Cái nghề nướng bánh xem chừng là nghề ít vốn liếng nhất nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo của người bán.
Không hiểu vì bánh thơm ngon, lạ miệng, giá rẻ (4.000 đồng một cái) hay vì một lý do nào đó mà bánh bò dừa trở thành một món quà vặt quen thuộc của người Sài Gòn, nhất là với những cô cậu học trò.
Theo NS
Khi bánh căn và bánh khọt được đặt lên cân
Mình cùng "cân đo, đong, đếm" xem hai loại bánh này có những nét tương đồng và điểm khác biệt gì nhé!
Chắc hẳn chúng mình không còn xa lạ với những cái tên như bánh căn, bánh khọt, thế nhưng, không ít người nhầm tưởng hai loại bánh này giống nhau không chỉ về hình dáng và hương vị. Thực ra, chúng khác xa nhau đấy các bạn ạ! Chúng mình cùng tìm hiểu kĩ hơn về hai món bánh này để tìm ra những nét khác biệt giữa chúng nhé!
Ghé chân đến thăm các tỉnh miền Nam Trung Bộ, sẽ không quá khó khăn để bắt gặp món bánh căn ở bất cứ hàng quán lớn nhỏ nào. Với hình dáng dạng tròn, làm từ bột gạo được đúc trong khuôn đúc đặc biệt, bánh căn nhỏ nên thường tính theo cặp chứ ít khi tính theo chiếc đơn lẻ, ở giữa mỗi chiếc có thể quét thêm mỡ hành. Nhân bánh căn cũng rất phong phú nào bánh căn trứng, bánh căn mực bánh căn tôm, bánh căn thịt xay... đều có cả.
Chiếc khuôn đúc bánh căn được gọi là chiếc khuôn đặc biệt sở dĩ là bởi chiếc khuôn này thường làm bằng đất nung, có nhiều lỗ tròn nhỏ thành các khuôn nhỏ bên trong, công đoạn có vẻ phức tạp nhưng lại rất dễ các bạn nhé!
Nguyên liệu để làm bánh gồm: bột gạo, mỡ hành, trứng (mực tươi, thịt xay, tôm...) và nước chấm. Có thể thấy rằng nguyên liệu làm bánh căn khá đơn giản nhưng để có thể làm được món bánh ngon phải tốn khá nhiều công sức và có bí quyết riêng đấy! Thông thường, để cho bánh nở xốp, người ta thường dùng gạo cũ, ngâm qua đêm. Bí quyết nằm ở chỗ khi xay gạo, phải trộn thêm vào chút cơm nguội, bánh sẽ ngon hơn. Tiếp đó là giai đoạn đổ bánh, sau khi chuẩn bị sẵn sang một lò than, ta đặt khuôn lên lò, rồi thoa vào mỗi khuôn một lớp mỡ (chỉ một chút để bột không bị dính khuôn thôi các bạn ạ!). Tiếp đó, chờ cho khuôn nóng đều trút bột vào từng khuôn, rồi cho tiếp vào từng khuôn bột phần nhân là trứng đánh đều, mực, hay thịt heo, tôm... và đậy nắp khuôn kín, đến khi thấy có mùi bột cháy xém là bánh đã chín rồi! Quết thêm một lớp mỡ hành lên trên là đã có những chiếc bánh căn ngon lành, thơm phức. Bánh căn được ăn kèm với nước chấm gồm xíu mại, mỡ hành hay có thể chỉ đơn giả là bát mắm có thêm chút ớt, tỏi, xoài băm. Bánh căn ngon nhất là khi còn nóng hổi, nhúng ngập nước chấm trước khi dùng các bạn nhé!
Và các bạn biết không? Món bánh căn giản dị, dân dã này lại rất hay bị nhầm với một bánh khọt (còn được gọi là bánh trứng rồng) đấy! Đây loại bánh phổ biến được làm từ bột gạo, có nhân tôm, được chiên và ăn kèm với rau sống, ớt tươi, nước chấm. Điểm khác biệt lớn nhất giữa bánh khọt và bánh căn đó chính là thay vì bánh căn được nướng trong khuôn đúc đặc biệt thì bánh khọt lại được chế biến bằng cách chiên. Đặc điểm của bánh khọt ở các vùng miền cũng có chút biến đổi khác nhau. Bánh khọt của người miền Tây thường được pha thêm nghệ vào bột gạo, lúc đổ khuôn lại được cho thêm tôm tươi, ăn kèm với rau cải, xà lách và dưa leo muối. Trong khi đó, người miền Nam lại chỉ sử dụng bột gạo, thêm vào vài quả trứng gà để bột nở xốp hơn, và không cho tôm tươi vào bánh mà lại sử dụng tôm chấy. Hay với người miền Trung, bánh khọt lại được ăn kèm với dưa leo, đu đủ thái mỏng, cà pháo được ngâm trong mắm tôm pha loãng.
Mặc dù nguyên liệu và cách chế biến ở mỗi vùng lại có đôi chút khác nhau nhưng về cơ bản đều phải trải qua những công đoạn giống nhau. Cùng làm từ bột gạo nhưng cách chế bột của hai loại bánh này cũng đã khác nhau rất nhiều. Và cũng như bánh căn, trong các công đoạn làm bánh khọt thì chế bột là công đoạn quan trọng nhất, gạo phải là loại gạo ngon, bột bánh gồm gạo xay bột ướt, gạo nấu thành cơm và làm bún để nguội rồi xay đặc. Việc trộn các loại bột theo tỉ lệ thế nào là đã trở thành bí quyết riêng của mỗi gia đình. Nhân bánh khọt thường là nhân tôm, loại tôm sắt tươi, to vừa phải, bóc vỏ. Chọn tôm và bóc vỏ tôm sao cho giữ được màu sắc tôm khi rán bánh cũng vô cùng quan trọng. Thêm nữa là mỡ được dùng để chiên bánh không phải là loại mỡ bình thường đâu nhé! Phải dùng loại mỡ heo đã phi hành cùng lá hẹ thì bánh mới thơm ngon được. Đến công đoạn đổ bánh, ta cần để khuôn hình tròn vô chảo, lấy mỡ đã chế nóng tráng khuôn, đổ bánh vào trong khuôn và ấn con tôm vào giữa, đậy vung chờ bánh chính. Khi bánh chín, màu trắng đục của bột, sắc đỏ của nhân tôm, màu xanh của lá hành, lá hẹ, đan xen tạo nên một chiếc bánh xinh xinh mà bắt mắt vô cùng. Nước chấm của bánh khọt cũng khá khác so với nước chấm của bánh căn. Thưởng thức chiếc bánh giòn tan cùng với sốt mắm tôm tự chế từ nước mắm, tôm và cà chua, pha thêm chút thanh, kèm đu đủ xanh xắt lát mỏng, nhúng bánh vô nước chấm và ăn kèm rau sống quả thật không còn gì bằng!
Tìm hiểu đến đây thì chắc teen chúng mình không còn ai nhầm lẫn giữa bánh căn và bánh khọt đâu nhỉ? Hai món bánh giản dị, dân dã là vậy, nhưng mỗi món bánh lại có cái ngon, cái thu hút riêng, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một nét văn hóa ẩm thực rất đặc trưng của người Việt Nam.
Theo Pháp Luật XH
Chảo nén nướng thịt Hamburger độc đáo Với chiếc chảo nén đặc biệt này, bạn có thể tự làm những chiếc bánh Hamburger thật thơm ngon và lạ miệng ngay tại nhà. Cách làm một chiếc bánh Hamburger tưởng chừng đơn giản nhưng lại có nhiều chi tiết khá khó khăn khiến bạn không thể làm bánh tại nhà được. Tuy nhiên, chiếc chảo nén nhân bánh Hamburger này sẽ...