Bánh bèo Cao Bá Nhạ: Góc Huế nhỏ giữa lòng Sài Gòn
Huế nổi tiếng với vô vàn món ăn ngon, đến mức chỉ cần nói đi ăn “đồ Huế” ở Sài Gòn ta sẽ dễ dàng liên tưởng những món bánh quen thuộc như bánh nậm, bánh lọc, bánh ướt các loại… hay cơm hến, bánh khoái, bún bò… và tất nhiên không thể thiếu bánh bèo, món ăn dân dã mang đậm nét văn hóa xứ cố đô. Với Huế, ăn đấy mà như chơi, chơi đấy mà như ăn, và điều này càng rõ hơn khi ta thưởng thức món bánh bèo.
Dĩa bánh bèo ăn cùng với chả tôm đặc trưng của quán
Cách làm bánh bèo Huế truyền thống cũng khá đơn giản: gạo xay thành bột nhỏ, đem ngâm nước vài phút để có độ dẻo lỏng vừa phải. Sau đó, trộn chút mỡ rồi đổ vào các chén nhỏ xinh xinh (loại chén ngày xưa hay dùng, gọi là chén bông cỏ làm bằng đất nung). Khi đổ bột phải để sao cho khéo để cho bánh thật mỏng và hình dáng giống như một cánh bèo rồi xếp vào mê (20 chén / mê) đem hấp cách thủy. Khi bánh chín, cho thêm các gia vị như tôm giã nhuyễn, hành lá, tép mỡ, da heo chiên giòn và chan một ít dầu béo thực vật lên chén bánh trước khi ăn.
Mâm gia vị hấp dẫn của món bánh bèo Huế
Lại nói về quán bánh bèo Huế 18 Cao Bá Nhạ này. Mâm gia vị luôn là điều quyến rũ tôi nhất mỗi khi nhớ về hương vị độc đáo của đĩa bánh bèo của quán. Hơi khác đi so với các phiên bản bánh bèo Huế mà tôi từng được ăn tại Huế lẫn Sài Gòn, ở đây ngoài tôm giã nhuyễn, dầu hành, còn có bánh mì chiên và đậu xanh. Bánh bèo tại đây ăn trong đĩa chứ không ăn chén như cách truyền thống Huế. Một phiên bản đã “Nam hóa” chút đỉnh cho phù hợp với khẩu vị địa phương chăng?
Đĩa bánh bèo được cô chủ quán chậm rãi trét đậu xanh, rắc tôm, chan dầu hành, rồi rắc thêm một chút bánh mì chiên. Khi ăn ta sẽ tự chan nước măm dằm sẵn ớt hiểm cay xè đúng chất miền Trung. Nước mắm làm mềm bánh mì chiên trên bề mặt, lan vào đậu xanh, hòa với dầu hành… Vị cay nồng mà vẫn thanh, âu cũng là nét đặc trưng của ẩm thực Huế.
Video đang HOT
Để tìm một chút Huế ở Sài Gòn, hãy đến và thưởng thức hương vị rất đặc trưng của món bánh bèo tại đây. Chút yên ắng đầu giờ chiều của con đường nhỏ Cao Bá Nhạ, mùi thơm thoảng qua của mâm bánh bèo cùng các loại bánh lá (nậm, lọc…) chắc cũng dễ nhắc nhớ về món ăn “rất Huế” của các mệ, các dì ngày xưa.
Bánh bèo Cao Bá Nhạ
18 Cao Bá Nhạ, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 01
Mở cửa từ 3h chiều đến khi hết
Giá: Bánh bèo: 20,000/phần, bánh thập cẩm: 20,000/phần
Theo SGAT
Bánh cuốn Hồng Hạnh: Khúc biến tấu của bánh cuốn
Bánh cuốn Hồng Hạnh, cái quán nằm ở đường Nguyễn Thị Minh Khai khúc giữa Đinh Tiên Hoàng và Mạc Đĩnh Chi này khá nổi tiếng trong giới sinh viên. Phần vì quán nằm gần khá nhiều trường đại học gần đó cũng như giá cả rất phải chăng. Quán bán khá nhiều món, đa phần tập trung vào các loại bánh cuốn, bánh Huế cùng các loại bún.
Món bánh cuốn trứng độc đáo
Thực đơn bánh cuốn ở đây khá đa dạng. Ngoài loại bánh cuốn truyền thống còn là một số món lạ khá ngon và độc đáo. Đầu tiên là món bánh cuốn trứng, một đặc sản của Lạng Sơn. Tuy không phổ biến như các thương hiệu bánh cuốn khác như Thanh Trì, Nam Định hay Phủ Lý nhưng món bánh cuốn trứng này rất đặc biệt bởi cách làm cũng như thành phần.
Những hạt gạo tẻ trắng ngần được chọn lựa để xay mịn thành bột, rồi sau đó được hòa với nước để tạo ra một hỗn hợp không quá đặc cũng không quá loãng nhằm tạo ra độ dẻo đặc trưng cho bánh. Đầu tiên người làm bánh sẽ trải bột ra khuôn vải rồi đóng nắp, chờ một chút cho bánh vừa chín tới thì mở nắp ra rồi đập trứng gà lên lớp bánh. Cái hay ở đây là người thợ tráng bánh phải đậy nắp lại và canh sao kịp lúc lớp lòng trắng đục lại và dính vào mặt bánh, còn lòng đỏ thì vừa chín tới độ lòng đào tạo thành lớp bọc mỏng giúp quả trứng không bị bể, thì mới mở nắp. Rồi dùng đũa dẹp chia bánh làm hai phần, khéo léo hất mép bánh cuộn lại ôm nhân trứng bên trong.
Ăn món bánh cuốn trứng Lạng Sơn đúng kiểu thì phải có thêm một lớp thịt heo bằm xào với hành ngò phủ ở phía trên, còn nước chấm phải là loại nước ninh với xương ống trộn với thịt bằm, cùng chút gia vị đường, ớt, và rau mùi băm nhỏ. Ở quán Hồng Hạnh các phần này được gia giảm, phần bánh cuốn trứng dọn ra ăn cùng chả lụa, chả quế và nước mắm thông thường như các loại bánh cuốn khác. Tuy vậy cũng không hề giảm đi cái thú vị của món này. Sắn từng phần bánh cuốn trứng vuông vức cho lòng đào tan chảy ra, rồi chan thêm chút nước mắm có dằm tí ớt vào. Vị thanh thanh của nước mắm quyện với vị béo ngậy của miếng trứng khiến cho tất cả như tan chảy ra trong miệng thực khách. Đảm bảo bạn sẽ thích một khi đã thưởng thức món ăn khá độc đáo này.
Bánh cuốn thịt nướng với cách trình bày và thưởng thức khá thú vị
Một món khá lạ khác mà bạn cũng nên thử qua là bánh cuốn thịt nướng. Món ăn đậm chất Huế này hẳn không còn xa lạ gì với người Sài Gòn. Xuất thân từ làng Kim Long ven sông hương (phía Tây kinh thành Huế), món ăn này đã "Nam tiến" và dần dần trở nên quen thuộc trong đời sống ẩm thực nơi đây. Cũng với thành phần tương tự như thường thấy, món bánh cuốn thịt nướng ở Hồng Hạnh được cải biên đôi chút. Dĩa bánh được dọn ra với 3 cuốn khá to và cắt sẵn. Thay vì cầm và chấm vào phần tương đậu như thường thấy, ở đây bạn sẽ chan tương vào rồi ăn bằng đũa. Phần nhân thịt nướng kẹp trong lát bánh ướt cùng lớp rau tươi lần chung với lớp tương đậu ở phía trên khá hài hòa. Một chút đồ chua phía trên hẳn sẽ làm cho món ăn này thêm phần thú vị.
Một địa điểm thú vị để thưởng thức các phiên bản khác nhau của bánh cuốn. Bánh cuốn cũng như bánh ướt với các phiên bản đến từ miền Bắc và miền Trung nay đã thay đổi rất nhiều để phù hợp với khẩu vị địa phương, đồng thời trở thành một phần thân thuộc của đời sống ẩm thực Sài Gòn.
Bánh cuốn Hồng Hạnh
17a Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, quận 01
Mở cửa: 6h sáng đến 11h đêm
Giá: Bánh cuốn trứng (24.000đ/dĩa), bánh ướt thịt nướng (24.000đ/dĩa)
Theo SGAT
Bánh tằm bì Tô Châu: Món ngon Bạc Liêu ở Sài Gòn Nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện cho người dân miền Tây Nam Bộ sáng tạo ra biết bao món ăn độc đáo từ gạo như bánh xèo, bánh khọt, bánh ít, bánh bèo, bánh tằm.... Trong đó món bánh tằm bì được cho là đặc sản của Bạc Liêu, một món ăn chơi hay ăn no cũng đều được. Dĩa...