Bánh bèo, bánh xèo, bánh khọt “mix lung tung”
Trời nóng thế này, nhưng không có nghĩa là teen nên bỏ qua một vài món bánh “lót dạ” hay ho cho những buổi chiều tối dịu mát đâu nhé!
Mùa hè đến kéo một loạt các “tín đồ ẩm thực tuổi teen” rơi vào tình trạng mê mẩn những món thạch chè mát lạnh caramen, sữa chua nếp cẩm thơm ngậy hay bún đậu, sứa biển thanh thanh… Thế vậy mà, vào một buổi chiều hè, những “kẻ nghiện ăn” như chúng tớ lại mò đi tìm mấy món bánh bột lọc, bánh bèo, bánh xèo, bánh khọt… để “tự làm khổ nhau” trong cái tiết trời oi bức của Hà Nội.
Hào hứng thử món bánh bột lọc lớp lớp vỏ trong trong ươn ướt, với nhân tôm thịt quen thuộc, hay bánh bèo ruốc tôm, có vẻ không đặc sắc mấy, nhỉ!
Lớp vỏ bánh trong trong, mềm mại bọc nhân tôm, thịt thơm mặn.
Bánh bèo nổi bật xinh xinh với màu trắng của bột bánh, màu đỏ cam của ruốc tôm cùng màu xanh của hành hoa li ti.
Video đang HOT
Dù vậy, cách trình bày đơn giản, sạch sẽ của quán cũng đáng được cộng 1 điểm đấy chứ!
Cứ nghĩ rằng những món ăn “bột bột, hấp hấp” đã quá bình thường rồi, chắc hẳn món “chiên chiên, mỡ mỡ” sẽ làm vị giác “tắt điện” và chảy mồ hôi đầm đìa, vậy mà chúng tớ đã nhầm!
Bánh xèo có thể coi là món “đinh” của quán này, hấp dẫn từ cách chế biến cho tới khi đưa ra thành phẩm. Không ồn ào, vội vã như các quán bánh xèo khác, cô chủ quán chế biến khá từ từ, chậm rãi dù quán khá đông khách.
Các nguyên liệu như thịt bò, tôm, giá đỗ được cho vào xào cho thật dậy mùi, rồi chén bột bánh được đổ vào cùng để tạo thành lớp vỏ vàng rụm, thơm nức mũi. Bê đĩa bánh ra, cuốn cùng bánh đa nem và các loại rau xà lách, tía tô… có cảm giác như bạn đang “bay” cùng sự hòa quyện giữa vị ngọt thơm của tôm, thịt vị giòn rụm của vỏ bánh, vị tươi của rau sống và giá đỗ…
Sẽ là lãng xẹt nếu như “bỏ rơi” mất bánh khọt khá lạ chỉ với bột bánh, hành hoa và đậu xanh nguyên hạt bùi bùi, ngậy ngậy. Được làm trên những khuôn bánh bé bé, xinh xinh, bánh khọt “ra lò” với hương thơm ngậy ngậy, .
Thả nhẹ nhàng bánh khọt vào bát nước chấm, cắn một miếng, vị bùi béo của đậu xanh quyện với mùi thơm thơm, giòn giòn của bột bánh như ùa ra.
Không hiểu sao, mấy thứ cảm giác oi bức, khó chịu đã biến mất từ lúc thưởng thức đủ các loại bánh “nóng nực” này. Cái vị thơm thơm, giòn giòn cùng mùi hương hấp dẫn cho đến bây giờ vẫn còn đọng lại trong “tưởng tượng bay lên trời” của tớ. Thêm vào đó, “hầu bao chi trả” cho đủ các loại bánh này lại còn cực teen nữa chứ! Đảm bảo là với 100k, bạn có thể ăn thỏa sức đủ các loại bánh mà chúng tớ vừa đề cập ở trên.
Sau khi cái bụng của chúng tớ đã được “ mix lung tung” với đủ loại bánh rồi, có lẽ không gì khoan khoái hơn là được đi bộ xuống cuối phố, tráng miệng thêm một túi nước mía Hàng Vải. (chắc chắn là đã quá quen thuộc với teen Hà Nội rồi, nhỉ! )
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bánh tằm bì
Sinh sống và phát triển từ nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, người dân Nam Bộ đã sáng tạo ra biết bao món ăn từ gạo, với các loại bánh bèo, bánh xèo, bánh khọt, bánh ít, bánh tằm bì...đã trở nên quen thuộc. Bánh tằm bì cũng như các loại bánh kể trên là món ăn no hay ăn chơi đều được.
Ăn bánh tằm phải bằng dĩa hơi sâu lòng mới thú vị. Ảnh: Quang Tâm
Bánh tằm ngon hay không tùy vào cách pha bột và se bánh. Nhưng để có bột tốt, thì người làm bánh tằm phải chọn gạo tẻ loại ngon ngâm vài đêm rồi mới xay, pha bột vừa xay với nước muối loãng rồi ngâm tiếp hai đêm nữa. Sau cùng là giai đoạn khuấy trùng hay còn gọi là hồ bột, giai đoạn này sẽ cho quyết định hương vị bánh tằm đặc thù. Mỗi vùng đều có bánh tằm, nhưng không nơi nào giống nhau, bởi từng cọng bánh tằm có cách pha bột khác nhau mà hình thành nên khẩu vị riêng. Không ai giống ai, nhờ thói quen, tay nghề, kinh nghiệm lâu năm mà người làm bánh tằm sẽ biết cách khuấy bột đúng mức, cứng quá thì bánh dễ bị ốc trâu, bở gãy, bánh không dẻo và dai; nếu bột mềm quá thì bánh hay dính, không đẹp...
Như người miền Tây Nam Bộ thường nói, bánh tằm phải ăn loại se bằng tay mới là bánh tằm. Nhất là những lò bánh ngày xưa, mấy cô thợ se bánh nhiều và nghề đến mức se bột trên bắp vế trắng nõn nà (?) thì bảo đảm thứ bánh tằm này mới ngon "hết biết". Vì dùng tay se nên cọng bánh không đều, có độ lớn nhỏ, dài ngắn khác nhau. Chính vì sự thô ráp này mà cọng bánh có vị ngon lạ. Và có lẽ nhờ có hơi người nên cọng bánh tằm như được thổi hồn vào trong nó, mà những cọng bánh đều tăm tắp ép bằng khuôn không hề có được.
Bánh tằm không thể thiếu là nước cốt dừa. Nước cốt dừa cho vào nồi thắng cho cạn dần, thêm chút muối và hơi nhỉnh vị đường cùng chút bột để tạo độ sánh. Nước cốt dừa hơi ngọt, ẩn bên dưới là vị mặn, lại được thêm một ít hành lá cắt nhuyễn thơm lừng thì mới đúng e để ăn bánh tằm. Bánh tằm có nơi ăn bằng tô như bún thịt nướng. Nhưng ăn bánh tằm phải bằng dĩa hơi sâu lòng mới thú vị vì dĩa rộng nên người ăn ngắm nghía đủ thứ dưa leo, xà lách, giá, rau thơm lót dưới cùng, đám bánh tằm trắng phau trên nền rau xanh. Một lớp bì vàng, nhúm đậu phộng rang, mấy sợi đồ chua như điểm duyên cho bánh. Còn lòng dĩa sâu để nước cốt dừa và nước mắm dễ tụ lại, vừa ăn vừa húp miếng nước mới khoái.
Chan miếng nước cốt dừa lên bánh, mùi vị, hương sắc của rau, bì hòa quyện cùng nước cốt dừa thẩm thấu vào từng cọng bánh. Cuối cùng là hỗn hợp mặn ngọt chua cay của nước mắm, chính cái vị nước mắm đã đưa đẩy món bánh tằm bì trở nên đậm đà, thuần túy hương vị dân dã phương Nam không lẫn vào đâu được.
Bánh tằm bì ở các vùng đa số giống nhau; riêng vùng Bạc Liêu, Trà Vinh thì thêm vào dĩa bánh tằm bì là một, hai viên xíu mại. Thích ăn theo món ngọt thì cho thêm đậu xanh vào bánh tằm. Theo người địa phương lý giải có lẽ là đây vùng có nhiều người Hoa sinh sống nên sự kết hợp của xíu mại vào bánh tằm là điều tự nhiên của quá trình giao thoa giữa các nền văn hóa ẩm thực.
Ở thành phố, bánh tằm bì thường có trong các chợ vào buổi sáng. Còn kiếm nơi bán chuyên bánh tầm bì hơi khó. Trên đường Lý Thường Kiệt, Q.10 gần Co-opMart Lý Thường Kiệt có quán Bà Ba bán từ lâu và quán bánh tằm bì Đồng Tháp trên đường Nguyễn Trãi giáp ngã ba Bùi Hữu Nghĩa đã có mặt trên 10 năm qua.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Món ngon...dọc Sài Gòn Người ta bảo mỗi vùng quê đều có những đặc sản riêng, khi nhắc đến Huế thì có bún bò, bánh bèo...Quảng Nam thì có Mì Quảng, nhớ Hà Nội thì ăn Phở, chả cá, xuôi về miền Tây thì có bún mắn, bún cá... Nhưng có một nơi, khi được nhắc tên nhiều người lưỡng lự không biết chọn cho nó một...