Bánh bao của các nước có gì khác nhau?
Về nghĩa thì cùng một cái tên nhưng ở mỗi đất nước, bánh bao lại có những đặc điểm rất riêng biệt đấy!
Có xuất xứ từ Trung Quốc, bánh bao từ lâu đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Với một lớp vỏ bột mì, nhân bên trong bánh là thịt bằm nhỏ, sau đó được hấp chín và có mùi thơm rất đặc trưng.
Truyền thuyết kể rằng, Vua Zhuge Liang (Gia Cát Lượng) sau khi chinh phục được miền đất phía nam Trung Hoa (bây giờ là vùng Yunnan và bắc Burna), trên đường quay về, ông và đội quân của ông đã không thể vượt qua được con sông lớn, nước chảy xiết…
Ông được một vị bạo chúa chỉ dẫn phải chặt đầu 50 nam giới và ném xuống dòng sông nhằm làm dịu đi sự hung dữ của dòng sông.. Nhưng ông không muốn phải đổ bất kì giọt máu nào nữa. Sau nhiều ngày suy nghĩ, ông quyết định giết tất cả bò và ngựa đem theo, để lấy thịt của chúng và nhét vào trong những chiếc bánh nhỏ có hình dạng giống đầu người và ném xuống sông. Ông đã vượt qua được con sông và quay trở về vương quốc của mình. Sau đó ông đã gọi những chiếc bánh đó là “bánh đầu người dã man”, ngày nay nó có tên là màn thầu (mántóu, ).
Ở miền bắc của Trung Quốc, màn thầu – cũng giống như gạo chúng được xem là một phần chính của bữa ăn, và nó cung cấp một lượng lớn cacbohydrat. Tuy nhiên, ở miền nam Trung Quốc, màn thầu chỉ là món ăn đường phố hoặc là món khai vị trong các nhà hàng, hơn là món ăn chính trong gia đình.
Màn thầu có đặc điểm là mềm, đặc ruột và có mùi vị rất đặc trưng. Thông thường màn thầu là loại không có nhân, còn bánh bao có nhân ở trong. Tuy nhiên, ở một số vùng người ta không phân biệt như vậy mà màn thầu được dùng để chỉ chung cho cả loại có nhân hoặc không nhân.
Video đang HOT
Ngày nay, người ta vẫn thường dùng từ bánh bao để gọi chung cho món bánh này. Màn thầu khá phổ biến ở Châu Á, ví dụ như: ở Việt Nam gọi là bánh bao, ở Nhật nó được gọi là manj (), ở Hàn Quốc là mandu, ở Philippin là siopao… Và ở Hồng Kông họ còn có cả lễ hội bánh bao nữa cơ, lễ hội này được tổ chức hàng năm ở đảo Chueng Chau trong suốt 3 ngày đêm đấy!
Bánh bao Trung Quốc, nhân bánh bao thường gồm thịt ướp băm nhỏ gọi là “xá xíu”, một số vùng còn làm cả bánh bao nhân hải sản nữa. Ngoài ra, bánh bao của Trung Quốc còn có rất nhiều loại nhân khác nhau và vô cùng đa dạng nhưu nhân bắp cải, nhân thịt bò chẳng hạn.
Với bánh bao Việt Nam, thành phần không quá cầu kì, chỉ là thịt băm, trứng cút, mộc nhĩ, miến và một chút hành nhưng khi ăn vị béo trong nhân và vị thơm mềm của vỏ bánh đem lại cho ta cảm giác rất ngon miệng.
Bánh bao Hàn Quốc thường thấy nhất là bánh bao kim chi, là một trong những thực phẩm phổ biến ở Hàn Quốc. Vị béo của thịt, vị tươi mát, cay cay của kim chi hòa quyện với nhau mang đến cảm giác ngon miệng cho thực khách.
Bánh bao Nhật Bản lại đem đến cho chúng ta hai hương vị đặc trưng, có thể là bánh bao nhân đậu đen với vị ngọt, và bánh bao nhân thịt nướng pha trộn với cà rốt và hành tây đem lại vị ngậy, loại bánh bao này có tên gọi là Nikuman.
Ngày nay, bánh bao đã trở nên vô cùng phổ biến ở khắp các quốc gia Châu Á, thường được dùng trong các bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng. Còn bạn, bạn có thích bánh bao không?
Theo Tạp Chí Ẩm Thực
Những truyền thuyết lí thú xung quanh món vịt quay Bắc Kinh
Nhắc tới Trung Quốc, người ta nhớ đến không ít những món ăn nổi tiếng, và trong số đó, không thể không kể tới Vịt quay Bắc Kinh. Món ăn đặc sản nổi tiếng ở Đông Bắc Trung Quốc, đặc biệt là ở Bắc Kinh. Vịt quay Bắc Kinh là loại vịt to, béo, được quay trong lò lửa lớn, da vịt mỏng, màu vàng sậm. Vịt quay Bắc Kinh chính hiệu khi quay, chỉ cần khoét một lỗ nhỏ trên mình con vịt, sau đó bỏ nội tạng của con vịt ra, rồi đổ một chút nước vào phía trong con vịt đem nướng trên lửa. Như thế, vịt không bị mất nước, và thịt vịt thì mềm và thơm!
Điểm đặc biệt của món vịt quay Bắc Kinh là có rất nhiều truyền thuyết thú vị về nguồn gốc của nó. Có người cho rằng lai lịch món này là từ thời nhà Nguyên (1206-1368), và đến khoảng đầu thế kỉ XV, món này đã nổi tiếng được các vua chúa triều Minh ưa thích. Cũng có nhiều người kể lại rằng, món ăn này không phải có nguồn gốc từ Bắc Kinh mà là từ món vịt quay Quảng Đông phát triển thành. Món vịt quay này ngay từ thời Nam Bắc Hồ đã rất nổi tiếng. Cho đến bây giờ, vẫn còn rất nhiều câu chuyện xung quanh món ăn nổi tiếng này và người ta vẫn không xác định được nguồn gốc rõ ràng của món vịt quay Bắc Kinh.
Người Hàng Châu (Đại Nguyên) cho rằng thời Nam Tống có rất nhiều tiệm ăn Lâm An được gây dựng lên, và dịch vụ ăn uống thời đó rất thịnh hành. Tiệm ăn Lâm An nổi tiếng bởi món vịt nướng của mình, vì vịt ở đây thường được lấy từ vùng sông nước Chiết Giang và được nướng một cách rất công phu. Khi nhà Nguyên diệt Tống, đã có rất nhiều người làm thuê cho Lâm An bị bắt làm tù binh, trong đó có rất nhiều người là đầu bếp, từ đó món vịt nướng đã được lưu truyền đến Bắc Kinh. Trải qua nhiều thời đại khác nhau và đến giờ được cải biến thành Vịt quay Bắc Kinh, món ăn yêu thích của rất nhiều người.
Người Nam Kinh (Đại Minh) lại cho rằng từ khi Chu Minh lập thủ phủ tại Nam Kinh, thì Nam Kinh đã nổi tiếng bởi các món vịt muối, vịt giòn, vịt sấy , vịt nướng, vịt trăm vị... Khi thủ phủ được chuyển đến Bắc Kinh thì các món vịt của Nam Kinh cũng được lưu truyền đến đó, do đó món vịt nướng có nguồn gốc từ Nam Kinh.
Thế còn người Bắc Kinh thì sao? Họ cho rằng 800 năm về trước, khi Kim triều dựng thủ phủ tại Bắc Kinh, thời đó Bắc Kinh là một vùng rừng núi rậm rạp, có nhiều kênh rạch, mương ngòi bao quanh nên chim chóc hội tụ sinh sống tại đây rất nhiều, đặc biệt là loài vịt trắng. Loại vịt này đầu tiên chỉ được người dân săn bắn rồi chuyển vào cung đình để chế biến món ăn phục vụ cho vua quan, về sau thì người dân đã bắt về nuôi và thuần hóa thành vịt ngày nay. Có rất nhiều cách chế biến, quay khác nhau, nhưng đến giờ đã thống nhất thành một quy trình nhất định và hiện giờ thì Vịt quay Bắc Kinh đã trở thành một thương hiệu rất nổi tiếng.
Và lại có một truyền thuyết thế này nữa: Người Tây An cho rằng món vịt quay có từ triều đại Đường, Võ Tắc Thiên lập ra chính sách Chu để trị nước ( Công Nguyên năm 690). Trong cuộc bắn cung hạ Hạc đọ tài của Trương Dị (một quần thần rất được sùng ái của Võ Tắc Thiên) với em trai của mình là Trương Xương thì Trương Dị đã bắn hạ được rất nhiều vịt trắng và ngỗng trời. Trương Dị đã đem toàn bộ số vịt và ngỗng săn bắn được nhốt vào một cái cũi sắt to, sau đó dùng than củi thiêu bên dưới, khi lửa bốc lên thì toàn bộ số vịt đều chạy đi chạy lại cho đến khi bị thui trụi lông và thiêu chết. Trương Dị đã lấy vịt nướng được mời Võ Tắc Thiên nếm thử và cũng từ đó món vịt nướng trở thành món ăn yêu thích trong cung đình.
Theo PLTP
Ai là chủ nhân của hàng ngàn bộ hài cốt? Chủ nhân của những bộ hài cốt này là ai? (Ảnh: minh họa) Phần lớn truyền thuyết đều nói rằng những bộ hài cốt trong hang là của nghĩa quân Lữ Gia, song lại có người bảo là quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Điều khá đặc biệt mà nhóm thám hiểm của ông Thịnh biết được, đó là, trên các vách...