Bánh bao, bánh vạc Hội An
Làm từ bột gạo, nhân chủ yếu là tôm tươi xay nhuyễn, miếng bánh vạc nhỏ xinh, duyên dáng như một “bông hồng trắng”. Món ăn này giản dị nhưng làm du khách vương vấn nhớ lâu hơn hẳn so với cao lầu và mì Quảng, những món vốn là đặc trưng của Hội An.
Vào một cửa hàng ở gần cuối phố Hai Bà Trưng, nơi được giới thiệu là lò bánh cung cấp bánh bao, bánh vạc cho hầu hết các cửa hàng ẩm thực phố cổ của Hội An, thấy thật tềnh toàng. Nhà hàng nhưng không có thực đơn, vì ở đây chẳng có gì khác ngoài bánh bao, bánh vạc và hoành thánh. Khách vào, chủ quán tự động bê đồ ăn ra. Quán nổi tiếng nhưng thưa khách, sau mới hiểu vì bán có ba món, mà món này thì ăn cũng nhanh. Gian ngoài cho khách ngồi ăn, gian trong cho nhân viên ngồi làm bánh.
Vỏ bánh được làm cầu kỳ.
Nhìn 5-6 cô gái làm bánh, mới thấy hết công phu của món này. Vỏ bánh làm bằng bột gạo, trắng tinh nhưng không được cán mỏng như cách thông thường. Riêng khâu làm vỏ chia thành hai công đoạn. Một người nhồi bột thành những thuôn dài, đặt nhẹ đầu ngón tay lún sâu vào thuôn bột rồi xoay xoay 2-3 vòng, ra một miếng bột nhỏ xíu. Rồi từ miếng bột đó, một nhân viên khác dùng ngón cái và ngón trỏ vê nhẹ vòng tròn, miếng bột được nong rộng dần ra, thành vỏ bánh mỏng dính.
Nhân bánh vạc là tôm tươi trộn gia vị.
Bánh vạc thì cho chút nhân là tôm quết nhuyễn vào giữa, túm nhẹ lại như một bông hoa. Bánh bao thì cho nhân thịt, nấm, rồi viền xung quanh. Bánh hấp chín màu trắng đục, vỏ bánh tuy bằng bột gạo nhưng hơi dài dài và giòn, chắc do công nghệ “vê vỏ” handmade cầu kỳ đó.
Đĩa bánh hấp dẫn chấm với nước mắm chua ngọt.
Hoành thánh chiên thì quả là kiệt tác hơn hẳn pizza. Vỏ bánh gián ròn, phủ nhân ớt xanh, hành tây, dứa và sốt cà chua bên trên. Ăn tới giữa bánh, bạn sẽ phát hiện ra một chút nhân tôm tươi thơm thơm. Và cũng giống pizza, bánh này phải ăn ngay lúc còn nóng.
Video đang HOT
Hoành thánh chiên.
Địa chỉ cho những ai tới Hội An nè: Quán Hoa Hồng Trắng 533 Hai Bà Trưng, Hội An nhé.
Theo Giadinh.net.vn
Khác lạ ẩm thực Đà Lạt kiểu sinh viên
Người ta hay gọi Đà Lạt bởi những tên rất mỹ miều: Thành phố sương mù, thành phố hoa. Riêng với đám sinh viên tụi tôi, Đà Lạt còn là thành phố của vô vàn món ăn ngon.
Mỗi lần đặt chân đến Đà Lạt là một cung bậc cảm xúc khác nhau nhưng dáng dấp của Đà Lạt thì vẫn thế. Vẫn mộng mơ, vẫn quyến rũ, vẫn yên bình như lần đầu nhóm chúng tôi đến với nơi này. Sinh viên chúng tôi không dư giả gì để có thể đi xa xa một chuyến, vì thế, vào những lúc căng thẳng nhất, buồn chán nhất chúng tôi thường chọn Đà Lạt là điểm đến.
Đà Lạt luôn là điểm lựa chọn của tôi những lúc thấy buồn
Chi phí cho một chuyến du hành tự túc lên Đà Lạt thường rất rẻ, chỉ tầm khoảng 800.000 đến 1.000.000 cho một chuyến đi 2, 3 ngày khi xuất phát từ TPHCM. Trời Đà Lạt lúc nào cũng nhuốm một màu buồn buồn khiến ai đến đây cũng không khỏi nao lòng.
Vẻ đẹp yên bình của Đà Lạt giúp tâm hồn trở nên nhẹ nhõm
Buổi sáng sớm lúc nào cũng được bao phủ bởi một màn sương dày đặc và đến khi trời tối thì cái tiết trời lành lạnh thật thú vị. Nhưng với sinh viên chúng tôi thì cái thú khám phá những món ăn ở nơi này thì dường như được hưởng ứng nhiều hơn.
Bánh cuốn rất đặc biệt tại Đà Lạt
Thức ăn ở Đà lạt vô cùng phong phú và đa dạng, nhưng đặc biệt hơn là giá cả vô cùng rẻ nên rất thích hợp với những chuyến du lịch bình dân thế này.
Khu chợ Hòa Bình với vô vàn thức ăn được bán, chúng tôi thích thú với món bánh cuốn, bánh hỏi thịt nướng mà ở Sài Gòn không thể tìm thấy được. Bánh cuốn ở đây vừa được cuốn bằng nhân thịt lại vừa được ăn với thịt nướng thơm lừng, thêm vào đó là nước chấm chua chua ngọt ngọt thật đặc biệt. Có thể dễ dàng tìm thấy món này ở bất cứ quầy thức ăn nào trong chợ Hòa Bình.
Tình cờ một hôm chúng tôi lang thang trên đường Phan Đình Phùng thì phát hiện ra một quán kem dành cho học sinh mà ở đây có rất nhiều món ngon, ngọt độc đáo. Món dừa đông sương vừa dai dai lại vừa giòn giòn mang lại một cảm giác vô cùng thích thú khi ăn nó.
Kem bơ ở đây đặc biệt hơn bất cứ đâu vì được pha chế từ sinh tố bơ, kết hợp với một viên kem và còn có cả nước cốt dừa thơm lừng, béo ngậy. Nếu bạn đã cảm thấy ngấy với những thức ăn ngọt và béo thì hãy dung thử món Dâu tây đông sương ở đây, hoàn toàn được làm từ dâu tây tươi nên vừa có vị ngọt của đông sương mà vẫn giữ được vị chua tự nhiên của dâu tây đặc trưng của Đà Lạt.
Cũng trên đoạn đường Phan Đình Phùng này có một quán chuyên bán bánh tráng nướng lúc nào cũng thơm lừng và nghi ngút khói. Giữa cái lạnh của Đà Lạt thì việc ngồi nhâm nhi những chiếc bánh nóng hổi, giòn tan này bên cạnh bếp than thì còn gì thú vị bằng, mà giá thì vô cùng rẻ!
Đà Lạt còn có một con hẻm rất nổi tiếng khác nữa đó là hẻm Ánh sáng, nằm ngay khu vực trung tâm của chợ Đà Lạt. Hẻm có rất nhiều thức ăn ngon nhưng nổi tiếng nhất ở đây chính là mì Quảng và bún bò, mọi người ưu ái bình chọn cho hai món ăn đó chỉ có ở hẻm Ánh sáng là ngon nhất Đà Lạt.
Nếu chịu khó khám phá, bạn hãy thử một lần đi sâu vào khu vực hồ Tuyền Lâm, sẽ có một nhà hàng đặc sản thịt rừng cực ngon. Ở đây, bạn sẽ được thưởng thức món thịt rừng nướng tại bàn ngon và thơm tới... điếc mũi. Món này sẽ còn ngon hơn nếu bạn dùng kèm với một đĩa rau xà-lách trộn chua ngọt.
Còn gì thú vị hơn khi được ngồi giữa khung cảnh thiên nhiên hoang dã, trong những mái chòi lợp lá nằm trên mặt nước, xung quanh là những rặng thông xanh rì rào gió mát.
Chúng tôi về lại Sài Gòn mà lòng còn vương vấn hương vị của phố núi Đà Lạt một cách khác lạ.
Theo aFamily
Món mì Quảng của mẹ tôi Mẹ tôi nói rằng, bánh tráng mì sẽ ngon hơn nếu được đun bằng gốc củi tre. Nó vừa thơm mùi bánh tráng lại thơm mùi tre, như thấm đậm ân tình của người dân xứ Quảng. Năm nào cũng vậy, sau ngày hai mươi tháng chạp là nhà tôi lại đúc bánh tráng. Trước khi tráng bánh, mẹ tôi thường dậy sớm...