Bangladesh tử hình 16 kẻ thiêu sống thiếu nữ bị thầy sàm sỡ
Bangladesh kết án tử hình 16 tên với tội giết người. Nan nhân trong vu viêc bi thiêu sông nhưng chay thoat. Cô tô cao cac nghi pham nhưng đa qua đơi trươc phiên toa.
Nusrat Jahan Rafi, 19 tuổi, qua đời vào tháng 4 ở Feni, thị trấn nhỏ cách thủ đô Dhaka 160 km.
Người hiệu trưởng mà Nusrat tố cáo quấy rối tình dục và hai nữ sinh cùng lớp nằm trong số những người bị kết án.
Vụ sát hại Nusrat gây sốc toàn Bangladesh, châm ngòi cho hàng loạt cuộc biểu tình đòi công lý cho cô.
Theo BBC, đây là một trong những phiên tòa nhanh nhất ở Bangladesh – những vụ xử tương tự thường mất vài năm. Công tố viên cho biết “không ai có thể thoát tội giết người ở Bangladesh”.
Vụ sát hại Nusrat gây sốc toàn Bangladesh, châm ngòi cho hàng loạt cuộc biểu tình đòi công lý cho cô. Ảnh: BBC.
Cái chết thương tâm
Nusrat bị dụ lên sân thượng của trường mình vào ngày 6/4, 11 ngày sau khi tìm đến cảnh sát, tố cáo hiệu trưởng thường xuyên sờ soạng mình.
Sau đó, cô bị 4-5 người che kín mặt bao vây, ép buộc cô rút đơn tố cáo. Nữ sinh này không chịu, và đã bị những người đó châm lửa thiêu sống, với âm mưu tạo hiện trường giả là cô đã tự tử. Tuy nhiên, Nusrat đã chạy thoát.
Biết mình bị thương rất nặng, Nusrat đã để người thân của mình quay lại lời khai bằng điện thoại. “Thầy đã sờ soạng tôi, tôi sẽ đấu tranh với hành vi phạm tội này cho đến hơi thở cuối cùng”, cô nói, và chỉ đích danh tên của những kẻ đã tấn công mình.
Video đang HOT
Bị bỏng 80%, Nusrat qua đời chỉ 4 ngày sau đó, ngày 10/4.
Băng rôn có ghi “Công lý cho Nusrat, Công lý cho Bangladesh”. Ảnh: BBC.
Hiệu trưởng Siraj Ud Doula là người đã ra lệnh giết hại Nusrat ngay cả khi đã bị tạm giam vì tình nghi quấy rối tình dục. Hai bị cáo khác, Ruhul Amin và Maksud Alam, là các lãnh đạo địa phương của đảng Awami League cầm quyền. Ba người này nằm trong số bị kết án.
Một số cảnh sát địa phương cũng cấu kết bằng cách phát tin đồn sai sự thật rằng Nusrat đã tự tử, nhưng những tên này không nằm trong số bị kết án.
Gia đình của Nusrat, vốn ủng hộ quyết định của con gái mình tố cáo lên cảnh sát, đã hoan ngênh phán quyết của tòa án, và kêu gọi nhanh chóng thi hành án. Kể từ tháng 3, gia đình đã được cảnh sát bảo vệ, theo BBC.
Bạo lực tình dục phổ biến ở Bangladesh
Theo phóng viên BBC, khi thẩm phán tuyên bố phán quyết, một số bị cáo bật khóc, trong khi một số khác la hét cho rằng họ đã bị tước mất công lý. Nhưng ở Bangladesh, chính những người phụ nữ như Nusrat mới là những người bị tước mất công lý, Akbar Hossain, phóng viên BBC bình luận.
Quấy rối tình dục khá phổ biến ở Bangladesh. Một báo cáo gần đây bởi nhóm NGO ActionAid cho thấy 80% phụ nữ làm việc trong ngành may mặc ở nước này đã chứng kiến hoặc bị bạo lực tình dục ở chỗ làm.
Nhưng lên tiếng như Nusrat thì vẫn hiếm, vì tố cáo có thể mang lại hậu quả. Nạn nhân thường bị cộng đồng đánh giá, quấy nhiễu, cả ở ngoài đời lẫn trên mạng.
Biểu tình phản đối nạn bạo lực tình dục phổ biến ở Bangladesh. Ảnh: BBC.
Trường hợp của Nusrat đặc biệt ở điểm cô đã tìm đến cảnh sát, quay lại lời khai bằng điện thoại, và đoạn video đó đã được tiết lộ cho báo chí.
Nhưng lại có những người xuống đường đòi thả hiệu trưởng, khiến gia đình Nusrat lo ngại an toàn bản thân.
Các nhà hoạt động cho rằng vụ việc cho thấy các nạn nhân của bạo lực tình dục ở Bangladesh vẫn yếu thế, và thủ phạm vẫn tự cho là không ai trừng phạt được mình. Cảnh sát ban đầu đã bác bỏ vụ quấy rối, sau đó mới buộc tội 16 người vào tháng 5.
Nhờ Nusrat lên tiếng, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã phải cam kết “các thủ phạm sẽ không ai có thể thoát khỏi trừng phạt”.
Theo Zing.vn
Từ chối rút đơn tố cáo thầy giáo, nữ sinh Bangladesh bị thiêu sống
Một tòa án ở Bangladesh ngày 24/10 tuyên mức án tử hình đối với 16 đối tượng liên quan đến vụ một nữ sinh viên 19 tuổi bị thiêu sống khiến dư luận cả nước này phẫn nộ xảy ra hồi tháng 4 vừa qua.
Người biểu tình ở Bangladesh phản đối vụ việc.
Thep AFP, hồ sơ vụ việc cho thấy, cuối tháng 3 vừa qua, nữ sinh viên Nusrat Jahan Rafi đã đến cảnh sát tố cáo giáo viên ở ngôi trường mà cô theo học có hành vi quấy rối tình dục.
Cảnh sát trưởng Mohammad Iqbal - người dẫn đầu cuộc điều tra - cho biết, theo kết quả điều tra, ban đầu, có 18 đối tượng bị bắt giữ.
Những người này khai rằng hiệu trưởng của trường đã yêu cầu họ gây áp lực để Rafi rút đơn tố cáo hoặc giết chết cô nếu cô từ chối thực hiện yêu cầu của chúng.
Thuyết phục và đe dọa nữ sinh không được, đến tháng 4, Rafi bị dụ lên tầng thượng của trường. Tại đây, những kẻ tấn công đã ép cô rút đơn khiếu nại mà cô đã nộp cho cảnh sát.
Khi Rafi từ chối, nữ sinh này đã bị trói lại, bị đổ dầu lên người và bị phóng hỏa đốt.
Ban đầu, những kẻ giết người định dàn dựng biến vụ việc thành một vụ tự sát. Tuy nhiên, kế hoạch của chúng đã thất bại sau khi Rafi đã cố tìm cách đi được xuống cầu thang của tòa nhà.
Rafi sau đó được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bị bỏng tới 80% cơ thể và qua đời trong bệnh viện vào ngày 10/4, 5 ngày sau khi bị tấn công.
Cái chết của cô nữ sinh đã gây phẫn nộ khắp nơi, đồng thời cho thấy rõ sự gia tăng đến mức đáng báo động các vụ quấy rối tình dục ở quốc gia Nam Á gồm 165 triệu người này.
Nhiều người Bangladesh sau đó đã biểu tình ở thủ đô Dhaka, yêu cầu nhà chức trách có hình phạt thích đáng với những kẻ giết người.
Sau vụ án mạng, Bangladesh đã ra lệnh cho khoảng 27.000 trường học ở trên khắp cả nước thành lập các ủy ban để ngăn chặn bạo lực tình dục.
Phát biểu sau khi bản án với 16 đối tượng liên quan đến vụ việc được đưa ra, công tố viên Hafez Ahmed cho rằng phán quyết chứng minh rằng sẽ không có ai thoát khỏi tội giết người ở Bangladesh.
"Chúng tôi có luật pháp", vị công tố viên nhấn mạnh.
Hà Dung
Theo baophapluat
Nữ nghị sĩ Bangladesh thuê 8 người khác nhau để thi hộ mình Nghị sĩ của đảng cầm quyền Liên minh Awami của Bangladesh, Tamanna Nusrat, bị cáo buộc thuê 8 người có ngoại hình giống mình để thi hộ trong ít nhất 13 kỳ thi. Chính trị gia Bangladesh đã bị đuổi khỏi trường đại học sau khi sự việc bị phát giác, theo Guardian. Vụ bê bối được phát hiện sau khi đài truyền...