Bangladesh tử hình 152 lính biên phòng nổi loạn
Binh lính biên phòng nổi loạn đã chiếm cứ đồn biên phòng và sát hại các sĩ quan chỉ huy với cáo buộc bị ngược đãi và lương thấp.
Ngày 5/7, Bangladesh đã kết án tử hình 152 lính biên phòng vì đã tham gia vào một âm mưu phản loạn cách đây hơn 4 năm khiến nhiều người, trong đó có các sĩ quan cấp cao của quân đội nước này thiệt mạng.
Vào tháng 2/2009, hơn 800 thành viên thuộc Lực lượng Vũ trang Súng trường Bangladesh tham gia vào một cuộc nổi loạn kéo dài 2 ngày đã bị một tòa án đặc biệt xét xử.
Một lính biên phòng (áo trắng) bị kết án tử hình vì tham gia cuộc nổi loạn
Trong cuộc nổi loạn này, Thủ tướng Sheikh Hasina đã từ chối ra lệnh tấn công quân sự sau khi những người lính biên phòng bán vũ trang này tấn công các chỉ huy thuộc quân đội chính quy của mình với lý do bị ngược đãi và lương thấp khiến 74 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Mặc dù giới chức quân đội rất tức giận nhưng bà Hasina vẫn lựa chọn phương án đàm phán với binh lính nổi loạn vì bà sợ sẽ xảy ra nội chiến khi các đơn vị quân đội đánh lẫn nhau. Chính phủ đã ban hành lệnh ân xá cho những kẻ nổi loạn, nhưng sau đó đã hủy bỏ lệnh này.
Trong phiên tòa được tổ chức hôm thứ Ba, hơn 400 bị cáo đã bị kết án tù, trong khi có tới 271 người được tuyên là vô tội. Sau vụ nổi loạn, quân đội đã bắt giữ gần 6000 lính mặc dù họ không tham gia vào âm mưu này.
Trong phiên xét xử, một số sĩ quan được cử làm nhiệm vụ đàm phán với lực lượng nổi loạn cho hay khi họ tiến vào đồn biên phòng ở Dhaka đang bị binh lính nổi loạn chiếm cứ, họ nhìn thấy xác của các sĩ quan trong những hố chôn nông choèn hoặc bị tắc trong các cống thoát nước.
Phán quyết này của tòa án có thể củng cố mối quan hệ giữa lực lượng quân đội đầy quyền lực của Bangladesh và Thủ tướng Sheikh Hasina, người đang phải chịu sức ép ngày càng lớn từ các cuộc biểu tình bạo lực của phe đối lập.
Phát biểu sau phiên tòa này, tướng Aziz Ahmed, Tư lệnh lực lượng Biên phòng Bangladesh nói rằng “dấu vết ô nhục của lực lượng này giờ đã được gột rửa”.
Với biên chế gần 70.000 lính, lực lượng Biên phòng Bangladesh bảo vệ biên giới quốc gia và đấu tranh với nạn buôn lậu ở đất nước này. Đây là một trong những lực lượng đầu tiên chống lại quân đội Pakistan trong cuộc chiến tranh giành độc lập vào năm 1971.
Theo WSJ
Iran treo cổ 16 phiến quân trả thù cho binh lính
Iran đã treo cổ một lúc 16 phiến quân để trả thù cho 14 lính biên phòng bị sát hại trong các vụ đụng độ ở biên giới.
Ngày 26/10, nhà chức trách Iran đã treo cổ 16 phiến quân "chống Iran" nhằm trả đũa những vụ tấn công nhằm vào lực lượng biên phòng ở đông nam Iran khiến nhiều lính biên phòng thiệt mạng.
Chưởng lý Mohammad Marzieh cho biết 16 phiến quân này đã bị treo cổ vào sáng thứ Bảy tại thành phố Zahedan thuộc tỉnh Sistan. Ông này nói: "Chúng tôi đã từng cảnh báo những đối tượng cướp bóc và các nhóm chống Iran chống lại dân thường vô tội và lực lượng an ninh rằng chúng sẽ bị chúng tôi đáp trả nặng nề."
Một phạm nhân bị treo cổ ở Iran
Ông Marzieh cho biết cuộc hành hình hàng loạt này là để trả đũa cho vụ 14 lính biên phòng Iran ở thị trấn Saravan giáp với Pakistan bị thiệt mạng các vụ đụng độ với phiến quân. Ngoài ra, phiến quân còn làm bị thương 6 lính biên phòng và bắt đi 3 lính khác nữa.
Ông Ali Abdollahi, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Iran cho biết những "hoạt động khủng bố" ở Saravan nhiều khả năng xuất phát từ bên kia biên giới Pakistan và hối thúc nhà chức trách Pakistan tăng cường đảm bảo an ninh khu vực biên giới.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng đã thúc giục Bộ Nội vụ nước này có những biện pháp quyết liệt để đối phó với khủng bố. Ông Rouhani cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao trao đổi với Pakistan để tránh tái diễn những vụ tấn công vào lực lượng an ninh Iran như trên.
Sau hàng loạt các vụ tấn công này, Iran đã điều thêm lực lượng an ninh và quân đội tới triển khai ở khu vực biên giới giáp với Pakistan.
Theo CNN
Dân nghèo Bangladesh bán thận trả nợ NGOs Làng Kalai mang vẻ yên bình như bao làng quê khác ở Bangladesh. Thế nhưng, tại đây, rất nhiều dân làng đang phải bán thận để trả tiền cho những khoản nợ mà họ được cho vay với mục đích xóa nghèo. Anh Mohammad Moqarram Hossen phải bán thận đi để trả nợ. Bán thận trả nợ Làng Kalai cách thủ đô Dhaka...