Bangladesh thành lập đơn vị cảnh sát toàn nữ để chống bạo lực trên mạng
Cảnh sát Bangladesh đã thành lập một đơn vị toàn nữ để giải quyết vấn đề bạo lực mạng đang ngày càng gia tăng và tập trung nhiều vào nữ giới.
Các nữ cảnh sát Bangladesh. Ảnh: DAWN
Cảnh sát Bangladesh hy vọng đơn vị toàn nữ giới này sẽ khuyến khích phụ nữ chủ động báo cáo về bạo lực mạng, trong đó gồm video đồ trụy dùng để trả thủ, đột nhập tài khoản mạng xã hội cá nhân và nhiều mối đe dọa từ tống tiền trên mạng.
Kênh Al Jazeera dẫn lời tổng thanh tra cảnh sát Benazir Ahmed phát biểu ngày 16/11: “Chúng ta có nhiều đơn vị trong lực lượng để xử lý tội phạm mạng nhưng nhiều phụ nữ không muốn tiếp cận lĩnh vực này. Do vậy chúng tôi đã thành lập một đội toàn nữ giới”.
Ông Benazir Ahmed nói: “Chúng tôi tin rằng phụ nữ sẽ thấy thoải mái hơn khi chia sẻ với một đội toàn nữ giới. Đơn vị này sẽ giữ bí mật về danh tính của người phụ nữ báo cáo. Điều này góp phần khuyến khích họ hơn”.
Phụ nữ là nạn nhân chính trong gần 6.100 vụ việc nhờ đến pháp luật để ngăn chặn bạo lực mạng tại Bangladesh. Động thái này diễn ra ở thời điểm giới chức Bangladesh tìm phương pháp xử lý lo ngại về tội phạm tình dục ngày càng gia tăng.
Video đang HOT
Trong tháng 10, chính phủ đã kéo dài việc sử dụng hình phạt tử hình với những kẻ phạm tội tình dục sau khi biểu tình diễn ra tại nước này do một video xuất hiện trên mạng với hình ảnh nhóm nam giới tấn công tình dục một phụ nữ. Trong 10 tháng đầu năm 2020, có gần 1.350 phụ nữ bị cưỡng hiếp tại Bangladesh.
Nhà hoạt động nhân quyền Maleka Banu đánh giá rằng tình trạng bạo lực tình dục trên mạng gia tăng đã phản ánh sự đi xuống trong việc sử dụng internet tại quốc gia Nam Á này. Các dữ liệu chính thức cho thấy số người sử dụng mạng tại Bangladesh đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua.
Bà Banu nhận định: “Việc nhắm vào phụ nữ ở trên mạng dễ dàng hơn trong thế giới thật. Tất cả những gì chúng cần chỉ là một chiếc điện thoại. Đơn vị cảnh sát chỉ có nữ giới là một bước đi tốt. Nhưng đơn vị này cần được vận hành hợp lý để phụ nữ có thể tìm đến họ, nếu không sẽ chẳng có thay đổi nào”.
Người cha thuê Taliban đâm mù mắt con gái và lý do lạ lùng phía sau
Nữ cảnh sát 33 tuổi đã mất đi "ánh sáng" và ước mơ vì cha phản đối ra ngoài làm việc.
Mặc dù tình trạng phụ nữ Afghanistan phục vụ công việc cộng đồng luôn tiềm ẩn nguy hiểm, nhưng sự gia tăng bạo lực trên khắp đất nước gần đây đã khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Khatera, nữ cảnh sát Afghanistan 33 tuổi đang phải trải qua đau đớn về thể xác và niềm tin sau khi mất đi ánh sáng. Điều không ngờ, người đứng đằng sau chuyện này lại là cha ruột của cô gái.
Khatera, hiện là nữ cảnh sát ở tỉnh Ghazni, Afghanistan. Một ngày nọ, cô bị 3 người đàn ông chạy xe mô tô dùng súng bắn và dùng dao đâm vào mắt cô. Lúc tỉnh dậy trong bệnh viện, cô không còn nhìn thấy gì.
Nguyên nhân được cho là cha phản đối kịch liệt việc con gái ra ngoài làm việc nên đã liên hệ với Taliban để khủng bố cô.
"Tôi hỏi bác sĩ, tại sao tôi không nhìn thấy gì? Họ nói rằng mắt tôi bị thương nên cần băng bó. Nhưng ngay lúc đó, tôi biết rằng mình sẽ không còn nhìn thấy ánh sáng được nữa", Khatera tâm sự.
Khatera trả lời phỏng vấn của Reuters (Ảnh: Reuters)
Đối với Khatera, cuộc tấn công không chỉ khiến cô mất đi cơ hội nhìn thấy ánh sáng mà còn mất đi ước mơ có sự nghiệp độc lập mà cô đấu tranh bấy lâu nay để đạt được. Sau nhiều năm cố gắng thuyết phục cha mình nhưng không có kết quả, cuối cùng cô cũng có thể tìm được sự ủng hộ từ chồng mình.
Cô chia sẻ: "Tôi ước mình có thể phục vụ trong ngành cảnh sát ít nhất 1 năm. Nếu điều này xảy ra với tôi sau đó, tôi sẽ bớt đau đớn hơn nhưng nó xảy ra quá sớm".
"Nhiều lần đi làm, tôi thấy cha đi theo, ông ấy bắt đầu liên lạc với Taliban ở khu vực gần đó và yêu cầu họ ngăn cản việc tôi đi làm", nữ cảnh sát nói thêm.
Cô cho biết cha cô đã cung cấp cho Taliban bản sao thẻ căn cước của cô để chứng minh cô làm việc cho cảnh sát. Vào ngày cô bị tấn công, chính cha ruột đã liên tục tục gọi để tra hỏi vị trí của con gái mình.
Người phát ngôn của cảnh sát Ghazni xác nhận rằng họ cũng tin rằng Taliban đứng sau vụ tấn công và cha của Khatera đã bị bắt. Một phát ngôn viên của Taliban cho biết họ đã nắm bắt vụ việc, nhưng đó là vấn đề gia đình của Khatera và họ không hề có liên quan.
Khatera và 5 anh chị em, hiện đang trốn ở Kabul, nơi cô điều trị mắt. Cô cũng không liên lạc với gia đình, bao gồm cả mẹ cô - người đổ lỗi cho Khatera về việc cha cô bị cảnh sát bắt. Khatera hy vọng rằng bác sĩ ở nước ngoài có thể giúp cô phục hồi một phần thị lực.
Cô bộc bạch: "Nếu thị lực của tôi có thể hồi phục, tôi sẽ tiếp tục công việc của mình và phục vụ trong ngành cảnh sát với lý do chính là tôi muốn được ra ngoài làm việc".
Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết, cuộc tấn công vào Khatera là dấu hiệu cho thấy xu hướng phản ứng dữ dội và bạo lực đang gia tăng đối với những người phụ làm việc trong vai trò công ích.
Samira Hamidi, nhà vận động Afghanistan của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết: "Những bước tiến lớn về quyền phụ nữ ở Afghanistan trong hơn một thập kỷ qua không nên bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào với Taliban".
Tổng thống Pháp: Không thể dùng tranh biếm họa biện minh cho hành vi bạo lực Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông hiểu rằng những bức tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed của đạo Hồi có thể gây sốc, đồng thời cũng tôn trọng cảm xúc liên quan đến vấn đề này, song không bao giờ chấp nhận đó là lý do biện minh cho hành vi bạo lực. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu...