Bangladesh sơ tán hàng trăm nghìn người đề phòng bão Sitrang
Nhà chức trách Bangladesh ngày 24/10 sơ tán hàng trăm nghìn người ra khỏi đường đi của cơn bão Sitrang đang hướng vào nước này.
Người dân di chuyển qua vùng ngập lụt tại Sylhet, Bangladesh. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Cơ quan thời tiết Bangladesh dự báo bão Sitrang, với sức gió lên tới 88 km/h, có thể gây lở đất gần thị trấn Khepupara, miền Nam Bangladesh vào sáng 25/10. Điều quan ngại nhất là bão có thể gây sóng lớn, cao tới 3 m trên mức thủy triều bình thường, dẫn đến nguy cơ lũ lụt tại những khu vực có hàng triệu người sinh sống.
Theo giới chức các huyện Patuakhali, Bhola, Barguna và Jhalakathi ở ven biển, khoảng 400.000 người phải sơ tán khỏi các ngôi làng dễ bị tổn thương và các đảo. Khoảng 33.000 người tị nạn Rohingya từ Myanmar đang ở trong các trại trên đảo Bhashan Char tại Vịnh Bengal được khuyến cáo ở trong nhà.
Hội Chữ thập Đỏ Bangladesh đã huy động hàng chục nghìn người tình nguyện sử dụng loa phóng thanh để cảnh báo người dân và giúp dân làng sơ tán.
Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu có thể khiến các cơn bão mạnh hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Liên hợp quốc và nhiều tổ chức môi trường đánh giá Bangladesh là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan kể từ đầu thế kỷ XXI.
Năm 2020, bão Amphan – siêu bão thứ 2 được ghi nhận trên Vịnh Bengal, đã cướp đi sinh mạng của hơn 100 người tại Bangladesh, Ấn Độ và ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người.
Lũ lụt tại Bangladesh: Hơn 5.000 trường học bị ngập và 3,5 triệu trẻ em không có nước sạch uống
Các trận mưa như trút nước đã làm ngập và gây ra lũ quét ở miền Đông Bắc của Bangladesh, khiến hơn 40.000 trạm cấp nước, gần 50.000 nhà vệ sinh bị hư hại và hơn 5.000 trường học, trung tâm giáo dục bị ngập nước.
Người dân di chuyển qua vùng ngập lụt tại Sylhet, Bangladesh, ngày 19/6/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 24/6 cảnh báo 3,5 triệu trẻ em ở Bangladesh đang cần nước uống khẩn cấp sau các trận lũ lụt tàn phá trong tháng này.
Phát biểu với giới báo chí tại Geneva (Thụy Sĩ) qua đường truyền video, đại điện của UNICEF ở Bangladesh Sheldon Yett nêu rõ: "Tình hình đã trở nên tồi tệ trong tuần qua do các trận lũ quét gây ra ở miền Đông Bắc Baladesh. 3,5 triệu trẻ em đang cần nước uống sạch khẩn cấp do các vùng rộng lớn bị nhấn chìm trong nước và bị cô lập không thể tiếp tế nước uống và lương thực".
Ông Yett cho biết hơn 40.000 trạm cấp nước và gần 50.000 nhà vệ sinh đã bị hư hại, đồng thời cảnh báo về gia tăng số người mắc các bệnh thường gặp sau mưa lũ do người dân buộc phải uống nước bị nhiễm bẩn. Theo đại diện của UNICEF tại Bangladesh, số người mắc bệnh tiêu chảy và các bệnh chết người khác tại Bangladesh đang tăng mạnh.
Ông cho biết gần 500.000 người đã phải sơ tán tránh lũ tại những trung tâm sơ tán đông đúc, chật chội, không được trang bị phương tiện đầy đủ phục vụ nhu cầu tối thiểu của phụ nữ, bé gái và trẻ em. 90% cơ sở y tế ở thành phố Sylhet bị nhấn chìm trong nước, trong khi hơn 5.000 trường học, trung tâm giáo dục cũng bị ngập nước. Theo ông Yett, UNICEF phải vận chuyển đồ tiếp tế bằng ô tô tải vì sân bay Sylhet buộc phải đóng cửa do mưa lũ.
Các trận mưa như trút nước hồi tuần trước đã làm ngập nhiều vùng rộng lớn ở miền Đông Bắc của Bangladesh. Lũ lụt là mối đe dọa thường xuyên đối với hàng triệu người ở Bangladesh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết biến đổi khí hậu đang làm cho mưa lũ xảy ra với tần suất thường xuyên hơn và với cường độ mạnh hơn ngoài dự báo.
Lũ lụt nhấn chìm nhiều khu vực tại Bangladesh và Ấn Độ Lũ lụt nhấn chìm nhiều khu vực của Bangladesh và Đông Bắc Ấn Độ trong ngày 21/6, trong bối cảnh nhà chức trách nỗ lực tiếp cận trên 9,5 triệu người bị mắc kẹt sau nhiều ngày mưa lớn. Cảnh ngập lụt tại Sylhet, Bangladesh, ngày 19/6/2022. Ảnh: THX/TTXVN Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã thực hiện chuyến bay thị sát một số...