Bangladesh: Phe đối lập biểu tình yêu cầu Thủ tướng từ chức
Ngày 11/1, những đám đông lớn đã tràn xuống đường phố thủ đô Dhaka của Bangladesh để yêu cầu Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức và tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Đám đông biểu tình ở Bangladesh . Ảnh: AP)
Ngày 11/1, những đám đông lớn đã tràn xuống đường phố thủ đô Dhaka của Bangladesh để yêu cầu Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức và tổ chức các cuộc bầu cử mới. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh người dân nước này ngày càng bất bình về giá lương thực và nhiên liệu tăng cao.
Đảng Quốc gia Bangladesh (BNP) và các đồng minh đối lập khác đã tổ chức các cuộc biểu tình ở Dhaka và 9 thành phố trên cả nước. Các cuộc biểu tình khác trong những tháng gần đây đây đôi khi bị cảnh sát dùng bạo lực dập tắt.
Lãnh đạo cấp cao của BNP Mirza Abbas cho rằng “thời gian để nắm quyền bằng vũ lực đã qua. Hãy để một chính phủ trung lập tổ chức một cuộc bầu cử.” Ông Abbas mới được phóng thích khỏi nhà tù hôm 9/1, một tháng sau cuộc đàn áp đối với các nhà hoạt động đối lập.
Video đang HOT
Cảnh sát ước tính có tới 50.000 người tham gia cuộc biểu tình do ông Abbas phát động. Tuy nhiên, các quan chức BNP tuyên bố hàng trăm nghìn người đã xuống đường chỉ tính riêng ở thủ đô Dhaka và hàng nghìn người khác biểu tình trên khắp cả nước.
Bangladesh là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á, nhưng chi phí lương thực và nhiên liệu toàn cầu gia tăng liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine đã buộc chính phủ của Thủ tướng Hasina hồi năm ngoái phải thực hiện các đợt cắt điện kéo dài và mở rộng phân phát lương thực cho người nghèo.
Đồng taka của Bangladesh đã mất giá tới 25%, làm tăng chi phí nhập khẩu thực phẩm, khiến cuộc sống của những công dân nghèo nhất của đất nước trở nên khó khăn hơn./.
2 tử tù Bangladesh tấn công cảnh sát, trốn thoát khỏi tòa
Hai phần tử Hồi giáo cực đoan Bangladesh bị kết án tử hình đã trốn thoát khỏi tòa án ngày 20.11.
Các thành viên của nhóm Ansar al Islam bị cảnh sát Bangladesh bắt giữ. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH DAILY BANGLADESH
AFP dẫn lời cảnh sát Bangladesh ngày 20.11 cho biết hai phần tử Hồi giáo cực đoan bị kết án tử hình vì tham gia vào vụ sát hại một nhà xuất bản đã trốn thoát khỏi tòa án sau khi cảnh sát bị tấn công bằng hóa chất.
"Khi các sĩ quan đang đưa những người bị kết án ra ngoài, hai người đi xe máy đã xông vào và xịt hóa chất vào mắt họ", người đứng đầu lực lượng điều tra của cảnh sát, ông Harunur Rashid, cho biết.
Bộ trưởng Nội vụ Asaduzzaman Khan của Bangladesh đã ra lệnh truy nã những kẻ đào thoát trên toàn quốc và cam kết treo thưởng hai triệu taka (19.500 USD) cho người có thể cung cấp thông tin giúp bắt giữ tội phạm.
"Cảnh sát đã mở cuộc tìm kiếm. Chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ bắt được họ sớm thôi", ông Khan phát biểu trước báo giới.
"Chúng tôi cũng đã phong tỏa biên giới để tội phạm không thể rời khỏi đất nước", Bộ trưởng Khan nói thêm.
Ông K.N. Roy Niyati, phát ngôn viên Cảnh sát thủ đô Dhaka của Bangladesh, cho biết hai người trốn thoát có độ tuổi là 33 và 24. Họ cũng sử dụng nhiều tên giả.
Hai người này nằm trong số 8 thành viên của nhóm Ansar al Islam. Họ bị kết án vào năm ngoái vì tội giết nhà xuất bản Faisal Arefin Dipan năm 2015. Ông Dipan bị tấn công vì đã xuất bản các tác phẩm của một nhà văn vô thần nổi tiếng.
Ansar al Islam là một nhóm cực đoan địa phương có liên kết với Al Qaeda ở tiểu lục địa Ấn Độ (AQIS). Nhóm này đã gây chú ý trong thập niên qua khi các thành viên của nhóm bị buộc tội tấn công đến chết một số blogger, nhà văn vô thần và nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính.
Kể từ đó, Bangladesh đã phát động chiến dịch trên toàn quốc để chống lại các phần tử Hồi giáo cực đoan. Nước này đã đặt một số nhóm ngoài vòng pháp luật, giết chết hơn một trăm tay súng trong các cuộc đột kích và bắt giữ hàng trăm người bị tình nghi là phần tử cực đoan.
Lần gần nhất Bangladesh, quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi, trải qua một vụ tấn công khủng bố lớn là vào năm 2016. Khi đó, một nhóm cực đoan có liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã tấn công và bắn chết 22 người - hầu hết là người nước ngoài - tại một nhà hàng cao cấp ở Dhaka.
Bangladesh cắt điện trường học, văn phòng để tiết kiệm năng lượng Bangladesh sẽ đóng cửa trường học thêm một ngày trong tuần và cắt giảm 1 giờ làm việc văn phòng nhằm tiết kiệm điện trong bối cảnh quốc gia này đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng. Người dân đi bộ trên đường vào buổi tối tại Dhaka, Bangladesh tháng 5/2022. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters, tháng trước, quốc gia...