Bangladesh: Nhà máy dệt bốc cháy, ít nhất 10 người tử vong
Một vụ cháy vừa xảy ra tại một nhà máy dệt tại ngoại ô thủ đô Dhaka, Bangladesh.
Đại diện cơ quan phòng cháy chữa cháy, ông Zafar Ahmed, cho biết, 10 thi thể đã được tìm thấy bên trong nhà máy dệt may Aswad, vùng Gazipur, ngoại ô thủ đô Dhaka, Bangladesh. Ngoài ra, có một số người khác đã bị thương trong lúc cố thoát ra khỏi toà nhà đang bốc cháy. Theo thông tin mới nhất, đã có 2 thi thể được nhận diện.
Iqbal Ahmed, một phóng viên địa phương, ghi nhận vụ cháy xảy ra vào chiếu tối thứ Ba vừa qua theo giờ địa phương, lúc nhà máy đã đóng cửa, tuy nhiên vẫn còn một số công nhân viên đang làm việc ngoài giờ ở bên trong. Giám đốc nhà máy, ông Emdad Hossain, cho biết có 170 công nhân viên ở trong nhà máy khi vụ cháy xảy ra, và đa số đã thoát được ra ngoài.
Đám cháy đã lan sang hai toà nhà lân cận, cũng là các nhà máy dệt thuộc sở hữu của Tập đoàn Công nghiệp Palmal. Các nhân viên cứu hộ đã nhanh chóng phun nước dập tắt đám cháy tại cả ba toà nhà này, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo rằng không còn ai mắc kẹt bên trong.
Video đang HOT
Hiện tại, nguyên nhân của vụ cháy vẫn chưa được tìm ra. Điều kiện làm việc thiếu an toàn trong các nhà máy dệt may ở Bangladesh đã từng gây xôn xao dư luận thế giới kể từ vụ sập nhà máy 8 tầng hồi tháng 4 vừa qua, khiến hơn 1.100 người tử vong. Ngành dệt may ở Bangladesh cũng đã từng gặp một số vụ hoả hoạn, gần nhất là vụ cháy hồi tháng 11 năm ngoái với 112 công nhân viên đã tử vong.
Dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Bangladesh. Xuất khẩu dệt may thu về khoảng 20 tỉ USD mỗi năm cho đất nước này, với các bạn hàng chủ yếu là Mỹ và châu Âu. Hiện nay có khoảng 4 triệu công nhân, chủ yếu là phụ nữ, đang làm việc trong ngành dệt may tại Bangladesh. Các cơ quan chức năng tại Bangladesh cũng như những công ty may mặc đặt trụ sở tại đây đã và đang cam kết tăng cường các tiêu chuẩn làm việc an toàn trong nhà máy.
Thu Việt
(tổng hợp)
Theo ANTD
Trung Quốc phớt lờ Nga, bán 2 tàu ngầm Kilo cũ cho Bangladesh?
Ngày 17-9, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và công nghệ Nga đưa tin, gần đây, 1 vị quan chức cao cấp của hải quân Ấn Độ đã tiết lộ, Trung Quốc dự định sẽ bán 2 tàu ngầm Kilo cũ cho hải quân Bangladesh.
Theo tin cho biết 2 tàu ngầm cũ của Trung Quốc mang số hiệu 374 và 375 thuộc lớp Kilo kiểu 636 được Nga đóng cho Trung Quốc theo hợp đồng ký năm 2002. Hiện nay, hải quân Trung Quốc đang sở hữu 8 chiếc tàu ngầm Kilo kiểu 636M, không rõ vì nguyên nhân gì họ lại bán 2 chiếc tàu ngầm Kilo cũ này cho hải quân Bangladesh.
Tàu ngầm Kilo 636M số hiệu 374 của Trung Quốc
Đầu năm nay, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã tuyên bố, lần đầu tiên trong lịch sử, nước này đã đặt mua tàu ngầm để mở rộng khả năng tác chiến của lực lượng hải quân, nhằm xây dựng một quân chủng hải quân chính quy, đầy đủ 3 binh chủng, có khả năng thực hiện mọi nhiệm vụ tác chiến, đối phó với các thách thức trên biển trong tương lai.
Theo vị quan chức hải quân Ấn Độ nói trên, Nga đã biết quyết định này của Trung Quốc nhưng hiện chưa đưa ra bất cứ bình luận nào. Theo như các quy định trong hợp đồng mua bán tàu ngầm, nếu không có sự chấp thuận của Nga, Trung Quốc không được tự ý bán các tàu ngầm này cho một nước thứ 3. Nếu Trung Quốc phớt lờ Nga thì họ sẽ vi phạm hợp đồng đã ký và việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hợp đồng mua sắm vũ khí tiếp theo.
Tàu ngầm Kilo kiểu 636M hải quân Trung Quốc đặt mua của Nga do Viện thiết kế Rubin cải tiến trên cơ sở tàu ngầm Kilo kiểu 636. Còn nhà máy đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk của Nga phụ trách việc đóng mới 8 tàu ngầm Kilo này.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 kiểu tàu ngầm là 636M được lắp đặt hệ thống dẫn đường quán tính thế hệ mới; hệ thống kính tiềm vọng quan sát đêm thế hệ mới với các kênh video và laser; hệ thống antenna sóng cực dài và sóng cực ngắn kiểu kéo rê cùng với hệ thống động lực mạnh hơn. Ngoài ra, 636M còn được trang bị thêm các hệ thống tên lửa chống hạm thế hệ Club-S.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang khát vũ khí Nga, đồng thời Nga cũng đang siết chặt các điều khoản hợp đồng mua bán và bản quyền sở hữu trí tuệ thì thật khó tin là Trung Quốc dám tự ý bán 2 tàu ngầm Kilo này cho Bangladesh mà không xin phép Nga.
Theo ANTD
"Cơn ác mộng hàng kém chất lượng" Hệ thống cảnh báo nhanh Rapex của Ủy ban châu Âu vừa tổng kết rằng, trong 2.278 mặt hàng nguy hiểm được tìm thấy và được báo động trên thị trường châu Âu, các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông chiếm 58%, tăng 4% so với năm trước đó. Theo Rapex (hệ thống cho phép xác...