Bangladesh: Biểu tình lớn vì 300 người chết
Hàng nghìn công nhân dệt may ở Bangladesh hôm qua đổ ra đường biểu tình, đốt xe và xung đột với cảnh sát khi số người thiệt mạng trong vụ sập nhà đã vượt quá 300.
Đội cứu hộ vẫn tiếp tục đưa các nạn nhân ra khỏi đống đổ nát 2 ngày sau khi tòa nhà 8 tầng đổ sụp ở vùng ngoại ô thủ đô Dhaka.
Người dân và lực lượng cứu hộ bỏ chạy vì tòa nhà kế bên đổ sập vì ảnh hưởng của tòa Rana Plaza
Người ta sợ rằng hàng trăm người vẫn còn kẹt dưới nhiều lớp tường đổ. Các quan chức cho biết tòa nhà bị xây dựng bất hợp pháp vì không có giấy phép.
“Một số người vẫn còn sống dưới đống gạch đổ và chúng tôi hy vọng sẽ cứu được họ”, phó giám đốc sở phòng cháy chữa cháy Mizanur Rahman nói.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Sheikh Hasina nói rằng chính phủ đã ra lệnh bắt chủ sở hữu tòa nhà và chủ 5 nhà xưởng đóng tại tòa nhà.
Người dân đổ ra đường biểu tình
Phát ngôn viên của quân đội cho biết tổng số thương vong đã lên tới 304. Đây chưa phải con số cuối cùng.
Hàng nghìn người đổ xuống đường biểu tình để đòi cải thiện điều kiện làm việc cho 3,6 triệu công nhân ngành dệt may, trong đó chủ yếu là công nhân nữ. Khoảng 2.330 người đã được cứu, ít nhất một nửa trong số đó bị thương.
Một quan chức cho biết có đến 3.122 người, hầu hết là công nhân may, đang làm việc trong tòa nhà vào thời điểm tòa Rana Plaza đổ sập, bất chấp cảnh báo trước đó rằng cấu trúc tòa nhà không an toàn.
Người biểu tình ném gạch đá vào cảnh sát
Video đang HOT
Người dân đập phá xe kéo trên phố để đòi cảnh sát bắt chủ tòa nhà
Phẫn nộ trước tình trạng nhiều nhà cửa bị xây dựng trái phép, không đảm bảo an toàn
Theo 24h
Bangladesh: Cảnh nhà sập chết 147 người
Số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà 8 tầng ở vùng ngoại ô thủ đô Bangladesh đã lên tới 147 người, bên cạnh hơn 1.000 bị thương. Công tác cứu hộ vẫn đang tiếp tục, vì không biết bao nhiêu người vẫn còn kẹt trong đống đổ nát.
Cảnh sát cho biết họ vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây sập nhà, nơi có xưởng may với 2.500 công nhân đang làm việc. Một số công nhân cho biết quản lý của họ yêu cầu không được báo cáo về vết nứt xuất hiện trên tòa nhà trước đó.
Một số công nhân ở xưởng may thuộc tầng 6 đã lưỡng lự không muốn đi làm hôm qua, nhưng vì sợ mất việc nên vẫn đến.
Trong khi đó, không có nhân viên ngân hàng nào thiệt mạng hoặc bị thương, còn nhân viên của trung tâm mua sắm thuộc tầng 1 đều nghỉ việc để đình công. Tầng 3 của tòa nhà được dùng làm văn phòng, còn tầng cao nhất là căng-tin.
Tòa nhà bên cạnh cũng bị đổ do ảnh hưởng từ vụ sập nhà 8 tầng.
Đội cứu hộ đang phải tiến hành từ từ để tránh làm tòa nhà sập thêm. Các bác sĩ cho biết nhiều nạn nhân bị mất chân tay.
Xưởng may là nơi cung cấp hàng cho nhiều nhà bán lẻ phương Tây như New Wave Style, Ether Tex, Canton Tech Apparel và New Wave Bottoms. Nhà cung cấp nhà hãng thời trang của Anh Primark cũng nằm ở tầng 2 của tòa nhà.
Dưới đây là một số hình ảnh về công tác cứu hộ tại hiện trường:
Rất đông người đang có mặt tại hiện trường để tìm kiếm người mắc kẹt
Thi thể của các nạn nhân được đặt tại bệnh viện để người thân nhận diện
Đau đớn vì mất anh trai
Giúp người bị thương thoát khỏi tòa Rana Plaza vừa đổ sập
Người bị thương được đưa xuống đất bằng dải vải
Công tác cứu hộ đang được tiến hành từ từ để tránh khiến phần còn lại đổ nốt
Một nạn nhân đang được điều trị tại bệnh viện gần đó
Người bị thương nằm la liệt trong bệnh viện
Một nạn nhân của vụ sập nhà
Nhiều người chờ đợi đội cứu hộ tìm kiếm người thân của mình
Chủ yếu nạn nhân tử vong và bị thương là công nhân của xưởng may
Đông nghịt người chờ đợi tại hiện trường
Không biết bao nhiêu người còn kẹt trong đống đổ nát
Máy xúc bê tông tham gia cứu hộ
Hoảng loạn sau vụ tai nạn
Theo 24h