Bangkok: thiên đường của chùa tháp bạn nên đến ít nhất một lần
Thái Lan nói chung và Bangkok nói riêng là thiên đường của chùa tháp, không phải đi quá xa mới tới nơi lễ Phật.
Chuyến đi lần này của tôi không dài ngày nên thay vì lên lịch trình kỹ càng để làm một vòng quanh các ngôi chùa thì tôi chỉ chọn đi đến những điểm thuận lợi nhất cho hành trình gọn nhẹ, bỏ qua cung điện Hoàng gia vốn là thiên đường của khách du lịch theo tour.
Ngay tại khu căn hộ cao cấp tại vùng ngoại ô mà tôi ở nhờ người bạn, mở cửa sổ ra đã thấy thấp thoáng những mái chùa. Trên đường đi ra bến tàu điện hay trạm đón taxi cũng không thiếu những đền thờ nhỏ, là nơi để người dân đặt những vòng hoa kết, niệm Phật cầu an cho bản thân và gia đình.
Chùa chiền có thể nhìn thấy ở mọi nơi trong Bangkok
Một bức tượng chùa Wat Arun
Ngôi chùa đầu tiên tôi đến trong hành trình lần này là Wat Saket có tên đầy đủ là Wat Saket Ratcha Wora Maha Wihan, tên tiếng Việt là chùa Núi Vàng. Ngôi chùa nằm ngay gần ga tàu điện trên không, giữa giao lộ Ratchadamnoen Klang và Boripihat, chỉ đi bộ một chút từ trên xuống là vào được cổng chùa với những ngọn tháp nằm giữa khu cao ốc.
Tuy không hề ở độ cao trên núi như tưởng tượng vào thời điểm hiện tại. Chùa có tên như vậy xuất phát từ chóp đỉnh màu vàng với một Bảo tháp bóng vàng cao 58m là nơi cất giữ xá lợi Phật, chính là những nhà sư tu hành đắc đạo của kinh thành nhiều đời. Chùa được xây dựng từ thời vua Rama I và gắn bó gần gũi với nhiều thế hệ người dân Bangkok vì vị trí tiện lợi, không khí thân thiện và lịch sử gắn liền với những nỗ lực chia sẻ đau thương mất mát cùng người dân Bangkok.
Vào cuối thế kỷ thứ 18, ngôi chùa dùng làm nơi để hoả táng của Thủ đô. Trong 100 năm sau, ngôi chùa trở thành nơi dung chứa 60.000 nạn nhân bị bịnh dịch hạch. Miễn phí vé vào cổng, mở cửa từ sáng đến chiều, ngôi chùa là nơi khách bộ hành dừng chân sau những giờ rong ruổi trên các chuyến tàu điện trên không hay rã cẳng ở các trung tâm mua sắm gần đó.
Chùa Wat Saket
Đến Bangkok bạn cũng không nên bỏ qua ngôi chùa lớn nhất thủ đô Thái Lan. Wat Pho có diện tích 80.000m2, nổi tiếng với kho tàng hơn hơn một ngàn ảnh Phật, cùng bức tượng Đức Phật ngồi tựa dài 46m và cao 15m, biểu tượng du lịch của thành đô và cả đất nước Thái Lan. Không chỉ có kích thước lớn, tượng Phật Wat Pho còn có thần thái ấn tượng và đường nét tinh xảo. Toàn thân tượng được bọc vàng lộng lẫy cùng ngọc mẫu trên mắt tạo nên một điểm nhấn đậm nét nghệ thuật và càng tăng thêm giá trị tâm linh của tác phẩm điêu khắc khổng lồ này.
Đặc biêt, trên bàn chân tượng trang trí 108 cảnh thể hiện điềm lành theo phong cách Phật giáo Trung Hoa và Ấn Độ. Tại đây bạn có thể dùng đổi lấy một bát tiền xu được nhà chùa bốc ngẫu nhiên để lần lượt thả vào 108 hũ xu đặt xung quanh tượng Phật. Đi hết hành trình này, số lượng xu còn lại sẽ cho thấy bạn mức độ may mắn của bạn trong thời gian tới. Đừng sợ thiếu xu để vào hũ, dường như bao giờ nhà chùa cũng bốc đủ cho bạn có một niềm vui nho nhỏ khi rời đây.
Một điểm thú vị nữa là trong khuôn viên của Wat Pho có một trường dạy massage chuyên cung cấp nhân viên massage cho cả nước. Tôi và người bạn đồng hành đã tự thưởng cho mình một suất massage chân sau nửa ngày đường và cảm thấy hài lòng vô cùng dù phải đợi một chút do rất nhiều du khách đến đây đều muốn tận hưởng dịch vụ này.
Một bức tượng Phật chùa Wat Saket
Cảnh đẹp chùa Wat Pho
Sau bữa trưa ngon lành tại một trung tâm mua sắm, chúng tôi đến thăm một tượng Phật bằng vàng khác tại Wat Traimit, tên tiếng Việt là Chùa Phật Vàng. Đây chính là nơi bảo quản pho tượng Phật bằng vàng nguyên khối lớn nhất và đẹp nhất thế giới còn tồn tại đến ngày nay của lịch sử Phật giáo. Tượng Phật bằng vàng khổng lồ này cao 3 thước và nặng 5.5 tấn, được đúc khối nguyên chất từ vàng mười do Phật tử khắp nơi quyên góp gửi về.
Trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chùa bị đốt phá nhưng tượng Phật vẫn được bảo toàn vì các nhà sư khi ấy đã nghĩ ra cách trát vữa bọc lại tượng và chuyển bức tượng sang chỗ khác. Thời gian dài sau đó, người ta mới phát hiện ra tượng vàng trong đống đổ nát, dỡ bỏ lớp vữa ngụy trang, xây lại chùa cách khu vực chùa cũ không xa và đặt lại bức tượng vàng có số phận kỳ lạ vào nơi trang trọng nhất. Thời điểm lý tưởng nhất để du khách đến tham quan chùa là vào sáng sớm và chiều muộn.
Video đang HOT
Trong ánh nắng xiên, bức tượng Phật rực rỡ ánh vàng là một kiệt tác bất chấp sự bào mòn của thời gian và những bể dâu định mệnh. Đây cũng một trong số ít ngôi chùa ở Bangkok cho phép du khách được đến gần một kiệt tác điêu khắc quan trọng trong lịch sử Phật giáo đến thế.
Tượng trong chùa Wat Pho
Tượng Phật dài 46m trong chùa Wat Pho
Ngôi chùa xa nhất trong hành trình lần này của tôi là Wat Arun, có tên tiếng Việt Chùa Bình Minh nằm trên bờ tây sông Chao Phraya. Cắn răng chi gần 500bath mỗi người cho chuyến đi bằng xuồng tư nhân, chúng tôi có một tour dọc theo dòng sông đầy ấn tượng. Hai bên vờ sông là đối lập kiến trúc rõ rệt với một bên là nhà cao tầng, cầu vượt, mạng tàu điện trên không…, một bên là những ngôi nhà được xây theo kiểu truyền thống, nép bên vườn cây trái ven bờ sông hiền hòa.
Xuồng cập bến, mất một chút phí lót tay, tôi mới được đỡ lên bờ để tiến vào cổng chùa. Wat Arun có diện tích và kiến trúc đặc sắc, thật xứng đáng là một trong những biểu tượng du lịch của Bangkok. Khác hẳn với phong cách sơn son thiếp vàng của các ngôi chùa ở trung tâm, Wat Arun được xây bằng gạch và được phủ bên ngoài bằng sứ Trung Quốc nhiều màu sắc theo một phong cách thoạt nhìn mộc mạc nhưng chi tiết vô cùng tinh xảo.
Một góc chùa Wat Pho
Vẻ đẹp uy nghiêm chùa Wat Arun
Điểm thú vị và cũng là thách thức với du khách là những bậc thang dài dẫn lên những ban công lộng gió của ngôi chùa. Tại đây, sau bao mệt mỏi, được hưởng thụ làn gió mát lành, phóng tầm mắt ra xa bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh sông Chao Phraya và Bangkok từ cầu Rama I đến Hoàng cung. Sự giao thoa giữa truyền thống – hiện đại, quá khứ – hiện tại chưa bao giờ gần gũi và tuyệt vời đến thế.
Chùa Wat Arun ven sông
Leo tháp tại chùa Wat Arun
Chùa Wat Arun nhìn ra sông
Những điều chú ý khi đi du lịch Thái Lan:
- Không cần quá lo lắng về vấn đề giao tiếp bằng ngoại ngữ vì tại đây hầu hiết các biển hiệu chỉ đường hay biển báo ngoài chữ tiếng Thái đều có hình vẽ minh họa hoặc chỉ dẫn tiếng Anh.
- Trước khi đến thăm chùa hãy mặc quần, đầm dài quá đầu gối, áo có tay. Vé vào cửa chùa tầm 40-50 bath.Trong trường hợp trót đến chùa với trang phục quần short váy ngắn hoặc áo hở vai, bạn hãy tìm chỗ cho thuê xà rông cuốn quanh thân với giá 20-30 bath.
Tượng Phật vàng tại Traimit
Chùa Wat Traimit từ góc nhìn khác
- Các ngôi chùa và điểm tham quan mở cửa theo giờ hành chính, từ 8h đến 17h hàng ngày. Khi đi thăm chùa bên kia sông cần chú ý rất kỹ điểm này để trở về trước chuyến phà cuối ngày từ bến phà nhà nước. Nếu đi tại đây, bạn chỉ mất 20 bath cho một lượt đi trong khi đó, thuê ca-nô tư nhân sẽ mất 1600bath/chuyến, chưa kể phí lót tay tầm 50bath cho một lần lên đò.
- Bạn có thể tìm thấy tất cả các món ăn đường phố của Thái tại các food court (khu bán thức ăn) tại các trung tâm thương mại lớn với chỗ ngồi và bát đũa sạch sẽ, giá cả không chênh lệch bao nhiêu và chất lượng đồ ăn tươi ngon. Khẩu vị người Việt nên chọn ít cay hoặc không cay (no spice) là phù hợp.
- Khi đón taxi ở sân bay nên ra bến xếp hàng chờ, chọn hãng taxi sơn màu vàng xanh. Taxi màu hồng thường không bật đồng hồ và tính tiền đắt so với các loại taxi khác.
Theo ngôi sao
Ngoạn cảnh chùa Tháp
Nằm trong cụm di tích "đền Trần - chùa Tháp", chùa Phổ Minh (cách đền Trần khoảng 1km) còn gọi là chùa Tháp, thuộc thành phố Nam Định, cách Hà Nội khoảng 94km, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 4km về phía Tây Bắc, thuộc phường Lộc Vựng.
Chùa Tháp là một trong ngôi chùa có quy mô bề thế, còn lưu giữ những dấu tích còn lại của thời Trần. Theo tài liệu, chùa Tháp được xây dựng dưới triều Trần, niên hiệu Thiệu Long thứ 5 (1262), về phía Tây cung điện Trùng Quang (trong di tích đền Trần). Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng, từ các minh văn trên bia, chuông, thì chùa có từ thời nhà Lý, có lẽ được xây dựng với quy mô rộng hơn từ năm 1262. Chùa Tháp là nơi tụng niệm của quan lại, giới quý tộc nhà Trần.
Đây cũng là nơi tu hành của vua Trần Nhân Tông (1279-1293). Cùng với sư Pháp Loa và Huyền Quang, vua Trần Nhân Tông đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm, thường gọi là "Trúc Lâm Tam Tổ", một dòng Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVIII, XIX. Sau khi vua Trần Nhân Tông viên tịch, vua nối ngôi là Trần Anh Tông đã cho làm cỗ kiệu Bát cổng bằng đá, đặt 7 trong 21 viên xá lỵ của vua cha và xây tòa tháp lên trên.
Lối vào chùa Tháp
Tháp Phổ Minh có 14 tầng, cao 19,5m, hai tầng dưới bằng đá, được chạm khắc hoa lá tinh xảo, 12 tầng trên xây bằng gạch. Mỗi đầu viên gạch có dòng chữ "Hưng - Long Thập Tam Niên" (1305) và khắc họa con rồng nổi thời Trần. Các tầng tháp đều có mái cong ở bốn phía. Trọng lượng tháp nặng khoảng 700 tấn trên một diện tích nhỏ 30m2, tọa lạc tại vùng chiêm trũng nhưng vẫn đứng vững suốt 7 thế kỷ qua. Đây là một kiến trúc thời Trần còn được giữ lại khá nguyên vẹn.
Tháp Phổ Minh
Các tài liệu còn cho rằng, ngày xưa ba tầng trên cùng của tháp bằng đồng. Có một chum đồng và nhiều di vật cổ, nổi tiếng là vạc Phổ Minh, nặng ngàn cân đặt trước Tháp cổ, những di vật này ngày nay không còn.
Chùa bao gồm: Tam quan, hai hồ sen, hai nhà bia và nhiều cây cổ thụ. Cụm kiến trúc chính của chùa gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, toà thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, xếp theo hình chữ "công". Bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu mặt trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Bộ cánh cửa còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần.
Cành muỗm tán rộng
Từ cổng vào, bước qua tam quan, nhìn thấy hai hàng cau thẳng tắp hai bên lối đi dẫn đến tháp Phổ Minh. Hai bên có hai hồ nước và hai nhà bia đối xứng. Cảnh chùa đẹp, yên bình. Hôm chúng tôi đến vào ngày mùng một, sân chùa có nhiều hoa tươi chuẩn bị cắm vào bình, không đông khách tham quan, chỉ có một số học sinh nam nữ tha thẩn ngắm cảnh chùa. Tháp Phổ Minh nằm phía trước tòa Tiền Đường. Cây hoa sứ phía trước tạo cho Tháp vẻ cổ kính trầm mặc. Hai cây muỗm hai bên Tiền Đường tỏa bóng mát bao trùm mái ngói rêu phong tạo cho Tiền Đường vẻ đẹp thật thanh bình. Qua giám định, hai cây muỗm có niên đại 316 năm và được công nhận là cây di sản Việt Nam. Bên trong Thượng điện có tượng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (tượng nằm), tượng Trúc Lâm Tam tổ và nhiều tượng Phật đẹp về hình thể, cân đối với tỉ lệ, mang tính nghệ thuật cao.
Tam Quan
Hai bên Tam Quan
Sau khi thắp hương, chúng tôi đi ra phía sau chùa. Một ngôi nhà dài 11 gian. Giữa là 5 gian nhà tổ, nên trái là 3 gian nhà tăng và bên phải là 3 gian điện thờ. Hai dãy hành lang nối tiền đường ở phía trước với ngôi nhà 11 gian ở phía sau làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc chùa. Vài người phụ nữ trẻ lặng lẽ làm công việc cắm hoa vào bình. Một bà cụ đầu vấn khăn đen, tóc bạc lòa xòa, gương mặt bà thật đẹp, một vẻ đẹp hiếm thấy của phụ nữ xưa đang đi thơ thẩn trong sân chùa tạo thêm cho quang cảnh chùa vẻ đẹp cổ kính.
Lối đi xuống hồ sen
Nhà bia
Cảnh chùa đẹp, yên bình
Phía sau vườn chùa
Tầng dưới tháp Phổ Minh
Không chỉ những ngày lễ hội, cụm di tích "đền Trần - chùa Tháp" hầu như có khách đến thăm viếng quanh năm, là điểm tham quan của các bạn trẻ vào ngày nghỉ cuối tuần. Nhiều du khách đến viếng đền Trần lại bỏ qua việc tham quan chùa Tháp có thể do không biết hay không chú ý hay không còn thời gian. Do đó, nếu đến đền Trần bạn nên tham quan chùa Tháp trước. Để tường tận hết cụm di tích này phải mất một buổi.
Theo ngôi sao
Vũ điệu đêm ở Phnom Penh Ở Phnom Penh (Campuchia) vào ban ngày, những vũ điệu dân gian làm du khách mê đắm, thì khi đêm về, nhịp điệu sôi động của thành phố này sẽ làm bạn khó quên. Theo vòng bánh xe tuk tuk Đêm về trên thủ đô đất nước Chùa Tháp không tĩnh mịch, nhưng cũng không quá xô bồ. Phương tiện đi lại phổ...