Bangkok Post: Việt Nam đạt kỷ lục về giải ngân vốn FDI
Tờ Bangkok Post của Thái Lan nhận định, mức giải ngân vôn nước ngoài tại Viêt Nam trong năm 2015 sẽ đạt mức kỷ lục.
Bangkok Post cho rằng, Việt Nam đạt kỷ lục về giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) trong năm 2015 nhờ sự nới lỏng các quy định về đầu tư nhằm thu hút thêm lượng vốn đầu tư để đón đầu các cơ hội mà Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại.
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư, số vốn FDI giải ngân từ đầu năm đến nay đạt khoảng 14 tỷ USDbillion, cao hơn năm ngoái 1,5 tỷ USD. Tổng lượng vốn FDI cam kết cho năm nay dự kiến cũng sẽ cao hơn nhiều so với con số của năm 2014 là 21,9 tỷ USD.
Bangkok Post dự báo vốn FDI giải ngân tại Việt Nam sẽ đạt mức kỷ lục trong năm 2015
Bangkok Post dẫn lời Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng môi trường đầu tư được cải thiện và các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết sẽ giúp Việt Nam thu hút nhiều công ty nước ngoài. Hiện một số công ty đang có xu hướng chuyển hoạt động từ Trung Quốc và một số quốc gia khác trong khu vực châu Á sang Việt Nam.
Dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam đang tăng lên, trong khi một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Philippines lại đang có dấu hiệu suy giảm. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang dồn sự quan tâm vào thị trường Việt Nam, tờ báo Thái Lan nhận định.
Bangkok Post cũng cho rằng, Việt Nam là một trong nhứng các thành viên TPP được hưởng lợi nhất từ hiệp định này. TPP sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu tại Việt Nam thông qua các ưu đãi thuế quan cho nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng, trong đó có da giày, thủy sản, dệt may…
Tờ báo này dẫn lời chuyên gia Trinh Nguyen của HSBC tại châu Á cho rằng dòng vốn ngọa đang đổ mạnh vào Việt Nam là tín hiệu tích cực hỗ trợ đáng kể cho quốc gia này trên con đường công nghiệp hóa.
Video đang HOT
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), hiệp định TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng khoảng 8% và xuất khẩu tăng trưởng thêm 17% trong vòng 2 thập kỷ tới./.
Trân Ngoc Theo Bangkokpost
Theo_VOV
"TNK đang chơi con bài IS nhằm đạt mục đích địa chính trị"
Chuyên gia phân tích nhận định Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi con bài IS để đạt được mục đích địa chính trị riêng trong khu vực
Chuyên gia phân tích nhận định Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi con bài IS để đạt được mục đích địa chính trị riêng trong khu vực.
Sputnik dẫn lời một chuyên gia Nga cho rằng, Ankara có thể tiếp tục sử dụng con bài IS để đạt được mục tiêu địa chính trị riêng trong khu vực.
Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối đề nghị của Mỹ về việc đóng cửa 98 km đường biên giới với Syria. Đoạn đường biên giới này do phiến quân IS chiếm quyền kiểm soát để vận chuyển chiến binh và dầu lậu từ Syria.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu giải thích rằng, nếu đóng cửa biên giới, Ankara sẽ không thể tiếp nhận người tị nạn. Đồng thời, ngân sách của nước này cũng không đủ để có thể triển khai 30 nghìn binh sĩ bảo vệ biên giới với Syria. Ông Davutoglu cũng cảnh báo, việc đóng cửa biên giới có thể kích động IS thực hiện những "hành động đáp trả".
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.
Phát biểu của ông Davutoglu mâu thuẫn với tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry vào ngày 2/12 sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.
"Ankara quan tâm đến việc ngăn chặn hoạt động buôn bán dầu lậu và vận chuyển chiến binh nước ngoài theo hai hướng", Ngoại trưởng Kerry nói.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Serigei Lavrov nói rằng, binh sĩ người Kurd và lực lượng đặc nhiệm Mỹ có thể được triển khai để phong tỏa biên giới.
"Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đang bất đồng nội bộ khi ông Erdogan và ông Davutoglu đưa ra những phát biểu trái ngược nhau", Stanislav Tarasov - một chuyên gia Nga về Trung Đông nhận định trên Svobodnaya Pressa.
Cũng trong thời gian này, Mỹ đang thực sự gây sức ép để Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa biên giới.
"Gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận rằng nhóm IS buôn dầu lậu qua biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này có nghĩa rằng, Washington đang nghiêng về phía Nga và hoài nghi gia đình ông Erdogan liên quan đến hoạt động buôn bán dầu bất hợp pháp", chuyên gia Stanislav nói.
Tarasov cho biết, Ankara đã lên kế hoạch thiết lập một vùng an toàn dọc theo 98 km đường biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đó, Ankara muốn đào tạo các chiến binh chống lại người Kurd Syria. Tuy nhiên, Mỹ đã ngăn chặn ý định này và triển khai binh sĩ, máy bay tới các khu vực lân cận.
Song, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn thực hiện ý đồ riêng của họ và đang chơi lá bài IS.
"Và họ đang thua cuộc. Đường biên giới có thể được đóng từ phía Syria. Với sự yểm trợ hỏa lực từ các nước đồng minh, những kẻ khủng bố sẽ bị đánh bật khỏi khu vực biên giới. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không tham gia vào những chiến dịch quân sự như vậy", Tarasov nói tiếp.
Do vậy, Ankara có thể tiếp tục sử dụng con bài IS để đạt được mục tiêu địa chính trị riêng của họ. Có lẽ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ để nhóm phiến quân IS di chuyển từ khu vực biên giới vào lãnh thổ nước này để bảo vệ chúng khỏi các cuộc không kích và sau đó đưa chúng tới Iraq.
"Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ có thể hỗ trợ IS trên cả hai mặt trận - tại Syria và Iraq", Tarasov giải thích.
Theo Alexei Fenenko - một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Khoa học Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chơi trò nước đôi. Một phần đường biên giới có thể được đóng cửa giống như một quyết định của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chứ không phải là một sự lùi bước của Erdogan.
"Erdogan hiểu rằng nếu Ankara lùi bước trước Moscow, Washington và đóng cửa biên giới, đó sẽ là cú giáng mạnh vào danh tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ", Alexei bình luận.
Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng thể hiện sức mạnh quân sự trong khi lo ngại về một liên minh Nga, Hy Lạp, Armenia và người Kurd đang hình thành chống lại họ.
Thiên An (Theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Moody's cảnh báo lợi bất cập hại khi Anh rời khỏi EU Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng, Anh khó có thể đạt thỏa thuận về cải cách EU vào cuộc họp EC 2 tuần nữa. Ông Cameron đã hứa với cử tri Anh sẽ đàm phán lại mối quan hệ giữa nước này với Liên minh châu Âu (EU) trước khi tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành...