Bangkok ô nhiễm không khí nghiêm trọng, người dân ho ra máu
Bangkok (Thái Lan) ô nhiễm không khí trầm trọng tới mức khiến người dân TP ho và hắt hơi ra máu.
Thủ đô Bangkok của Thái Lan bị bao phủ bởi lớp khói dày suốt nhiều tuần nay, buộc người dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Theo Daily Mail, các chuyên gia nhận định tình trạng ô nhiễm gây nên bởi các phương tiện giao thông, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp, đốt ruộng, vườn canh tác, các hoạt động thường ngày của con người. Họ ước đoán thiệt hại của tình trạng này có thể lên tới vài chục triệu USD.
Giới chuyên gia nhận định tình trạng ô nhiễm gây nên bởi các phương tiện giao thông, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp, đốt ruộng, vườn canh tác, các hoạt động thường ngày của con người. Ảnh: EPA
Những hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy người dân và ngay cả vật nuôi đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì ô nhiễm.
Nhân viên văn phòng Nutthawut Sirichainarumit đăng một bức ảnh bàn tay đầy máu ngày 15-1, nói rằng anh bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì bụi trong không khí.
“Hai ngày trước, mũi tôi rất đau khi thở. Tôi hắt hơi cả đêm và thật sự tồi tệ khi sáng hôm sau ra cả máu. Tôi thật sự choáng váng vì chưa bao giờ như thế. Tôi tin không khí ô nhiễm là nguyên nhân”- Sirichainarumit viết.
Seine Premmanuspaisal, một người dân địa phương khác, bị sốc khi được chẩn đoán nhiễm trùng phổi sau khi ho và nôn ra máu trong suốt ba ngày dù anh này không có tiền sử bệnh hô hấp.
Video đang HOT
Hôm 29-1, một bệnh nhân hen suyễn ở Bangkok được đưa tới phòng chăm sóc đặc biệt sau khi có hiện tượng ra máu mắt. “Tôi đã nghĩ là tôi sắp chết. Tất cả là do ô nhiễm không khí”- người này nói.
Tình hình ô nhiễm không khí ở Bangkok tồi tệ hơn, thậm chí các con vật cũng đổ bệnh do ô nhiễm không khí. Bệnh viện thú y Bangkok cho hay một con thỏ được đưa tới đây bị ra máu mũi, còn một con chó bị mất giọng suốt nhiều ngày. Kết quả chụp X-quang cho thấy phổi, khí quản và phế nang của nó bị phủ bụi, gây khó thở.
“Tôi hy vọng câu chuyện về con chó của tôi sẽ cảnh báo mọi người tình trạng ô nhiễm hiện nay tồi tệ ra sao. Vấn đề ô nhiễm vẫn đang tiếp diễn và không biết bao giờ mới kết thúc. Tất cả những gì chúng ta phải làm là bảo vệ mình và người thân” – chủ nhân của con vật nói.
Khói bụi dày đặc bao trùm Bangkok nhiều ngày qua. Ảnh: EPA
Chính phủ Thái Lan đã ra một số khuyến cáo như yêu cầu người dân hạn chế đốt vàng mã trong dịp tết Nguyên đán cận kề. Quân đội cũng được triển khai để kiểm tra các nhà máy trên phạm vi toàn quốc nhằm tìm nguyên nhân gây ô nhiễm. Giới chức quản lý cũng ban hành lệnh cấm các phương tiện chạy dầu diesel tại Bangkok.
Bộ Y tế Công cộng Thái Lan đồng thời khuyến cáo người dân hạn chế các hoạt động ngoài trời để tránh bị nhiễm độc.
Chính phủ Thái Lan đã đóng cửa 439 trường học và đang nỗ lực để khắc phục tình trạng ô nhiễm tồi tệ, bao gồm triển khai máy bay không người lái xịt nước để giảm sương mù. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn không khắc phục được tình hình.
Theo plo.vn
Không khí Hà Nội chạm ngưỡng nguy hại
Những ngày qua, không khí Hà Nội ô nhiễm rất nghiêm trọng, có thời điểm chất lượng không khí lên ngưỡng nguy hại, mức ô nhiễm không khí cao nhất mà tất cả mọi người nên ở trong nhà.
Một con đường tại quận Cầu Giấy, Hà Nội
Chất lượng không khí tệ nhất trong năm
Vào 15h30 chiều qua 27/1, chất lượng không khí ở 10 điểm đo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đều ở màu cam (mức kém) và màu đỏ (mức xấu). Theo bảng quy đổi giá trị AQI (chỉ số đại diện chất lượng không khí), chỉ số không khí được chia làm 5 nhóm tương đương với 5 màu. Trong đó, với chỉ số AQI từ 100-200 (màu cam), chất lượng không khí xếp loại kém, những người nhạy cảm như hen suyễn, bệnh phổi, tim mạch cần hạn chế ra ngoài, chỉ số AQI từ 201-300 (màu đỏ), chất lượng không khí xấu, tất cả mọi người nên hạn chế ra ngoài. Chỉ số AQI từ 301 (màu nâu) trở lên, chất lượng không khí xếp loại nguy hại. Với mức ô nhiễm này, mọi người nên ở trong nhà.
Biểu đồ chất lượng không khí Hà Nội được ghi nhận vào 16h chiều qua
Vào chiều 27/1, nhiều nơi ghi nhận chỉ số AQI rất cao như điểm đo Phạm Văn Đồng lên tới 240 (xếp loại xấu, mức nguy hiểm thứ 2 trong bảng chỉ số), điểm đo Hàng Đậu là 238 (xếp loại xấu), điểm đo ở Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội là 222, điểm đo ở Tân Mai, chỉ số chất lượng không khí là 201, cùng ở mức xấu. Sáu điểm đo khác, chất lượng không khí cũng tiệm cận mức xấu. Nơi có chất lượng không khí đo được tốt nhất là điểm đo Tây Mỗ (huyện Nam Từ Liêm), chỉ số AQI cũng lên đến 177, mức kém.
Đáng lưu ý, trước đó vào ngày 25/1/2019, nhiều điểm đo ở Hà Nội ghi nhận chỉ số AQI của bụi PM 2.5 (loại bụi được coi là tử thần trong không khí, thường được chọn làm đại diện để tính chỉ số chất lượng không khí) lên ngưỡng nguy hại. Điểm đo Phạm Văn Đồng đo được chỉ số AQI PM 2.5 lên tới 400, một chỉ số mà theo đánh giá của giới chuyên gia là hiếm khi lên tới. Điểm đo Mỹ Đình, chỉ số AQI PM 2.5 cũng lên tới hơn 300, điểm đo tại Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội cũng lên tới 400. Ở một số điểm đo khác, chỉ số bụi AQI PM 2.5 cũng tiệm cận mức nguy hại.
Theo những thống kê chất lượng không khí trước đây của Hà Nội trong Báo cáo môi trường quốc gia về ô nhiễm không khí, mỗi năm Hà Nội có trung bình 1-2 ngày, chất lượng không khí lên ngưỡng nguy hại. Vì thế, ngày 25/1 có thể coi là một trong những ngày chất lượng không khí tệ nhất trong năm.
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, chỉ số ô nhiễm bụi PM 2.5 lên cao như vậy là một điều rất đáng ngại. Bụi PM 2.5 là các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 Mm, bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người (1 Mm có kích thước bằng một phần triệu mét - PV).
Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. PM 2.5 có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người như bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch. Cơ quan bảo vệ môi sinh Mỹ nhận định, bụi PM 2.5 chứa nhiều hạt kim loại có khả năng gây ung thư và đột biến gene. Trong khi đó, các khẩu trang thông thường không thể ngăn loại bụi này.
Lý giải về việc chất lượng không khí Hà Nội xấu đi đột ngột, TS Hoàng Dương Tùng cho rằng, có thể có 2 nguyên nhân. Thứ nhất là do lượng người tham gia giao thông tăng cao trong dịp cận Tết, thứ nữa có thể do hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra. Đây là hiện tượng chỉ xảy ra trong mùa đông, có khả năng làm chất lượng không khí xấu đột ngột. Hiện tượng này xảy ra khi càng lên cao, nhiệt độ không khí càng cao (trái với quy luật thông thường là càng lên cao, nhiệt độ càng thấp). Lớp nghịch nhiệt này giống như một cái mũ, ngăn chất ô nhiễm phát tán lên cao.
Vì vậy, các chất ô nhiễm bị giữ lại trong môi trường không khí. Quá trình này làm nồng độ các chất ô nhiễm tăng cao khiến môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề. Những ngày qua, các yếu tố thời tiết như hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm có thể tạo điều kiện cho hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra khiến chất lượng không khí xấu đi như vậy, TS Tùng chia sẻ. Ông khuyên người dân nên theo dõi thường xuyên chất lượng không khí qua Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội (hanoi.gov.vn) hoặc mạng quan trắc của Tổng cục Môi trường hay Đại sứ quán Mỹ.
Trước đó, tại Hội nghị tổng kết năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, ô nhiễm không khí đang là vấn đề môi trường nghiêm trọng của Hà Nội. Theo đánh giá của thành phố, có 2 nguồn gây ô nhiễm chính là tình trạng phá dỡ các công trình xây dựng và giao thông. Thành phố hiện có tới 5,8 triệu xe máy và 0,7 triệu ô tô.Vì sao chất lượng không khí Hà Nội xấu đột ngột?
Lý giải về việc chất lượng không khí Hà Nội xấu đi đột ngột, TS Hoàng Dương Tùng cho rằng, có thể có 2 nguyên nhân. Thứ nhất là do lượng người tham gia giao thông tăng cao trong dịp cận Tết, thứ nữa có thể do hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra. Đây là hiện tượng chỉ xảy ra trong mùa đông, có khả năng làm chất lượng không khí xấu đột ngột. Hiện tượng này xảy ra khi càng lên cao, nhiệt độ không khí càng cao (trái với quy luật thông thường là càng lên cao, nhiệt độ càng thấp). Lớp nghịch nhiệt này giống như một cái mũ, ngăn chất ô nhiễm phát tán lên cao.
NGUYỄN HOÀI
Theo Tiền phong
Ho ồng ộc cả cốc máu, bệnh nhân bất ngờ phát hiện mảnh xương găm vào phổi Bệnh nhân Trần Văn V. (64 tuổi, Hà Nội) được gia đình đưa đến BV Bạch Mai hôm 6/1 do ho ồng ộc cả cốc máu (100ml) mỗi lần. Trước đó, ông cũng liên tục ho ra máu trong nhiều năm nhưng không tìm ra nguyên nhân. BS Nguyễn Ngọc Dư, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh nhân...