Bảng xếp hạng Top 20 cô gái “hoàn hảo” nhất trong mắt game thủ
Đây đều là những nữ nhân vật chính hay được đánh giá là hình mẫu phụ nữ tiêu biểu nhất trong thế giới game.
20. Ivy Valentine ( SoulCalibur)
Ivy Valentine là một trong những nữ nhân vật cực gợi cảm trong SoulCalibur, tựa game hành động đối kháng cực hấp dẫn của hãng Bandai Namco.
Điểm nhấn của Ivy Valentine đến từ chính bộ trang phục nóng bỏng của cô nàng. Bộ trang phục mỏng tang với những đường hở táo bạo nên Ivy Valentine luôn lộ ra những đường cong chết người. Với chiếc áo trông như &’mặc như không mặc’, nên Ivy luôn gây khó tập trung cho đối thủ mỗi khi chiến đấu với cô nàng.
19. Princess Zelda ( The Legend of Zelda)
Với sự nổi tiếng của series The Legend of Zelda thì chắc chắn, cô nàng công chúa Zelda luôn được rất nhiều game thủ yêu thích và mến mộ trên toàn thế giới. Điều đáng chú ý rằng nam nhân vật chính trong cả series hành động này lại là Link, chứ không phải công chúa Zelda.
18. Elena Fisher (Uncharted)
Elena Fisher xứng đáng là một người phụ nữ tuyệt vời theo tiêu chuẩn của bất cứ cá nhân nào. Cô rất hài hước, hóm hình, và đặc biệt là vô cùng thông mình. Quan trọng hơn cả, cô là một phóng viên cực kỳ gan dạ, người có thể làm bất cứ điều gì mà nhân vật chính Nathan Drake có thể làm được, thậm chí đôi khi là tốt hơn.
Cô luôn trụ vững trước bất cứ bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, thậm chí cô còn làm được điều đó trong những tình huống mà với nhiều người khác, họ đã ù té chạy về nhà khóc với mẹ rồi.
17. Tifa Lockhart (Final Fantasy)
Tifa Lockhart là nhân vật nữ chính trong Final Fantasy VII. Cô là bạn thời thơ ấu của Cloud lúc còn ở Nibelheim và là một thành viên của tổ chức phản động vì môi trường Avalanche. Trong Final Fantasy VII, cô cũng là một trong những nhân vật được ưa thích và sử dụng nhiều nhất.
Video đang HOT
16. Mona Sax (Max Payne)
Trong tựa game hành động này, Mona Sax là nữ nhân vật chính, cũng là người tình của anh chàng nhân vật chính Max Payne. Câu chuyện tình yêu giữa 2 nhân vật này được xây dựng rất cảm động.
Mặc dù là một sát thủ chuyên giết người, thế nhưng, khi nhận được lệnh ám sát Max Payne thì cô lại phải lòng anh chàng này. Khi tiếp cận Max, đáng lẽ phải tìm cách giết anh thì cô lại cứu nguy cho Max vô số lần, và mãi đến gần cuối game thì hai người mới thực sự bày tỏ lòng mình với đối phương, sau đó Mona đã lãnh một vết đạn thay Max.
15. Sonya Blade (Mortal Kombat)
Sonya Blade là một trong những nữ nhân vật chính đóng vai trò quan trọng trong series game đối kháng đẫm máu này hiện nay.
Sonya là một vị nữ tướng xinh đẹp, lạnh lùng và cũng rất cứng rắn. Bên ngoài, cô thể hiện ra là một người phụ nữ phá cách, cứng đầu, nhưng bên trong cô luôn quan tâm tới bạn bè, người thân, đồng đội. Dù vậy, Sonya không ngại mạnh tay với kẻ xấu, nên cô luôn là một hung thần đối với lũ tội phạm.
Sonya Blade cũng chính là vợ của Johnny Cage, nam nhân vật chính trong cả series Mortal Kombat.
14. Rayne (BloodRayne)
Rayne là nữ nhân vật chính trong series game hành động BloodRayne. Dưới lớp vỏ bọc của một thiếu nữ quyến rũ có mái tóc hung đỏ, thân hình “bốc lửa” cùng lưỡi kiếm sắc lạnh khoác sau đôi tay, BloodRayne (BR) dường như là hình mẫu ma cà rồng thành công nhất trong lãnh vực giải trí so với các đàn anh như Castlevania hay Legacy of Kain.
13. Heather Mason (Silent Hill)
Heather Mason là nữ nhân vật chính trong tựa game kinh dị Silent Hill 3. Cô chính là con gái nuôi của nhân vật Harry Mason trong Silent Hill 1.
Trong Silent Hill 3, Heather Mason bị coi là vật hiến tế của tổ chức The Order. Cô trở lại thị trấn Silent Hill để tìm hiểu, cũng như trả thù cho cái chết của người cha nuôi Harry Mason, vốn bị tổ chức The Order sát hại. Đây có thể xem là một nữ nhân vật khó quên đối với bất cứ những ai đã chơi qua series game kinh dị nổi tiếng này.
12. Cortana (Halo)
Microsoft đã rất tinh thế khi lấy luôn người phụ nữ ảo này đặt tên cho phần mềm trợ lý của mình trong Windows phone. Xứng đáng là nhân vật “nữ” có trí óc siêu phàm nhất trong danh sách vì thực sự Cortana là một phần mềm ảo Cô là tổng hợp trí tuệ nhân tạo của rất nhiều nhà bác học trong lịch sử loài người. Halo thực sự sẽ kém hay đi nhiều và Master Chief cũng không thể ấn tượng nếu như không có 1 Cortana định hình dòng game này.
11. Jill Valentine ( Resident Evil)
Jill xuất hiện từ những phiên bản đầu tiên trong RE. Ngoài được thiết kế là một nhân vật có hình dáng kiểu mẫu, vóc dáng khỏe khoắn của một đặc vụ S.T.A.R.S, cô còn là một trong những nhân vật điển hình về gan dạ và dũng cảm quyết tìm ra cốt lõi của vấn đề.
Sau thảm họa Umbrella, Jill cùng các đồng đội STARS được cử tới khu vực này để tìm hiểu nguyên nhân và phát hiện ra được bí mật động trời về đội trưởng của nhóm STARS, Albert Wesker. Trong quá trình hủy diệt căn cứ, cô luôn cố gắng tìm được những người còn sống sót, đáng tiếc là không được kết quả gì.
Sự pha trộn giữa một bộ óc thông minh đáng sợ, tính suy luận cao cùng vẻ đẹp không thể cưỡng lại. jill valentine thậm chí còn là hình mẫu tiêu chuẩn của rất nhiều gamer đã từng chơi Resident Evil.
Theo GameK
"Vắt sữa" - Chuyện hư cấu hay sự thực ở lĩnh vực game?
Trong lĩnh vực PC và console, bạn sẽ không thể tìm thấy phương thức vắt sữa được áp dụng cho nền tảng mobile nhưng ngay cả nền tảng "tối thượng" này cũng có nạn vắt sữa của riêng nó. Hãy nhìn vào một thương hiệu siêu nổi tiếng thời nay là "Assassin's Creed", và nếu là một fan lâu năm, bạn sẽ nhớ những tháng ngày huy hoàng của phiên bản đầu tiên lẫn triều đại Ezio thế nào.
"Vắt sữa" là một khái niệm thường được đề cập tới trong nhiều lĩnh vực giải trí, bao gồm cả video game. Tất nhiên đây chỉ là khái niệm bất thành văn, được hiểu ngầm, bàn tán cho vui bởi cộng đồng người chơi chứ chẳng hề có một nhà phát triển/phát hành nào mạnh dạn đứng lên nói rằng: "Ừ đấy! Chúng tôi đang vắt sữa thương hiệu này, các bạn nhớ mua về chơi nhé." Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một về chủ đề đầy tính nhạy cảm này xem nó thực tự tồn tại hay chỉ đơn thuần là "hư cấu".
"Vắt sữa" thực tế là gì?
Về cơ bản, vắt sữa có ý muốn chỉ hành động một nhà phát triển game sử dụng một thương hiệu thành công nào đó và tạo ra vô số các bản sequel, spin-off của nó chỉ nhằm một mục đích lớn nhất là tạo lợi nhuận, bất kể chất lượng của sản phẩm đến đâu.
"Vắt sữa" đối với game mobile
Không hề có sự bất ngờ khi nền tảng mobile là nơi lí tưởng nhất để thực hiện vắt sữa một sản phẩm nào đó. Hãy lấy "Angry Birds" làm ví dụ, bạn có thể dễ dàng tìm thấy cả tá game ăn theo thương hiệu này trên cửa hàng ứng dụng, phải là nhiều trên mức cần thiết.
Nếu bạn tiếp cận một cửa hàng ứng mobile, và quan sát top các nhà phát triển hàng đầu, bạn sẽ tìm thấy một quy luật cho thấy đâu là những nhà vắt sữa giỏi nhất. Có hai lí do chính để giải thích tình trạng này, một trong số đó là quá trình phát triển một tựa game dễ dàng thực hiện hơn nhiều trên nền tảng mobile. Một tựa game mobile chất lượng có thể tạo ra trong vòng 2 -3 tháng hoặc cùng lắm là một năm, so sánh với quá trình phát triển PC và console phải mất ít nhất 2 - 3 năm.
Lí do thứ hai là số lượng người sử dụng smartphone khổng lồ ở thời điển hiện tại, với 2,1 tỷ người sử dụng trên toàn cầu, mobile đang là một mỏ vàng và chỉ cần một game ăn khách thôi là đủ đưa tên tuổi bạn lên hàng đầu.
"Vắt sữa" đối với game console và PC
Trong lĩnh vực PC và console, bạn sẽ không thể tìm thấy phương thức vắt sữa được áp dụng cho nền tảng mobile nhưng ngay cả nền tảng "tối thượng" này cũng có nạn vắt sữa của riêng nó. Hãy nhìn vào một thương hiệu siêu nổi tiếng thời nay là "Assassin's Creed", và nếu là một fan lâu năm, bạn sẽ nhớ những tháng ngày huy hoàng của phiên bản đầu tiên lẫn triều đại Ezio thế nào.
Nhưng rồi chuyện xấu nhất đã bắt đầu xảy ra kể từ sau phiên bản "Assassin's Creed Revelations". Tình trạng "vắt sữa kém" đã trở nên rõ rệt, và bằng chứng thảm họa nhất chính là cái tên "Assassin's Creed: Unity". Vào ngày phát hành đầu tiên, "Unity" đã có rất nhiều lỗi trầm trọng như vô cớ giảm fps, lỗi đồ họa..., cho dù hầu hết đều đã được sửa chữa bằng các bản cập nhật. Tuy nhiên ta cũng có nhiều thương hiệu khác được coi là hình mẫu lí tưởng của "vắt sữa ngon", ví như "Civilization".
Rốt cuộc "vắt sữa" có tốt không?
Câu trả lời là "có" và "không", nếu bạn nhìn vào những cái tên như "Uncharted", "Civilization" hay "The Legend of Zelda" thì chuyện vắt sữa tốt hoàn toàn có thể làm được, khi chất lượng của mỗi phiên bản đều được đảm bảo và gần như không có chuyện can thiệp, ép bức để game được phát hành vội vàng ra công chúng.
Một mặt tối của vắt sữa là các nhà phát triển sẽ không thể tập trung sáng tạo ra một IP mới được. Họ sẽ ngày càng trở nên tham lam hơn theo thời gian như chúng ta đã từng chứng kiến ở rất nhiều thương hiệu. Nhìn chung, bất cứ nhà phát triển nào làm ra 3 - 4 game cho một IP duy nhất thì đều có nói rằng họ đang "vắt sữa" thương hiệu, nhưng cứ ổn định chất lượng cao thì cũng chẳng có mấy fan hâm mộ phàn nàn.
Theo Gamersdose
Không thể tin nổi, đây chính là tựa game được đánh giá là hay nhất trong suốt 20 năm qua Tựa game này đã dành rất nhiều điểm số tuyệt đối từ tạp chí game hàng đầu thế giới. Trong suốt 2 thập kỷ qua, có rất cái tên có thể làm được điều này. Tính đến năm năm 2017, dòng game The Legend of Zelda đã tròn 30 năm tuổi. Nhân dịp này, Breath of the Wild sẽ là món quà của...