Băng vĩnh cửu tan để lộ xác tê giác còn nguyên ruột
Xác một con tê giác lông mượt trong băng vĩnh cửu ở vùng đông bắc Yakutia được tìm thấy với nhiều cơ quan nội tạng còn nguyên vẹn.
Xác của con tê giác lông mượt từ kỷ băng hà được bảo quản tốt với nhiều cơ quan nội tạng vẫn còn nguyên vẹn được tìm thấy từ lớp băng vĩnh cửu ở vùng cực bắc nước Nga.
Truyền thông Nga hôm 30/12 đưa tin xác của con tê giác được phát hiện do lớp băng vĩnh cửu tan ở Yakutia vào tháng 8. Các nhà khoa học đang chờ đợi những con đường băng giá ở vùng Bắc Cực được thông suốt để đưa con vật tới phòng thí nghiệm và nghiên cứu vào tháng 1/2021.
Đây là xác tê giác được bảo quản tốt nhất cho đến nay. Hầu hết mô mềm vẫn còn nguyên vẹn, bao gồm một phần ruột, phần lông dày và một cục mỡ. Chiếc sừng của con tê giác được tìm thấy ngay gần phần xác.
Đây là xác tê giác được bảo quản tốt nhất cho đến nay. Ảnh: AP.
Trong những năm gần đây, khi băng bên trong lớp băng vĩnh cửu ngày càng tan nhanh, trên khắp các khu vực rộng lớn của Siberia do sự nóng lên toàn cầu, nhiều xác động vật từ hàng chục nghìn năm trước đã được phát hiện, trong đó có voi ma mút, tê giác lông mượt và sư tử… Một con ngựa non – được gọi là Lena – sống cách đây 42.000 năm, cũng mới được tìm thấy gần đây trong lớp băng vĩnh cửu ở miệng núi lửa Batagaika ở Yakutia, Siberia.
Đài Yakutia 24 TV dẫn lời nhà cổ sinh vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Valery Plotnikov, nói rằng con tê giác lông mượt khoảng 3 hoặc 4 tuổi khi nó chết. Ông Plotnikov cho rằng con tê giác non có thể đã chết đuối.
Cái xác được tìm thấy trên bờ sông Tirekhtyakh, thuộc quận Abyisk. Ảnh: AP.
Các nhà khoa học xác định niên đại của xác tê giác này từ 20.000 năm đến 50.000 năm trước. Việc xác định niên đại chính xác hơn sẽ có thể thực hiện được khi có các nghiên cứu về radiocarbon tại phòng thí nghiệm.
Cái xác được tìm thấy trên bờ sông Tirekhtyakh, thuộc quận Abyisk, gần khu vực nơi một con tê giác lông mượt non khác được tìm thấy vào năm 2014. Các nhà nghiên cứu xác định niên đại của mẫu vật được đặt tên Sasha này, là 34.000 tuổi.
Lạ mắt với kiến trúc độc đáo của căn nhà gỗ 13 tầng ở Nga
Căn nhà gỗ kỳ lạ ở miền bắc nước Nga từng gây chú ý khi trở thành căn nhà gỗ cao nhất thế giới.
Lạ mắt với kiến trúc độc đáo của căn nhà gỗ 13 tầng ở Nga
Nhiều người thích đi du lịch và thăm các thành phố, quốc gia để tận hưởng cảnh đẹp, trải nghiệm văn hóa khác biệt cũng như chiêm ngưỡng nhiều công trình kiến trúc đặc biệt.
Rất nhiều du khách bị thu hút bởi những ngôi nhà, công trình có thiết kế bắt mắt, sáng tạo, một trong những thiết kế độc đáo hút khách đó chính là những ngôi nhà bằng gỗ.
Ở miền Bắc nước Nga, ngoại ô thành phố Archangel, bên sông Dvina, có một ngôi nhà gỗ cao chót vót với kiến trúc và thiết kế độc đáo khiến bất cứ ai trông thấy cũng phải trầm trồ ngạc nhiên.
Nhìn từ xa, căn nhà trông giống như một ngôi chùa Nhật Bản, nhưng càng tiến gần trông thấy rõ những ván gỗ kỳ quái hướng lên thẳng đứng tạo cấu trúc khác lạ. Nhiều người cho rằng tòa nhà trông giống nơi ở của những nhân vật độc ác trong các câu truyện cổ tích.
Đó là căn nhà gỗ của một trong những đại gia có tiếng ở Nga, Nikolay Sutyagin. Tòa nhà gồm 13 tầng, cao khoảng 43 mét từng đường công nhận là công trình kiến trúc bằng gỗ cao nhất thế giới.
Nikolay Sutyagin từng lớn lên trong một căn nhà hai tầng nhỏ và cảm thấy luôn cô đơn. Do vậy, khi trưởng thành, có được nhiều của cải, ông bắt đầu xây dựng ngôi nhà, sinh sống một thời gian và giữ gìn cẩn thận trong mười lăm năm.
Nikolay Sutyagin bắt đầu xây dựng ngôi nhà vào năm 1992, mới đầu ông chỉ định xây một cấu trúc cao hai tầng, lớn hơn những căn nhà xung quanh để thể hiện gia thế giàu nhất thành phố. Nhưng sau một chuyến đi xem căn nhà gỗ ở Nhật Bản và Na Uy đã khiến ông thay đổi và quyết định tiếp tục xây dựng.
Nikolay Sutyagin từng chia sẻ rằng: "Mới đầu tôi chỉ tính thêm ba tầng nhưng sau đó thấy ngôi nhà trông khá vô duyên, chẳng khác gì một cái nấm nên đã tiếp tục xây dựng".
Nhiều năm sau, Nikolay Sutyagin bị bắt đi tù về tội gian lận sau đó những người hàng xóm bắt đầu phàn nàn về sự quái dị của ngôi nhà. Chính quyền ra quy định không được phép xây dựng nhà gỗ cao hơn hai tầng và lo ngại về vấn đề hỏa hoạn có thể khiến cả vùng gặp nguy hiểm. Cuối năm 2008, tòa nhà gỗ Nikolay Sutyagin bị phá bỏ.
Người Ai Cập cổ đại mặc trang phục thế nào? Trang phục của người Ai Cập cổ đại có nhiều thể loại và được làm từ những loại vải khác nhau. Tuy nhiên, mỗi tầng lớp trong xã hội Ai Cập có sự khác biệt thông qua việc sử dụng trang sức, phụ kiện đi kèm trang phục. Giống như nhiều nền văn minh trên thế giới, khí hậu và địa hình đóng...