Băng trong lửa: Nguồn gốc “địa ngục” của loại đá quý nổi tiếng
Nhóm khoa học gia Đức – Úc đã tìm ra nguồn gốc bí ẩn của loại đá quý mà họ gọi là “băng rèn trong lửa”.
Theo Science Alert, loại đá quý mà các nhà khoa học cố tìm hiểu là sapphire, có màu xanh lấp lánh, sắc lạnh như những tảng băng.
Thế nhưng các tác giả từ Đại học Heidelberg (Đức) và Đại học Curtin (Úc) phát hiện ra chúng có nguồn gốc cực kỳ nóng bỏng.
Một viên đá quý sapphire thô được khai quật từ Volcanic Eifel – Ảnh: Sebastian Schmidt
Trong nhiều năm, đá sapphire đã được tìm thấy trong các mỏ núi lửa như Volcanic Eifel, nơi magma từ lớp phủ Trái Đất trào lên lớp vỏ trong một thời gian dài, tạo ra các chất nóng chảy giàu natri và kali.
Một số khác được tìm thấy trong lòng sông dưới dạng các tinh thể.
Nhưng núi lửa chỉ đóng vai trò là kẻ đem đá quý rải lên bề mặt. Còn cụ thể chúng được rèn nên ở đâu hãy còn là bí ẩn.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã xem xét hai giả thuyết: Liệu chúng hình thành trong chính lớp phủ hay được nung chảy từ các khoáng chất khác trong quá trình magma trào lên?
Video đang HOT
Họ đã thu thập 223 viên sapphire siêu nhỏ từ mỏ Volcanic Eife và tiến hành đo phổ khối ion thứ cấp, giúp tìm hiểu rõ các tạp chất rutil và zircon bị mắc kẹt trong sapphire khi chúng hình thành, tỉ lệ đồng vị oxy trong nhôm oxit, cũng như một số yếu tố khác.
Chính những thứ tạo nên viên đá sẽ cho biết lịch sử của nó.
Kết quả cho thấy nơi sapphire xuất hiện phải là lớp vỏ sâu của Trái Đất thay vì lớp phủ, tức gần chúng ta hơn suy nghĩ trước đây: Chỉ khoảng 7 km bên dưới bề mặt.
Tuy vậy, thứ đóng vai trò quan trọng để rèn nên nó thì đúng là “địa ngục”.
Một số loại sapphire được tạo ra từ việc magma lớp phủ làm tan chảy đá khi nó di chuyển qua, làm thay đổi thành phần của lớp vỏ Trái Đất và rèn nên đá quý.
Các loại đá sapphire khác hình thành khi chất nóng chảy thấm vào đá xung quanh nó, kích hoạt sự hình thành đá sapphire thông qua nhiệt, tạo ra các loại đá quý có tỉ lệ đồng vị điển hình hơn có nguồn gốc từ lớp vỏ.
Chính quá trình khắc nghiệt này và màu sắc bí ẩn của sapphire khiến các tác giả gọi nó là “băng rèn trong lửa”.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Contributions to Mineralogy and Petrology.
Một hành tinh khác sống được nhờ phủ kim tuyến?
Thành phố của con người ở hành tinh khác có thể được xây dựng dưới một bầu trời lấp lánh kim tuyến làm bằng những hạt kim loại nano.
Nghe có vẻ điên rồ nhưng hành tinh với bầu trời đầy kim tuyến có thể sẽ là Sao Hỏa.
Cụ thể hơn, một nhóm nhà khoa học do kỹ sư Samaneh Ansari từ Đại học Northwestern (Mỹ) dẫn đầu đã đưa ra bản kế hoạch đặc biệt về cách biến hành tinh đỏ thành nơi phù hợp với sự sống.
Việc phun vật liệu giống kim tuyến lên bầu trời Sao Hỏa được cho là sẽ dần biến hành tinh này trở nên giống Trái Đất sau vài thế kỷ - Ảnh: NASA
Theo Science Alert, kế hoạch biến Sao Hỏa thành thuộc địa đã nằm trong tầm ngắm của nhiều cơ quan vũ trụ trên thế giới. Nhưng có nhiều rào cản, ví dụ khí hậu lạnh giá.
Nhiệt độ của sao Hỏa giảm xuống quá thấp so với mức con người dễ dàng chịu đựng: Trung bình là -64 độ C.
Chiến lược mới, gọi là "nanorod", dựa trên một số đề xuất trước đây về việc bơm thêm khí nhà kính vào khí quyển Sao Hỏa để làm nóng hành tinh, như cách Trái Đất của chúng ta đang bị làm nóng.
Sao Hỏa ấm áp hơn sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển các cộng đồng vi khuẩn quang hợp, thứ sẽ làm giàu oxy dần cho hành tinh.
Vấn đề là Sao Hỏa không có nhiều thành phần cần thiết cho chiến lược này và việc vận chuyển khí nhà kính với lượng lớn từ Trái Đất hay khai thác chúng sâu bên trong hành tinh đều quá tốn kém.
Với phương án mới, các nhà khoa học Mỹ đề xuất tận dụng chính vật liệu dễ khai thác trên hành tinh đỏ: Kim loại.
Các robot thám hiểm của NASA đã xác nhận đất bề mặt của hành tinh này rất giàu kim loại như sắt và nhôm, trong đó sắt là thứ khiến nó luôn có màu đỏ.
Vì vậy, nếu khai thác hàng tấn kim loại từ chính mặt đất hành tinh, sau đó bắn chúng - dưới dạng các hạt li ti - bằng một thiết bị giống như khẩu pháo siêu mạnh, chúng ta sẽ tạo ra những đám mây kim loại đủ để giữ lại năng lượng ấm áp của Mặt Trời cho hành tinh.
Theo các tác giả, kế hoạch của họ khả thi hơn 5.000 lần so với các kế hoạch khác.
Thứ kim tuyến họ dùng có dạng thanh siêu nhỏ, tỉ lệ 60:1, cùng kích thước với các hạt bụi Sao Hỏa, nhỏ hơn kim tuyến mà chúng ta hay dùng trong các buổi tiệc.
Kích thước và hình dạng của các thanh nano sẽ ngăn bụi rơi xuống sao Hỏa lâu hơn 10 lần so với bụi tự nhiên.
Nếu được giải phóng với tốc độ liên tục là 30 lít mỗi giây, các thanh nano sẽ tạo ra sự nóng lên cần thiết, khiến băng bề mặt tan chảy và làm tăng áp suất khí quyển khi băng carbon dioxide thăng hoa.
Sẽ mất vài thế kỷ để Sao Hỏa thực sự ấm áp như Trái Đất, nhưng nó sẽ ấm thêm khoảng 28 độ C sau vài thập kỷ. Đó vẫn là độ âm khó chịu với con người, nhưng đủ để vi khuẩn mà chúng ta đưa lên phát triển và quang hợp, từ đó dần cải tạo hành tinh.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances.
Trung Quốc: Lộ diện sinh vật lạ 520 triệu tuổi còn nguyên bộ não Sinh vật được tìm thấy trong phiến đá kỷ Cambri ở Trung Quốc với tình trạng hoàn hảo hơn cả xác ướp Ai Cập là một loài hoàn toàn mới. Được đặt tên là Youti yuanshi, sinh vật lạ được khai quật ở Trung Quốc đã tạo thành một loài mới thuộc về một chi cũng hoàn toàn mới của dòng dõi động...