Bảng thuyết minh tên đường của những cựu binh già
Thấy người dân thắc mắc, không rõ về một số nhân vật được đặt tên đường, Hội cựu chiến binh đã gom tiền, làm biển ghi rõ tiểu sử của từng vị ngay dưới bảng chỉ đường.
Ngày đầu năm, ông Phạm Công Chức, Chủ tịch Hội cựu chiến binh phường An Sơn (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) dạo quanh các tuyến phố trong khu vực để ghi lại từng tên đường. Sắp tới mô hình “ dạy lịch sử qua bảng chỉ đường” do ông Chức khởi xướng sẽ được nhân rộng trên toàn phường.
Bảng tiểu sử được gắn ngay bên dưới biển tên đường. Ảnh: Tiến Hùng.
Ông Chức kể, gần một năm trước, khi đang cung ban quan lý đô thi đi khao sat vê sinh môi trương thì môt ngươi dân nhin vao bang ghi tên găn trên truc chi đương rôi hoi ông vê nhân vât này. Câu hỏi đó khiến ông và những người trong đoàn sững sờ vì chẳng ai rõ về nhân vật được đặt tên cho tuyến đường mà ông và hàng xóm vốn “rất thân thuộc”.
“Do chưa tìm hiểu nên tôi xin khất lại câu trả lời, tuy nhiên sau đó cứ ám ảnh mãi. Ít hôm sau, tôi nảy ra ý tưởng làm bảng thuyết minh tên đường vì nhận ra phần lớn người dân chẳng ai biết về thân thế của những nhân vật được đặt làm tên đường mà mình qua lại hàng ngày”, vị cựu binh già kể.
Nghĩ là làm, ông Chức sau đó vận động các hội viên cựu chiến binh trên khối phố 6 để quyên góp tiền. Sau ba thang trinh đơn lên cac câp chinh quyên bay to y tương cung như nguyên vong của các cựu chiến binh, tháng 8/2015 mô hinh găn bang thuyêt minh tên đương đươc lãnh đạo TP Tam Kỳ phê duyệt.
“Nói thì đơn giản nhưng để có biển nói về tiểu sử của những vị này, chúng tôi phải tìm hiểu rất kỹ, không thể để sai sót dù chỉ là dấu phẩy. &’Bảng dạy lịch sử’ này phải làm sao vừa ngắn gọn nhưng lại khái quát hết về nhân vật, sau đó phải đưa lên Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Tam Kỳ phê duyệt nữa”, ông Chức nói. Nội dung trên bảng chủ yếu ngày sinh, ngày mất, quê quán, chức vụ…
Video đang HOT
Đến nay đã có 38 “bảng dạy lịch sử” được cựu chiến binh gom tiền đặt trên 11 tuyến phố. Ảnh: Tiến Hùng.
Khối phố 6 la nơi đâu tiên được đặt biển về tiêu sư chí sĩ cách mạng, danh nhân ngay phía dưới tên đường. Kinh phí để làm hơn 7 triệu đồng từ sự đóng góp tự nguyện của các cựu chiến binh ở khu phố. “38 bang thuyết minh được đăt trên 11 tuyến đương ở khôi phô 6 không chi la bang tên đương ma con la nơi đê ngươi dân, học sinh tìm hiểu, ghi nhớ công lao của họ trong trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Ngoài ra nó còn khơi dậy niềm đam mê tìm hiểu lịch sử của người dân”, ông Nguyễn Cảnh (62 tuổi, phường An Sơn) nói.
Chánh văn phòng UBND TP Tam Kỳ, ông Nguyễn Hồng Lai cho biết vừa qua thành phố đã tuyên dương mô hình “dạy lịch sử qua bảng chỉ đường” của những cựu binh phường An Sơn. “Thành phố nhận thấy đây là là mô hình rất thiết thực, trong thời gian tới sẽ nhận rộng”, ông Lai nói.
Tiến Hùng
Theo VNE
Cựu binh bỏ hơn 300 triệu xây cầu cho dân làng
Trăn trở mỗi khi mùa mưa lũ về, bà con bị cô lập bên kia đồi, ông Đại đã đem số tiền dành dụm của gia đình để xây cầu bê tông cho dân làng.
Ông Bùi Xuân Đại (67 tuổi) từng tham gia chiến đấu tại Lào, hiện sống trong căn nhà nhỏ ở thôn Lai Đồng, xã Đức Đồng (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Nhắc tới cây cầu, người cựu binh có dáng người đậm, khuôn mặt hiền từ, kể thôn Lai Đồng nép mình bên chân núi Mụ Quán. Địa bàn có con suối lớn chảy từ phía tây xuống chia cắt, khiến gần 20 hộ dân ở rìa phía Nam bị cô lập với hàng trăm hộ dân ở rìa phía Bắc. Mùa lũ về, nước sông Ngàn Sâu lên cao cuốn trôi cầu tạm, biến rìa phía Nam như một ốc đảo, hoa màu không thu hoạch kịp coi như mất trắng.
Cầu xây xong, người dân cảm kích tấm lòng người cựu binh nên thường gọi là "Cầu ông Đại". Ảnh: Đức Hùng
Hàng chục năm sống với người dân ở rìa phía Nam con suối, thấu hiểu cảnh đi lại khó khăn, ông Đại trăn trở suy nghĩ, nếu cứ đi cầu tạm qua suối sẽ rất tốn kém và nguy hiểm. Ý tưởng xây dựng một cây cầu kiên cố dần được manh nha. "Người dân ở đây đa số rất nghèo, thu nhập thấp. Họ rất muốn góp tiền xây cầu, nhưng lực bất tòng tâm, bao lần đưa ra ý định rồi cũng phải bỏ dở", ông Đại kể.
Năm 2012, xã Đức Đồng có chủ trương xây dựng các công trình phục vụ nông thôn mới. Sẵn ý tưởng ấp ủ bấy lâu, ông trình bày với lãnh đạo xã về việc xây dựng cầu bắc qua suối ở thôn Lai Đồng. Về nhà, ông bàn bạc với vợ, tích góp tiền dự định sửa nhà và tiền của con trai đang đi xuất khẩu lao động gửi về làm kinh phí xây cầu.
Ngồi bên cạnh chồng, bà Phạm Thị Lan (67 tuổi, vợ ông Đại) nhớ lại ngày ông nói về ý tưởng lấy tiền xây cầu, bà thảng thốt vì số tiền lớn. Nhưng sau khi suy nghĩ, bà ủng hộ quyết định của chồng, đồng thời nói thêm 3 người con đã đi làm cùng góp tiền ủng hộ.
Cây cầu được thiết kế với 4 cọc dằm và 3 nhịp rất kiên cố. Ảnh: Đức Hùng
Gia đình ông Đại đã bỏ ra hơn 300 triệu đồng, ngoài ra còn hiến tặng 90 m2 đất để mở rộng đầu cầu. Với vai trò là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, ông trực tiếp đứng ra tuyên truyền, vận động bà con hỗ trợ thêm ít ngày công. Ngay cả việc thiết kế, ông tự đánh xe đi thuê các nhà tư vấn về để xây cầu.
Tháng 6/2012, công trình được khởi công. Sáu tháng sau, chiếc cầu bê tông dài 11 m, rộng 3,8 m, cao 5 m, có 4 dằm cọc và 3 nhịp được hoàn thành trong sự vui mừng của bà con. Ngày cầu hoàn thiện, thấy ai cũng rạng rỡ, xe cộ qua lại đông hơn, ông Đại tâm sự cảm thấy vô cùng khoan khoái. Mới đây, vợ chồng ông bỏ thêm 12 triệu đồng góp xây 100 m đường bê tông nối từ cầu ra ngoài đồng.
Cảm động trước tấm lòng của ông Đại, người dân đặt luôn tên ông cho cây cầu như một cách tri ân. Chị Nguyệt (người dân xóm Lai Đồng) cho hay, từ khi cầu hoàn thành, bà con đi lại rất thuận lợi. Ngày trước lũ về bị cô lập, nhưng nay lương thực, hoa màu thu hoạch về không còn phải gánh và lội bì bõm qua suối, đánh đổi tính mạng nữa.
"Tất cả người dân trong làng ai cũng cảm phục và rất biết ơn ông Đại. Nếu không có ông bỏ tiền xây cầu, chẳng biết đến bao giờ hàng chục hộ dân ở thôn Lai Đồng mới thoát cảnh cơ cực khi mưa lũ tới", chị Nguyệt nói.
Ông Đại luôn tâm niệm "còn sống ngày nào thì phải làm việc tốt cho đời ngày đó". Ảnh: Đức Hùng
Nói về việc làm của mình, ông Đại cười tâm sự xây cầu phục vụ cho lợi ích lâu dài của tất cả người dân. "Tôi luôn tâm niệm khi làm việc gì đều nghĩ đến giá trị lâu dài. Bà con được đi lại trên cây cầu mới, an tâm sản xuất, đời sống ấm no, gia đình hạnh phúc thì đó chính là bàn đạp để cho một ngày mai tươi sáng, xã hội ngày càng tốt đẹp", người cựu binh nói.
Hiện tại, sức khỏe của ông Đại khá yếu vì mắc bệnh ung thư gan, thường xuyên phải thuốc thang. Mong ước ước của ông là "còn sống trên thế gian ngày nào thì phải làm việc tốt cho đời ngày đó. Bởi khi xuống suối vàng, mọi thứ đều là hư vô, có bao nhiêu tiền rồi cũng sẽ tiêu tan".
Trong nhiều năm làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Đức Đồng, ông Đại từng được các cấp từ tỉnh tới Trung ương tặng bằng khen, biểu dương là nông dân gương mẫu luôn đi dầu trong các phong trào xây dựng nông thôn mới.
Các lãnh đạo xã Đức An đánh giá ông Đại luôn là người mẫu mực, trách nhiệm, đi đầu trong mọi phong trào. Đối với bà con làng xóm, ông có tình thương bao la, luôn làm việc với tôn chỉ "mình vì mọi người".
Đức Hùng
Theo VNE
Xưởng sản xuất chăn gối từng 3 lần bị cháy Lửa bốc lên từ nhà kho, sau đó lan rộng ra toàn bộ diện tích xưởng khoảng 3.000 m2, gây thiệt hại nặng. Khoảng 8h30 ngày 12/1, nhiều công nhân đang làm việc tại nhà xưởng do bà Trần Thị Trang (phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) làm chủ hốt hoảng khi phát hiện đám cháy bốc lên từ nhà kho....