Băng tan làm thay đổi lớp vỏ Trái đất
Hiện tượng băng tan ở hai cực không chỉ khiến mực nước biển dâng cao mà còn có thể khiến vỏ Trái đất biến dạng.
Một đảo tí hon ở Greenland. Ảnh REUTERS
Hiện tượng tan băng ở hai cực Trái đất không chỉ làm mực nước biển dâng lên mà còn khiến bề mặt của Trái đất bị biến đổi, trang Science Alert dẫn một nghiên cứu mới đây cho biết.
Khi lớp băng tại các vùng Greenland, Nam cực và Bắc cực tan ra cũng là lúc lớp vỏ Trái đất bị trồi lên và lan rộng. Sự dịch chuyển này tuy chỉ chưa đến 1 mm mỗi năm nhưng diễn ra trong thời gian dài và trên một diện tích bề mặt rất lớn.
Video đang HOT
Quá trình này tạo ra một vòng lặp vì khi lớp đá dưới lớp băng di chuyển, nó tác động đến việc băng tan và tách ra. Nghiên cứu đầy đỉ về quá trình này là điều quan trọng trong việc mô hình hóa hình dạng của Trái đất trong tương lai.
Nhà địa vật lý Sophie Coulson từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở bang New Mexico (Mỹ) cho biết: “Các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều thí nghiệm trực tiếp bên dưới các dải băng và sông băng. Vì vậy, họ biết rằng sự thay đổi sẽ xảy ra ở khu vực có sông băng, nhưng họ không nhận ra rằng sự thay đổi này có quy mô toàn cầu”.
Một số nghiên cứu trước đây đã ghi nhận lớp vỏ Trái đất có thể nhô lên khi các dải băng tan chảy, nhưng bà Coulson và các đồng nghiệp đã xem xét kỹ hơn sự dịch chuyển theo chiều ngang và trên một khu vực rộng lớn hơn. Họ phát hiện ra rằng các biến dạng có thể thay đổi đáng kể theo từng năm.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở một số khu vực, chuyển động ngang còn lớn hơn chuyển động thẳng đứng. Họ đã sử dụng dữ liệu vệ tinh và các phép đo thực địa từ năm 2003 đến 2018 để đo chuyển động của lớp vỏ theo không gian ba chiều.
Sự nảy lên của lớp vỏ này có thể mất hàng ngàn năm. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng một số thay đổi vẫn đang xảy ra trên bề mặt Trái đất từ cuối Kỷ băng hà cuối cùng, vào khoảng 11.000 năm trước.
Với tốc độ băng tan tiếp tục tăng trên toàn cầu, các nhà khoa học phải tìm ra tác động của nó đối với hình dạng bề mặt Trái đất, ngay cả khi sự thay đổi tương đối nhỏ mỗi năm. Điều này không chỉ hữu ích trong việc nghiên cứu băng tan và sự thay đổi hình dạng của Trái đất mà còn cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác.
Phát hiện mới về hòn đảo xa đất liền nhất thế giới ở Bắc Cực
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hòn đảo mới ở ngoài khơi đảo Greenland, được cho là hòn đảo xa đất liền nhất thế giới về phía bắc.
Đảo mới được phát hiện có diện tích nhỏ, chiều rộng chỉ khoảng 30m. Ảnh: Reuters
Đây là một đảo nhỏ, kích thước 60m x 30m và điểm nhô cao nhất chỉ khoảng 3m so với mặt nước biển, được cấu tạo từ bùn cát và băng tích - hợp chất giữa đất và đá còn sót lại sau khi sông băng tan chảy.
Nhóm nghiên cứu - những người đầu tiên khám phá ra đảo mới, dự định sẽ đặt tên đảo này là "Qeqertaq Avannarleq" - trong tiếng Greenland có nghĩa là "hòn đảo xa nhất về phía bắc". Greenland là vùng lãnh thổ Bắc Cực thuộc về Đan Mạch.
Đảo mới được phát hiện khá tình cờ. Tháng 7, nhóm chuyên gia đến thu thập mẫu vật ở Oodaaq, hòn đảo được Đan Mạch phát hiện vào năm 1978 và được cho là xa nhất thế giới về phía bắc. Mục đích chính là để tìm kiếm những loài vật mới thích nghi với cuộc sống ở môi trường khắc nghiệt này. Tuy nhiên, khi đặt chân đến và kiểm tra tọa độ với cơ quan Đan Mạch phụ trách các đảo Bắc Cực, họ nhận thấy mình ở một hòn đảo khác, xa hơn Oodaaq khoảng 780m về phía bắc.
"Chúng tôi phát hiện ra đảo mới hoàn toàn tình cờ. Nhóm 6 người chúng tôi đi trên một chiếc trực thăng cỡ nhỏ. Khi đến vị trí của đảo Oodaaq, chúng tôi không thể thấy nó", ông Morten Rasch, chuyên gia tại Trạm Nghiên cứu Bắc Cực ở Greenland cho biết.
Nhóm nghiên cứu của Morten Rasch sau đó bắt đầu tìm kiếm hòn đảo. Sau vài phút phấn khích, các nhà khoa học đáp xuống một vùng đất lạ không có thực vật, cấu tạo từ bùn, sỏi, băng tích, có băng biển bao quanh. Sau chuyến thám hiểm và nhiều cuộc thảo luận với các chuyên gia, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng họ vừa tình cờ phát hiện hòn đảo xa nhất thế giới về phía bắc.
Việc mở rộng lãnh thổ ở Bắc Cực sẽ phụ thuộc vào việc cấu trúc vật chất mới được phát hiện là đảo, hay chỉ là mô đất cao vốn có thể sẽ lại biến mất. Một cấu trúc được gọi là đảo cũng phải nổi trên mặt biển khi thủy triều lên. "Ở thời điểm hiện tại, vùng đất mới được phát hiện hội đủ các tiêu chí để được xác định là đảo. Đây là hòn đảo xa đất liền nhất thế giới về cực bắc", giáo sư Rene Forsberg thuộc Viện Không gian Quốc gia Đan Mạch cho biết.
Nghiên cứu mới hé lộ 'manh mối' về mực nước biển dâng trong tương lai Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh được công bố ngày 1/4, các dải băng tan chảy vào cuối kỷ Băng hà gần đây nhất có thể đã khiến mực nước biển dâng cao gấp 10 lần so với hiện nay. Băng lở từ sông băng Apusiajik ở gần Kulusuk, Greenland, ngày 17/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN Dựa vào những hồ sơ địa...