Băng tại Greenland và Nam Cực tan nhanh gấp 6 lần so với những năm 1990
Một nghiên cứu mới đây cho thấy băng tại Greenland và Nam Cực đang tan nhanh gấp 6 lần so với những năm 1990. Nếu tình trạng này tiếp diễn, dự đoán mực nước biển sẽ tăng thêm 17 cm vào năm 2100.
Trang Daily Mail (Anh) đưa tin nếu tình trạng nóng lên toàn cầu tiếp tục không được kiểm soát, tốc độ tan chảy đáng báo động của các tảng băng tại Greenland và Nam Cực sẽ khiến khoảng 400 triệu người sống tại vùng ven biển có nguy cơ bị lũ lụt.
Biến đổi khí hậu đang làm băng tại Greenland và Nam Cực tan nhanh gấp 6 lần. Ảnh: SWNS
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho biết các nhà khoa học từ 50 tổ chức quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu về những tảng băng đã tan chảy cho đến ngày nay. Họ đã sử dụng 11 nhiệm vụ vệ tinh khác nhau và 26 khảo sát riêng biệt để theo dõi sự thay đổi về khối lượng, thể tích, lưu lượng và trọng lực của các tảng băng.
Theo đó, các nhà khoa học phát hiện ra rằng Nam Cực và Greenland đã mất 6,4 nghìn tỷ tấn băng từ năm 1992 đến năm 2017, khiến mực nước biển tăng lên 17,8 cm. Trong đó, 60% lượng nước biển dâng là do băng tan từ Greenland và 40% băng từ Nam Cực.
Các nhà khoa học từ 50 tổ chức quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu về tốc độ tan chảy của các tảng băng. Ảnh: SWNS
Video đang HOT
“Mỗi centimet nước biển dâng có thể dẫn đến lũ lụt tại các vùng ven biển, xói mòn bờ biển và làm gián đoạn cuộc sống của người dân trên khắp hành tinh.
Nếu Nam Cực và Greenland tiếp tục đi theo kịch bản khí hậu nóng lên, trong trường hợp xấu nhất, điều đó sẽ khiến mực nước biển tăng thêm 17 cm vào cuối thế kỷ. Điều này có nghĩa là 400 triệu người có nguy cơ gặp phải lũ lụt hàng năm vào năm 2100″, đồng tác giả nghiên cứu Andrew Shepherd thuộc Đại học Leeds, cho biết.
Nghiên cứu kết luận rằng băng tan tại các khu vực này là nguyên nhân khiến một phần ba mực nước biển tại các đại dương tăng nhanh hơn dự kiến.
Ông Shepherd cũng nhấn mạnh rằng những tác động nhỏ không thể ngăn cản sự việc này, mọi thứ đã sẵn sàng vận hành và chúng sẽ tàn phá môi trường sống ven biển.
Tỷ lệ kết hợp băng tan đã tăng lên từ 81 tỷ tấn mỗi năm trong những năm 1990 lên tới 475 tỷ tấn mỗi năm trong những năm 2010.
“Các đài quan sát vệ tinh các tảng băng vùng cực rất cần thiết trong việc theo dõi và dự đoán sự biến đổi khí hậu. Điều đó có thể ảnh hưởng đến sự tổn thất băng và nước biển dâng.
Trong khi mô phỏng máy tính cho phép chúng tôi đưa ra dự đoán về các kịch bản biến đổi khí hậu, các đài quan sát vệ tinh sẽ cung cấp những bằng chứng, lý lẽ để đưa ra những nhận định đầu tiên.
Dự án của chúng tôi là một ví dụ tuyệt vời về tầm quan trọng của sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề có quy mô toàn cầu”, Erik Ivins, một trong những tác giả nghiên cứu, thuộc Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA tại California, cho biết.
Ông Josef Aschbacher tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu, người ủng hộ nghiên cứu, cũng cho biết những phát hiện này cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng vệ tinh để theo dõi sự phát triển của những tảng băng và đánh giá các mô hình được sử dụng để dự đoán tác động của biến đổi khí hậu.
Theo Báo Tin Tức
Hiểm họa dưới lòng đại dương khiến băng Greenland tan chảy
Từ lâu, các nhà khoa học biết rõ nhiệt độ tăng cao do Trái Đất nóng lên góp phần khiến các khối băng khổng lồ tại Greenland (Đan Mạch) tan chảy nhanh hơn dự kiến.
Dải băng khổng lồ tại Greenland. Ảnh: Getty Images
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu khoa học mới, một mối đe dọa khác bắt đầu tấn công lớp băng này: dòng hải lưu ấm di chuyển phía dưới lớp băng làm bề mặt tan chảy nhanh hơn.
Các phát hiện được công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience vào ngày 3/2 sau khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu một trong các "lưỡi băng" - Nioghalvfjerdsfjorden ở phía Đông Bắc Greenland.
Kết quả nghiên cứu tiết lộ một dòng hải lưu ấm phía dưới lớp băng rộng hơn 1,6 km chảy từ Đại Tây Dương có khả năng chảy thẳng về phía lưỡi băng Nioghalvfjerdsfjorden, đưa nhiệt tiếp xúc với băng và khiến băng tan chảy nhanh hơn.
"Lý do khiến băng tan chảy nhanh giờ đã rõ ràng", ông Janin Schaffer - nhà hải dương học đang làm việc cho Viện Alfred Wegener (Đức) dẫn đầu đội nghiên cứu - khẳng định.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra một dòng chảy tương tự hướng về một tảng băng khác tại Greenland - nơi một lưỡi băng lớn gần cũng tự động nứt ra và trôi ra biển.
Hiện băng tan tại Greenland là tác nhân gây ảnh hưởng nhất đến hiện tượng mực nước biển tăng cao toàn cầu. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature tháng 12/2019, băng tại Greenland tan nhanh gấp 7 lần so với năm 1992.
Mùa hè năm ngoái, do nhiệt độ tại Bắc Cực tăng cao kỷ lục, Greenland đã mất 11 tỷ tấn băng chỉ trong một ngày. Lượng nước tan chảy tương đương với 4,4 triệu hồ bơi đạt tiêu chuẩn Olympic. Chỉ tính riêng trong tháng Bảy, Greenland mất 197 tỷ tấn băng, tương đương với 80 triệu bể bơi đạt chuẩn Olympic.
Nhiệt độ nước cũng phá vỡ kỷ lục vào năm 2019. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Advances in Atherheric Science cho biết nhiệt độ đại dương năm ngoái cao hơn 0,075 độ C so với mức trung bình trong khoảng 1981-2010.
Các tác giả của nghiên cứu cho biết nhiệt lượng mà các đại dương trên thế giới hấp thụ ngày nay tương đương với nhiệt lượng thả khoảng năm quả bom nguyên tử/giây xuống đại dương trong suốt 25 năm.
Hồng Hạnh
Theo Báo Tin tức
Australia hoang tàn sau thảm họa cháy rừng: Động vật bị thiêu sống, ô tô cháy trơ khung Những bức ảnh ghi lại hậu quả thảm khốc mà các vụ cháy rừng trên khắp New South Wales để lại sau khi ngọn lửa xé dọc khu vực bờ biển phía Nam bang này. (Ảnh: Daily Mail) Các cư dân ở Rosedale, New South Wales phải tháo chạy khỏi nhà vào đúng đêm giao thừa vài giờ trước khi một đám cháy...