Băng rôn in nhầm ngày tháng: Sai sót nhỏ, tác động lớn
“Việc băng rôn in sai không thể nói không có vấn đề gì; rõ ràng đây là sự sai sót, nhầm lẫn cần phải rút kinh nghiệm và dù là việc nhỏ, nhưng tác động lớn đến xã hội”.
Đó là khẳng định của ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn (MCST, Sở GTVT TPHCM), tại buổi trao đổi với PV Dân trí vào chiều ngày 4/10, sau sự việc hàng loạt băng rôn tuyên truyền giao thông do MCST thực hiện bị sai sót ngày tháng khiến nhiều tài xế hoang mang, CSGT lúng túng.
Nhiều tài xế xe khách khá bất ngờ và hoang mang khi nhìn thấy hàng loạt băng rôn cấm đậu, dừng ban ngày trên đại lộ Mai Chí Thọ đã có hiệu lực từ gần 1 tháng trước.
Trong khi đó vào thời điểm hiện tại (ngày 3/10), những biển cấm dừng, đỗ theo giờ vẫn còn hiệu lực khiến ngay cả CSGT cũng lúng túng.
“Tôi thừa nhận báo Dân trí phản ánh đúng và cám ơn thông tin kịp thời của quý báo để chúng tôi nhanh chóng kiểm tra, khắc phục. Rõ ràng đây là sự sai sót dù là nhỏ nhưng tác động lớn đến xã hội và chúng tôi sẽ nghiêm khắc kiểm điểm cán bộ, nhân viên để xảy ra vụ việc; đồng thời sẽ rút kinh nghiệm, không để xảy ra tình trạng đáng tiếc tương tự”, ông Trung chia sẻ.
Theo Giám đốc MCST, từ chỉ đạo của Ban giám đốc Sở GTVT TPHCM về việc kiên quyết xoá bỏ nạn “xe dù, bến cóc” trên tuyến đường Mai Chí Thọ (quận 2, TPHCM), MCST cùng các đơn vị liên quan như Phòng CSGT, Thanh tra giao thông, UBND quận 2… thực hiện việc cấm xe khách từ 9 chỗ dừng, đỗ trên tuyến đường này từ 6h đến 22h (công văn của sở GTVT là từ 6h đến 22h, tuy nhiên băng rôn cũng có sai sót khi chỉ thể hiện từ 6h đến 20h – PV); công tác tuyên truyền trước khi thực hiện bằng nhiều hình thức, trong đó có hình thức thông báo bằng băng rôn trước vài ngày.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có thể do thời gian gấp rút và người có trách nhiệm thiếu kiểm tra nên dẫn đến sai sót ghi sai thời gian thực hiện làm người dân hiểu lầm.
“Ngay sau khi báo phản ánh, chúng tôi đã yêu cầu đơn vị thực hiện tháo gỡ toàn bộ băng rôn in sai và sửa lại cho đúng với nội dung thời gian thực hiện là từ ngày 8/10/2016″, Giám đốc MCST cho biết.
Giám đốc Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn thừa nhận đây là sai sót và nghiêm khắc kiểm điểm, rút kinh nghiệm để không xảy ra tình trạng tương tự.
Trước đó, sáng 3/10, nhiều tài xế xe khách lưu thông trên đại lộ Mai Chí Thọ, theo cả 2 hướng từ hầm Thủ Thiêm ra xa lộ Hà Nội và ngược lại (thuộc địa bàn quận 2, TPHCM) vô cùng bất ngờ khi nhìn thấy hàng loạt băng rôn tuyên truyền của MCST với nội dung: “Kể từ ngày 8/9/2016 cấm xe khách trên 9 chỗ ngồi dừng xe và đỗ xe trên đường Mai Chí Thọ, từ 6h đến 20h”.
Các tài xế cho rằng, hiện tại các biển cấm dừng, đỗ xe khách với thời gian từ 6h đến 10h và 16h đến 20h (các khoảng thời gian còn lại xe khách được dừng, đỗ) vẫn còn, trong khi với nội dung băngrôn tuyên truyền nói trên, có nghĩa là việc cấm dừng, đỗ xe đã được thực hiện từ gần 1 tháng trước. Vì vậy, họ không biết làm theo hướng dẫn của biển báo hay băng rôn.
Chỉ huy Đội CSGT Cát Lái (Phòng CSGT đường bộ- đường sắt, PC67, công an TPHCM) cũng khá bất ngờ với hàng loạt băng rôn của MCST có nội dung như trên và thừa nhận, nếu đúng như nội dung “tréo ngoe” này thì, CSGT cũng sẽ rất lúng túng trong việc xử lý.
Đăng Lê
Theo Dantri
Người dân "nín thở bám dây thừng qua sông" sắp được xây cầu
Sở GTVT Hòa Bình cho biết, nơi người dân huyện Lạc Sơn phải "gồng mình, nín thở bám dây thừng qua sông" như báo Dân trí phản ánh, sẽ được xây dựng một cây cầu bằng bê tông cốt thép dài 72 m, rộng 3,5 m, có tổng mức đầu tư 5,3 tỷ đồng.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Văn Thắng, Giám đốc Sở GTVT Hòa Bình cho biết, sau khi báo phản ánh cũng như có kiến nghị của người dân và chính quyền địa phương, Sở cũng đã có đề nghị đến Tổng Cục Đường bộ. Rất may, thời điểm tỉnh đề nghị, Bộ GTVT có nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới để đầu tư xây dựng các cây cầu miền núi.
Ông Lê Ngọc Quản, Phó Giám đốc Sở GTVT Hòa Bình cho hay, hiện nay Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ triển khai thực hiện "Dự án LRAMP", trong đó có hợp phần xây dựng cầu dân sinh. Khảo sát tại Hòa Bình, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã thống nhất, Hòa Bình được xây dựng 50 cầu. Tổng mức đầu tư dự kiến 109 tỷ đồng.
Tại xóm Khang, xã Tân Mỹ - nơi người dân "gồng mình, nín thở" qua sông bằng bè.
Trong 50 cây cầu nói trên thì có cây cầu tại vị trí xóm Khang, kết nối giữa xã Vũ Lâm với xã Tân Mỹ (nơi người dân qua sông bằng bè tạm kéo dây thừng). Cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép, có 3 nhịp, mỗi nhịp 24 m (tổng chiều dài cầu 72 m). Mặt rộng của cầu là 3,5 m với tổng mức đầu tư dự kiến là 5,3 tỷ đồng.
"Cả dự án xây dựng 50 cầu tại Hòa Bình sẽ được triển khai xây dựng trong giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, cây cầu tại xóm Khang dự kiến sẽ được khởi công trong năm 2017. Dự án xây dựng cây cầu này được Tổng cục Đường bộ giao cho Ban quản lý dự án 4 của Tổng cục làm chủ đầu tư", ông Quản nói.
Cầu đang trong giai đoạn khảo sát để xây dựng. Cầu với phạm vi, quy mô trên ước tính thi công trong 5 tháng sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Phó Giám đốc Sở GTVT Hòa Bình cho biết thêm, tại điểm xóm Khang rất cần thiết để xây dựng cây cầu. Đây là điểm giữa của 2 cây cầu cứng dọc theo sông Bưởi, hai cầu này cách nhau 10 cây số (cầu Chum và cầu Tân Mỹ). Điểm đối diện của xã Tân Mỹ sang bên Vũ Lâm là trung tâm buôn bán, điểm bà con sinh hoạt chợ thường đi lại. "Hàng ngày cũng có khoảng 50 người đi lại qua sông, hôm nào phiên chợ thì đông hơn. Việc xây dựng cầu là cần thiết", ông Quản nhấn mạnh.
Về sự nguy hiểm khi qua sông bằng bè tạm, ông Quản nhận định: "Thực tế, bà con cũng lựa theo khả năng nước chảy và các điều kiện an toàn thì mới đi bè qua sông. Quy định ở đấy là chưa đủ các điều kiện thực hiện hoạt động bè khúc ngang sông. Ngày 22/7, Sở cũng đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Lạc Sơn để chỉ đạo UBND xã Tân Mỹ dừng hoạt động bến. Đây là bến hoạt động tự phát, chưa được cấp phép, Sở đã chỉ đạo dừng nhưng do nhu cầu đi lại nên người dân vẫn liều mình qua sông".
Không có cầu, người dân ngày ngày đánh cược mạng sống qua sông.
Trước đó, báo Dân trí phản ánh, người dân các xóm Khang, Mặc... xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) để đến được xã Vũ Lâm tham dự chợ phiên Lâm Hóa (chợ họp các ngày thứ 4, 6 và chủ nhật) phải "gồng mình, nín thở" bám dây thừng đi trên chiếc bè tạm, cũ nát để qua sông Bưởi.
Các xóm trên của xã Tân Mỹ nằm tách biệt con sông Bưởi lại không có chợ hay trung tâm buôn bán. Chỉ có chợ phiên Lâm Hóa là nơi mua sắm duy nhất. Cầu cách đó khoảng 7 km nên từ nhiều năm nay người dân trong xóm đã cùng nhau làm chiếc bè tạm qua sông đến chợ.
Thái Bá
Theo Dantri
Băng qua đường, nam công nhân bị cán chết tại chỗ Chạy xe máy băng qua đường, nam thanh niên bất ngờ bị xe bồn tông trúng, tử vong tại chỗ... Tới gần 16h chiều ngày 26/8 lực lượng chức năng quận 2, TP.HCM giải quyết xong hiện trường vụ tai nạn khiến 1 người chết, trên đường Mai Chí Thọ, đoạn giao lộ với Lương Định Của, phường An Phú, quận 2, TP.HCM....