Băng nhóm tội phạm ngày càng lộng hành
Bộ Công an công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về đấu tranh với tội phạm có tổ chức do Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng ban.
Ngày 6-12, tại TP HCM, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Tổng cục VI – Bộ Công an) đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch số 143/KH-BCA-C41 của Ban Chỉ đạo về đấu tranh với tội phạm có tổ chức gây án nghiêm trọng, tội phạm có yếu tố nước ngoài tại 18 địa phương trọng điểm (Kế hoạch 143).
Diễn biến phức tạp
Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Trần Trọng Lượng, Phó Tổng cục VI, cho biết tại một số địa phương đã xuất hiện, tồn tại các băng nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động dưới các hành vi như: đòi nợ thuê, bắt giữ người trái pháp luật, sử dụng côn đồ để đâm thuê chém mướn, cưỡng đoạt tài sản dưới các hình thức bảo kê, tổ chức các hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá… Đối tượng cầm đầu thường có nhiều tiền án, tiền sự, chủ yếu hoạt động dưới danh nghĩa các công ty, tổ chức với độ tuổi ngày càng trẻ. Đồng thời, hoạt động tội phạm có sự đan xen, liên kết giữa tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy…
“Hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải (trái) cùng đồng đội bắt đối tượng cướp giật tài sản tại TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, tháng 7-2013. Ảnh: TÂN TIẾN
Video đang HOT
Trong những năm qua, Bộ Công an đã xóa sổ nhiều băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức và nguy hiểm, điển hình như: băng nhóm Mai Đức Vượn (tức Tộ “tích”) ở TP Hải Phòng, Tý “điên” ở TP HCM, Mười Thu ở Bình Dương…
“Phân tích các vụ cướp tài sản cho thấy 60% số vụ do băng nhóm gây ra. Hoạt động của các băng nhóm lưu manh chuyên nghiệp không giảm, tính chất ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng lưu động, liên kết giữa các vùng ngày càng rõ rệt. Đáng chú ý, số băng nhóm lưu manh chuyên nghiệp sử dụng vũ khí nóng để gây án, cưỡng đoạt tài sản có chiều hướng tăng và ngày càng công khai, trắng trợn” – ông Lượng nói.
Tội phạm có yếu tố nước ngoài tuy không có đột biến lớn nhưng tiềm ẩn các yếu tố phức tạp. Các băng nhóm tội phạm chủ yếu hoạt động xuyên quốc gia có sự cấu kết với các đối tượng là người Việt Nam để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn tinh vi như: đổi tiền, đô-la “đen”, giả thừa kế, chuyển tiền lậu, tổ chức các đường dây mua bán người, cá độ xuyên quốc gia, buôn bán ma túy…
Trấn áp nhiều băng nhóm
Theo Tổng cục VI, sau 3 năm thực hiện Kế hoạch 143, toàn quốc đã triệt phá 12.579 ổ nhóm tội phạm, bắt 41.670 đối tượng phạm pháp. So cùng thời gian liền trước, tăng 1.195 ổ nhóm và 4.729 đối tượng, trong đó băng nhóm trộm cắp chuyên nghiệp chiếm 37,2%; côn đồ hung hãn chiếm 18,7%; triệt phá 18.756 sới bạc và cá độ bóng đá, xử lý 77.226 đối tượng, thu giữ tài sản ước tính 142,5 tỉ đồng; bắt 2.199 vụ mại dâm, xử lý 8.454 đối tượng.
Cục CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội – Bộ Công an còn phối hợp với những đơn vị nghiệp vụ và công an các địa phương để phá các chuyên án, xóa sổ nhiều băng nhóm tội phạm nguy hiểm. Nổi bật là triệt phá băng nhóm giết, cướp tài sản do Lê Anh Kiệt cầm đầu. Băng nhóm này gây ra 8 vụ dùng súng cướp khoảng 1.000 lượng vàng tại các tiệm vàng trên nhiều địa phương từ năm 2001 đến năm 2007. Gần đây, Bộ Công an cũng đã phá đường dây cá độ bóng đá xuyên quốc gia với quy mô lớn qua trang mạng M88 và 188.bet.
Chỉ đạo hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an – nhận định tội phạm nói chung và tội phạm có tổ chức nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi. Do đó, lực lượng công an cần chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện, thống kê danh sách các băng nhóm tội phạm để công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả.
Tại hội nghị, Bộ Công an đã công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về đấu tranh với tội phạm có tổ chức do Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng ban; Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó Tổng cục VI, phó ban thường trực.
Thiếu tướng Trần Trọng Lượng nhìn nhận công tác nắm tình hình của công an các cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa phát hiện kịp thời diễn biến hoạt động của các băng nhóm tội phạm hình sự, buông lỏng công tác quản lý. Cá biệt có một số cán bộ công an các cấp đã làm ngơ, “bảo kê” cho tội phạm.
Theo Trâm Anh
Tội phạm ở TP.HCM: Có dáng dấp của Năm Cam
Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP.HCM, đã phát biểu như vậy trong buổi làm việc của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về phòng chống tội phạm.
Vũ khí "nóng", hung khí thu giữ được của các băng nhóm tại TP.HCM - Ảnh: Đàm Huy
Thiếu tướng Phan Anh Minh bày tỏ lo ngại về mối nguy từ các băng nhóm tội phạm ở phía bắc vào TP.HCM tranh giành quyền lợi từ các dịch vụ kinh doanh nhạy cảm như: karaoke, quán bar, vũ trường... "Các băng nhóm tội phạm có tổ chức này hoạt động có dáng dấp như thời Năm Cam trước đây, trong đó chủ yếu là các đối tượng từ phía bắc. Các băng nhóm này không chỉ thanh toán nhau bằng dao, mã tấu mà có cả thủ đoạn tạt a xít để giải quyết mâu thuẫn, triệt hạ đối thủ", thiếu tướng Minh nhận định.
Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), cũng lo ngại khi trên địa bàn TP.HCM tội phạm bạo lực gia tăng, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu xã hội đen, từng xảy ra các băng nhóm lớn thanh toán nhau để tranh giành địa bàn... Theo thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an, "vừa rồi Bộ cũng đã tập trung triệt phá, rất nhiều băng nhóm, hoạt động theo tính chất xã hội đen".
"Đánh đấm làm sao để ngăn chặn được tội phạm"
Ghi nhận những nỗ lực của Công an TP.HCM về công tác phòng chống tội phạm thời gian qua, nhưng Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng "nếu nhìn vào số liệu về tình hình tội phạm thì chưa vui lắm". "Mà tôi cũng nói với các đồng chí rằng, Quốc hội sắp họp tới đây rất quan tâm đến việc chúng ta chống tội phạm như thế nào, chúng ta "đánh đấm" làm sao để ngăn chặn được tội phạm, làm sao ngăn chặn được nạn cướp giật xảy ra ở TP này. Người ta quan tâm đến cái cụ thể như thế chứ. Kinh tế - xã hội quan trọng nhưng đời sống tinh thần, vật chất và tính mạng của người dân cũng quan trọng lắm các đồng chí à. Chúng ta phải làm, phải chiến đấu thôi", Phó thủ tướng nói, đồng thời chỉ đạo nơi nào tội phạm lộng hành thì nơi đó phải "tính sổ" người đứng đầu. Phó thủ tướng lưu ý lực lượng công an không được bảo kê, dung túng cho tội phạm; phải quyết liệt, đồng bộ để TP.HCM không phải là "túi đựng các loại tội phạm".
Thượng tướng Lê Quý Vương cũng kiên quyết chỉ đạo: "Tới đây phải tập trung rà soát lại toàn bộ các hoạt động có tính chất tổ chức, có băng, có ổ nhóm".
Nạn mua bán người có chiều hướng gia tăng Ngày 15/10, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người các địa phương trọng điểm phía nam". Theo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, 10 tỉnh thành trọng điểm phía nam có nạn mua bán người gồm: Tây Ninh, TP.HCM, Hậu Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tiền Giang và Bình Phước. Tính riêng trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, đã phát hiện 48 vụ, bắt 184 nghi can, giải cứu 263 nạn nhân. Trong đó, tỉnh Tây Ninh phát hiện đến 52 vụ, kế đến là TP.HCM 45 vụ, Đồng Tháp 32 vụ, Kiên Giang 26 vụ... Đối tượng xâm hại của nạn mua bán người chủ yếu là phụ nữ (từ 16 - 25 tuổi) ở nông thôn, vùng sâu vùng xa biên giới, có học vấn thấp, nghèo và cận nghèo. Nạn mua bán người còn hình thành các đường dây tổ chức mua bán bào thai, trẻ sơ sinh tại các bệnh viện ở TP.HCM với giá 30 - 50 triệu đồng/trẻ...
Theo Xahoi
Bị nhắc nợ, vung dao giết người Sáng qua (2-12), HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Thanh Hải (SN 1988, trú ở phố Đỗ Hạnh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tù chung thân về tội "Giết người". Nạn nhân là bà Nguyễn Thị Hoa (trú ở phường Khâm Thiên, quận Đống Đa) - người đáng tuổi mẹ và cũng là người bạn...